Powered by Techcity

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

t1.jpg

Cách đây hơn 70 năm, ngã ba Ba Khe là nơi bị giặc Pháp ném bom ác liệt do đây là giao điểm tiếp viện quan trọng cho chiến trường Điện Biên Phủ từ hướng Đông Bắc. Ngã ba Ba Khe nay là giao lộ với phương tiện tấp nập, nhà cửa mọc san sát, những cửa hàng, cửa hiệu tràn ngập hàng hóa.

Ba Khe xưa kia chứng kiến một ngả tiếp viện từ Lào Cai qua Than Uyên, tới Nghĩa Lộ rồi đến đây như đoàn công tác của Báo Lào Cai đang theo dấu và một ngả đến từ bến phà Âu Lâu, thành phố Yên Bái ngày nay. Ở hướng bến phà Âu Lâu có một phần lớn trong đó là vũ khí do nước ngoài viện trợ (gồm cả Liên Xô) qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đi qua Lào Cai, xuôi sông Hồng theo đường thủy và đường sắt tới trung tâm tỉnh Yên Bái thì quặt vào Ba Khe trước khi sang huyện Phù Yên.

1.jpg

Theo các tài liệu lịch sử và nhân chứng là dân công hỏa tuyến Lào Cai từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta đi tới đâu thì mở rộng đường tới đó để thông tuyến vận tải vũ khí, đạn dược, quân lương. Như lời cụ Trần Định, 87 tuổi, trú tại tổ 11, phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, đầu năm 1953, khi vừa tròn 16 tuổi, cụ đã xung phong vào đội dân công hỏa tuyến để mở rộng đường thông đèo Lũng Lô, tạo điều kiện cho bộ đội ta kéo pháo vượt qua.

2.jpg

Cụ Định bảo, hồi đó không có máy móc, phương tiện hiện đại nào ngoài cuốc, xẻng, xà beng, búa và choòng sắt để đục từng miếng đá bé như nắm tay, vậy mà trong thời gian ngắn cần mẫn suốt ngày đêm, các dân công đã mở rộng được 7 km qua đèo. Cũng tại cung đèo này năm xưa, cụ Phạm Văn Mươn và hàng chục thanh niên xã Võ Lao, huyện Văn Bàn đã tham gia gánh cót từ Phú Thọ qua trong chặng hành quân làm kho gạo dã chiến dọc tuyến đường tiếp viện cho chiến trường Điện Biên Phủ.

“Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ/Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát” (lời thơ Tố Hữu viết về giải phóng Điện Biên), đèo Pha Đin chính là bức tường thành cao nhất mà bộ đội ta phải vượt qua từ hướng Yên Bái. Theo dấu chân dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, xe ô tô của chúng tôi không còn cơ hội đi qua cung đèo lịch sử, vì hơn 10 năm trước, đèo Lũng Lô bị một cơn mưa bão lớn phá ngang, không thể khắc phục nên ngành giao thông phải thiết kế cung đèo mới.

3.jpg

Đèo Lũng Lô là ranh giới giữa tỉnh Yên Bái và tỉnh Sơn La, giao lộ giữa cung đèo cũ và đèo mới phía tỉnh Sơn La địa phương đang xây dựng khu di tích với văn bia bằng đá ghi dấu một thời hào hùng quân và dân ta đã vượt cung đường huyền thoại để tiến về chiến trường Điện Biên. Thời điểm chúng tôi đi qua, di tích đang được đẩy nhanh tiến độ để có thể cắt băng khánh thành đúng dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

4.jpg

Tham quan đèo Lũng Lô cũ cách đó khoảng 2 km, chúng tôi được cảm nhận hết sự hùng vỹ, thấy rõ hơn sự hy sinh, vất vả của dân công hỏa tuyến, chiến sĩ Điện Biên năm xưa đến nhường nào. Từ trên đỉnh nhìn xuống chân đèo là làng bản với những nóc nhà dưới vực sâu hút, trông xa bé như đám hạt sạn, đó là những mái nhà lấp ló giữa những vạt cây cối xanh rì. Gần tới đỉnh, một vết lở núi xé toạc đèo Lũng Lô xưa tạo thành một miệng vực sâu cả trăm mét, rộng ngút tầm mắt.

Phía Sơn La, đèo Lũng Lô thuộc xã Mường Cơi, huyện Phù Yên. Cạnh đỉnh đèo cũ là một thung lũng rộng, khá bằng phẳng là nơi năm xưa bom đạn thù dội xuống như mưa để ngăn quân và dân ta hướng về Điện Biên, nay đang hồi sinh bằng những vườn cam xanh rì rào.

Ông Hoàng Cầm Thu, chủ một trong những vườn cam nơi đây bảo, đất, khí hậu ở khu vực này hợp với trồng cây ăn quả, nhất là cam, quýt. Năm 2023, gia đình thu thu hoạch 40 tấn cam, dự kiến năm nay sản lượng sẽ cao hơn, bởi cam mới ra quả bói 2 đến 3 năm. Ông Thu kể, thi thoảng làm vườn lại gặp vỏ đạn, mảnh bom Pháp năm xưa ném xuống, nhiều năm trước còn cả những bộ phận của xe, pháo hỏng ở nơi này nhưng đã bị người ta lượm đi bán sắt vụn cả.

Cách đây hơn 70 năm, ngã ba Ba Khe là khu vực bị giặc Pháp ném bom ác liệt.jpg

Những vườn cam rộng bạt ngàn hơn phải kể phía dưới chân đèo Lũng Lô thuộc phần đất thôn nông thôn mới kiểu mẫu Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên.

Qua trao đổi, ông Nguyễn Đức Cường, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Nghĩa Hưng cho biết, thôn có 121 hộ thì có 50 ha quýt, trong đó có 1 hợp tác xã trồng 28 ha với chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP.

Miền đất khói lửa năm nào nay đã hồi sinh bằng cuộc sống mới với các chương trình phát triển chăn nuôi, trồng rừng và kinh tế tổng hợp để đời sống của người dân thay đổi từng ngày. Từ đầu năm 2023 đến nay, bà con thôn Nghĩa Hưng đã huy động tới 730 triệu đồng và 1.300 ngày công để cùng nguồn vốn nhà nước đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, nước sinh hoạt, điện chiếu sáng, công trình văn hóa của thôn.

Có mặt tại trụ sở UBND xã Mường Cơi vào cuối ngày, đã hết giờ làm việc nhưng đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Hà Phương vẫn chờ đoàn công tác dù lịch hẹn đã bị đẩy lên 2, 3 lần.

6.jpg

Tiếp sau câu chuyện Nhân dân các dân tộc xã Mường Cơi cùng bộ đội, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch mở đường phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ, Bí thư Đảng ủy Hà Phương thông tin đầy tự hào về những thành tích của xã trong những năm gần đây, đó là xã đầu tiên của huyện Phù Yên về đích nông thôn mới. Đến năm 2023, xã về đích nông thôn mới nâng cao, trước đó, xã có 2 thôn đầu tiên của huyện Phù Yên là thôn Trung Tâm và thôn Tân Trường Hợp về đích nông thôn mới nâng cao.

t2.jpg

Sau khi cung cấp thông tin cho Đoàn công tác Báo Lào Cai về huyện Phù Yên cách mạng, huyện Anh hùng, đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phù Yên Hà Ngọc Áng dặn dò: “Trên đường đi, trước khi đến ngã ba Cò Nòi, các anh nhớ thăm Di tích lịch sử rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhé”.

7.jpg

Bon bon theo Quốc lộ 37 mới được rải thảm bê tông nhựa, chỉ ít phút sau, từ thị trấn Phù Yên chúng tôi đã có mặt ở Di tích Khu rừng “Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Khu di tích lịch sử mới được đầu tư xây dựng trên nền diện tích 8.000 m2, gồm cổng lớn, sân dừng chân và đường đi làm hoàn toàn bằng đá. Điểm nhấn khu di tích chính là đền thờ Đại tướng được xây dựng theo lối kiến trúc nhà sàn rộng gần 200 m2.

8.jpg

Đây là ngôi đền hiếm hoi xây dựng theo kiến trúc nhà sàn, có thể sự tính toán phù hợp với văn hóa của địa phương, nơi có đa phần là đồng bào Mường sinh sống. Ngôi nhà lưng tựa vào núi là cánh rừng nguyên sinh, mặt quay ra thung lũng rộng với Quốc lộ 37 chạy ngang qua.

Ở phần chính điện của ngôi đền thờ là bức tượng đồng Bác Hồ và tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phần cao nhất của vòm đền thờ là hoành phi tạc 4 từ bất hủ của Đại tướng “Dĩ công vi thượng” (tạm dịch là lấy việc nước, việc công, việc dân là trên hết).

Ở dưới gầm sàn ngôi đền là bảo tàng sinh động với rất nhiều hình ảnh ghi lại từ thời kháng chiến chống Pháp của quân, dân địa phương, của huyện Phù Yên và cuộc hành quân của bộ đội ta từ vùng Đông Bắc qua Sơn La để tới chiến trường Điện Biên Phủ.

9.jpg

Đền thờ Đại tướng tại khu di tích được hoàn thành năm 2023 và giao cho Hội Cựu chiến binh xã Gia Phù, huyện Phù Yên quản lý, trông coi. Khi chúng tôi có mặt, ông Đinh Công Són, dân tộc Mường, Chi hội trưởng Chi Hội Cựu chiến binh thôn Bản Nhót, thôn trung tâm của khu rừng và cựu chiến binh Mùi Văn Lý đang ở đây để giám sát việc tu sửa một số hạng mục nhỏ chuẩn bị cho các sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; hướng dẫn du khách dâng hương, giới thiệu về di tích.

Từ khi ngôi đền được đầu tư, dường như mọi đoàn du khách qua Quốc lộ 37 đều ghé thăm, nhất là các cựu chiến binh thường chọn đường này khi về thăm chiến trường Điện Biên Phủ để vào dâng hương trước tượng Đại tướng.

Cách đây hơn 70 năm, ngã ba Ba Khe là khu vực bị giặc Pháp ném bom ác liệt (1).jpg

Theo lời kể của cựu chiến binh Đinh Công Són, thân sinh ông Són là cụ Đinh Công Nhất, đặc công nước tài ba, người từng tham gia nhiều trận đánh đồn Vạn Yên của Pháp bên bờ sông Đà thuộc xã Tân Phong, huyện Phù Yên. Trong một đêm công đồn như thế, từ dưới nước, cụ Nhất đã hy sinh khi giặc Pháp vãi đạn như mưa xuống sông. Thi thể của cụ nổi lên ít ngày sau đó, giặc Pháp cho quân đứng canh và đe dọa xử tử những ai dám đến gần. Không chùn bước, nửa đêm, một số thanh niên, phụ nữ đã khiêng thi thể người thanh niên anh hùng của bản về làm lễ hiếu rồi an táng bên bờ sông Đà, ngay dưới chân đồn Pháp.

Sau này xây dựng đập thủy điện sông Đà, gia đình chưa kịp di chuyển nên mộ cụ Nhất bị chìm sâu dưới lòng hồ. Vào ngày giỗ cụ, gia đình ông Són vẫn làm lễ vọng bên bờ sông ngay giáp với di tích đồn Vạn Yên.

Phát huy truyền thống cách mạng, ông Són nhập ngũ khi đất nước thống nhất song vẫn tham gia một số chiến dịch tiễu phỉ tại biên giới miền trung, thượng Lào trước khi phục viên về công tác tại xã Gia Phù. Niềm tự hào của ông Són vẫn giữ đến nay là bản thân được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp một số lần, trong đó có những năm tháng bảo vệ Đại tướng tại các chiến dịch tiễu phỉ và năm 1977 khi Đại tướng tới thăm Sơn La.

11.jpg

Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phù Yên, Di tích rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp có diện tích 300 ha, trong đó 200 ha thuộc xã Gia Phù, số còn lại thuộc xã Suối Bau, Suối Tọ.

Đầu năm 1954, khi hành quân bí mật từ căn cứ Việt Bắc theo hướng thị xã Nghĩa Lộ qua đèo Lũng Lô để tới chiến trường Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng dừng chân nghỉ ở cánh rừng này. Chính khu rừng cũng là nơi quân ta sau đó ém hàng vạn quân chuẩn bị cho cuộc chiến tổng lực tại chiến trường Điện Biên Phủ. Nhớ ơn Đại tướng và quân đội, bà con các dân tộc xã Gia Phù và các xã lân cận từ mấy chục năm qua đã giữ gìn sự nguyên trạng của khu rừng như rừng cấm, rừng thiêng của vùng. Khu rừng còn có một số tên khác là “Rừng Đại tướng”, “Rừng ông Giáp”, “Rừng che bộ đội’.

Cựu chiến binh Mùi Văn Lý kể rằng, trước khi Nhà nước xây đền thờ Đại tướng tại điểm này, bà con đã có miếu thờ Thần rừng, được Nhân dân trong vùng thường xuyên qua lại bái thỉnh. Ngày lễ cúng rừng Đại tướng hằng năm vào ngày 14 tháng 7 (lịch âm), có năm bà con làm lễ to, mổ mấy trâu, ngựa.

Năm 2008, UBND tỉnh Sơn La công nhận khu rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp cấp tỉnh và đến năm 2020, cùng với nguồn xã hội hóa, địa phương quyết định đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng đền thờ tưởng nhớ vị Đại tướng tài ba từng trực tiếp chỉ huy quân ta làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.

12.jpg

Rời khu di tích lịch sử, cánh rừng Đại tướng, đoàn công tác chúng tôi tiếp tục men theo Quốc lộ 37, đường 13 huyền thoại xưa kia do những dân công hỏa tuyến, bộ đội mở bằng những vết chai sần của đôi bàn tay và của máu, mồ hôi thấm vào lòng đất để hướng về Điện Biên Phủ. Vượt qua hàng chục km đèo dốc hiểm trở chúng tôi mới tới được cầu Tạ Khoa, huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La, cây cầu vượt sông Đà với chiều dài hơn nửa cây số.

Năm xưa nơi này là những thác ghềnh hung dữ, như lời tả trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của cụ Nguyễn Tuân, sẵn sàng nhấn chìm, cuốn trôi bất kể ai ngã xuống nước nhưng nó không đủ để cản bước bộ đội ta dùng bè, mảng để vượt qua để tới chiến trường Điện Biên Phủ. Nhờ dự án thủy điện Sông Đà, cầu Tạ Khoa ngày nay bắc ngang dòng sông nước dâng phẳng lặng, xanh biếc in cả nền trời mây trắng. Các thành viên trong đoàn chúng tôi bị cảnh đẹp hối thúc nên mãi chần chừ mà không để ý mặt trời đã ngả bóng về chiều, như cuộc hành quân thần tốc, đêm nay chắc chắn chúng tôi phải có mặt chân đồi A1. Nhớ đến lộ trình, xe chúng tôi tiếp tục bon trên mặt cầu Tạ Khoa vượt sông Đà mà thấy lòng lâng lâng ngây ngất.



Nguồn

Cùng chủ đề

Học sinh dân tộc thiểu số thích thú với ấn bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”

Từ ngày 22/5, đông đảo người dân địa phương, cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh và sinh viên đã đến Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Lâm Đồng (15 Lê Hồng Phong, thành phố Đà Lạt) để nhận phụ san Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” do Báo Nhân Dân tặng bạn đọc. Chương trình tặng ấn bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Lâm Đồng...

“Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”: Lan toả giá trị lịch sử, văn hóa đất nước Việt Nam

từ khóa : #Chiến thắng điện biên phủ #phim tài liệu #Bộ Văn Hóa #Chiến dịch Điện Biên Phủ Nguồn

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleAfterComment!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterComment,"adsWeb_AdsArticleAfterComment")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleAfterComment").style.display="none"}}); Nguồn

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện...

Với tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, Đảng bộ và nhân dân Liên khu Việt Bắc đã cung cấp, vận chuyển khối lượng không nhỏ nhân lực, vật lực, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'. Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Liên khu Việt Bắc được hình...

https://baolaocai.vn/bai-11-lao-cai-lai-chau-an-tinh-ben-nui-hoang-lien-post383711.html

https://baolaocai.vn/bai-11-lao-cai-lai-chau-an-tinh-ben-nui-hoang-lien-post383711.html Nguồn

Cùng tác giả

Sương muối xuất hiện trên đỉnh Fansipan

Sương muối xuất hiện trên đỉnh Fansipan. Ghi nhận vào thời điểm 6h sáng nay, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan ở mức 2 độ C, sương muối phủ một lớp mỏng trên đường đi, bậc đá lên xuống, sàn gỗ sân tham quan đỉnh Fansipan. Sương muối tạo...

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh mạnh, xuất hiện rét đậm dưới 10 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (23/11), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven...

Bảo Yên chuẩn bị công tác nhân sự Đảng bộ huyện nhiệm kỳ mới

Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng đảng huyện Bảo Yên quan tâm lắng nghe ý kiến Nhân dân. Sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến Nhân dân, nắm bắt dư luận quần chúng Nhân dân, đặc biệt là dựa trên kết quả lãnh...

[Ảnh] Phường Nam Cường – xứng danh là trung tâm khu hành chính mới của tỉnh Lào Cai

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Quang cảnh buổi tập huấn. Tham gia tập huấn, 150 đại biểu thuộc Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao – Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố; Đài Truyền thanh cấp xã của tỉnh được truyền đạt các chuyên đề về:...

Cùng chuyên mục

Sương muối xuất hiện trên đỉnh Fansipan

Sương muối xuất hiện trên đỉnh Fansipan. Ghi nhận vào thời điểm 6h sáng nay, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan ở mức 2 độ C, sương muối phủ một lớp mỏng trên đường đi, bậc đá lên xuống, sàn gỗ sân tham quan đỉnh Fansipan. Sương muối tạo...

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh mạnh, xuất hiện rét đậm dưới 10 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (23/11), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven...

Bảo Yên chuẩn bị công tác nhân sự Đảng bộ huyện nhiệm kỳ mới

Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng đảng huyện Bảo Yên quan tâm lắng nghe ý kiến Nhân dân. Sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến Nhân dân, nắm bắt dư luận quần chúng Nhân dân, đặc biệt là dựa trên kết quả lãnh...

Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Quang cảnh buổi tập huấn. Tham gia tập huấn, 150 đại biểu thuộc Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao – Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố; Đài Truyền thanh cấp xã của tỉnh được truyền đạt các chuyên đề về:...

Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế

Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thếViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng tiếp cận dịch vụ y tế. Tuy vậy, người dân ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và những người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Huyện Bảo Yên tuyên dương hơn 300 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai

Huyện Bảo Yên tuyên dương tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai. Trước đó, từ ngày  8 – 10/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Bảo Yên đã xảy ra mưa lớn kéo dài,...

Dự báo thời tiết Lào Cai đêm 22 ngày 23/11/2024

Dự báo thời tiết cụ thể cho các địa phương trong tỉnh đêm 22 và ngày 23/11/2024: Vùng đồi núi thấp Mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng. Đêm về sáng trời lạnh, có nơi có sương mù. Gió Đông Nam cấp 2. Nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C,...

Tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế

Quang cảnh kỳ họp. Việc sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành và phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong đó, tập trung một số...

Hối hả khôi phục rau màu cung ứng Tết

Những loại rau chính vụ cho Tết được chị Vũ Thị Hồng Nhung xuống giống trên khu đất ruộng cải tạo. Thu hoạch xong hai lứa rau cải trồng sau lũ, chị Vũ Thị Hồng Nhung đã khẩn trương xuống giống su hào, súp lơ, xà lách, những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất