Powered by Techcity

Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

2.jpg

Năm 2021, khi triển khai sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, toàn tỉnh có 270 cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã dôi dư. Sau gần 5 năm sắp xếp, các địa phương đã giải quyết nghỉ hưu 8 người, tinh giản biên chế 132 người, chuyển công chức cấp huyện 10 người, bố trí sắp xếp vị trí công tác khác 104 người. Đến nay, còn dôi dư 16 người, số dôi dư này theo quy định phải thực hiện giải quyết xong trong năm 2024.

Trên thực tế, việc sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã dôi dư có những địa phương sớm hoàn thành theo đúng lộ trình, nhưng vẫn còn nhiều địa phương đang loay hoay thực hiện và còn chưa đạt kết quả theo tiến độ đề ra.

8.jpg

Năm 2020 sau khi sáp nhập, xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai) có 38 cán bộ, công chức, từ đó đến nay dù đã thực hiện nhiều biện pháp để sắp xếp bộ máy, luân chuyên cán bộ nhưng hiện vẫn còn 28 cán bộ, công chức (dôi dư 5 cán bộ so với quy định). Xã hiện đang có 4 đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, ngoài đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã. Để phân công công việc không chồng chéo, Đảng ủy xã phân công 1 đồng chí Phó Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, một đồng chí Phó Bí thư phụ trách tổ chức xây dựng đảng, một phó bí thư phụ trách công tác kiểm ra, giám sát. Xã Quan Hồ Thẩn cũng trong tình cảnh tương tự khi dôi dư hai đồng chí lãnh đạo chủ chốt là Phó Bí thư Đảng ủy xã.

9.jpg

Nếu như sáp nhập địa giới hành chính chỉ là sáp nhập cơ học, thì việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế lại cực kỳ gian nan. Hai xã Lùng Thẩn và Quan Hồ Thẩn sau khi sáp nhập có 85 cán bộ, công chức. Đến nay, vẫn còn dôi dư 15 cán bộ, dù huyện đang tạm phân công nhiệm vụ 13 cán bộ, tuy nhiên số cán bộ này không trong tổng biên chế được giao; vì vậy địa phương vẫn đang chờ hướng dẫn để tính toán chế độ lương, phụ cấp.

20.png

Tại thị xã Sa Pa, tính đến nay đã giải quyết chế độ chính sách và sắp xếp lại vị trí cho 30 cán bộ công chức, còn lại dôi dư 5 người là Phó Bí thư Đảng ủy tại các xã: Hoàng Liên, Mường Hoa, Thanh Bình, Mường Bo, Liên Minh.

Nhìn lại công tác sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức tại các xã điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn huyện giai đoạn vừa qua, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Hà chia sẻ: Thực tế việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức vẫn phát sinh nhưng bất cập. Như việc chuyển một cán bộ khối đảng sang làm công chức nhà nước thì rất khó khăn cho họ về chuyên môn. Đặc biệt là công tác sắp xếp đội ngũ cán bộ đoàn thể, bởi họ là thủ lĩnh trong các phong trào, được hội viên, đoàn viên được bầu tại địa phương nhưng nay lại điều chuyển sang xã khác. Ví dụ như một đồng chí chủ tịch Hội phụ nữ xã dôi dư sau khi sáp nhập xã Lầu Thí Ngài và Lùng Phình phải sắp xếp về làm chủ tịch Hội phụ nữ xã Tả Củ Tỷ, xã thuộc diện xa và khó khăn, phong tục tập quán dân tộc của hội viên phụ nữ hoàn toàn khác biệt… thì rất khó cho công tác vận động tuyên truyền.

Theo báo cáo của Sở Nội vụ, sau gần 5 năm triển khai sắp xếp đơn vị hành chính đến nay, có nhiều địa phương đã hoàn thành sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư, nhưng hiện vẫn còn những đơn vị vẫn gặp khó khăn và chưa hoàn thành, lý do: Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, biên chế CBCC cấp xã đã phải giảm nhiều cùng một lúc, nhưng lại vừa phải thực hiện việc tinh giản 2 biên chế/xã (theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP). Đội ngũ CBCC dôi dư phần lớn là người địa phương, được đào tạo bài bản, có tuổi đời còn trẻ, có tâm huyết tiếp tục muốn cống hiến lâu dài cho địa phương. Tuy nhiên, hiện nay số lượng biên chế tại các xã, cơ quan ở cấp huyện còn trống rất ít do đã bố trí sắp xếp từ năm 2020 đến nay, biên chế ở huyện tiếp tục phải cắt giảm trong giai đoạn 2021 – 2026; Một số vị trí biên chế trống không phù hợp với trình độ của công chức dôi dư; do đó, việc sắp xếp đội ngũ CBCC dôi dư gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình này, Sở Nội vụ đã tham mưu cho UBND tỉnh một số giải pháp, cụ thể: Các huyện, thị xã còn công chức dôi dư sẽ rà soát số công chức không đảm bảo tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn toàn huyện để thực hiện tinh giản biên chế. Sau đó sẽ tiếp tục xem xét bố trí, sắp xếp số công chức dôi dư vào các vị trí trống. Nếu vẫn còn công chức dôi dư thì xem xét bố trí sang huyện khác (nếu công chức có nhu cầu và đơn vị có vị trí việc làm phù hợp) hoặc giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế theo quy định. Đối với cán bộ còn dôi dư (9 Phó bí thư Đảng ủy xã): Tiếp tục rà soát các vị trí lãnh đạo đang trống để thực hiện sắp xếp (nếu phù hợp) hoặc bố trí sang làm công chức cấp xã (Nếu đơn vị còn vị trí và cán bộ có nhu cầu), hoặc giải quyết tinh giản biên chế theo quy định.

10.jpg

Vừa qua, HĐND tỉnh cũng đã tổ chức giám sát chuyên đề về nội dung này, theo đó Thường trực HĐND tỉnh cũng chỉ ra một số bất cập trong sắp xếp tổ chức bộ máy giai đoạn vừa qua, đặc biệt đến nay tỉnh Lào Cai chưa ban hành chính sách liên quan để hỗ trợ CBCC và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp theo Nghị quyết số 35, ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thường trực HĐND tỉnh cũng có báo cáo đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho gia hạn thời gian bố trí, sắp xếp CBCC và giải quyết chế độ, chính sách dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021 đến ngày 31/12/2026.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ đối với CBCC và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp ĐVHC theo đúng tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo phù hợp với thực tế địa phương và đúng quy định của pháp luật. Có phương án điều chỉnh số lượng CBCC cấp xã đối với ĐVHC cấp huyện để thực hiện bố trí, sắp sếp CBCC cấp xã dôi dư do sáp nhập (Si Ma Cai dôi dư 16 CBCC); sớm ban hành tiêu chuẩn CBCC cấp xã theo Nghị định số 33/2023/NĐ-CP để các địa phương thống nhất thực hiện và triển khai việc tinh giản biên chế; sớm cho ý kiến việc xét chuyển cán bộ cấp xã (hiện đang tạm phân công nhiệm vụ tại xã) được chuyển sang công chức xã khi huyện có văn bản đề nghị xét chuyển (nếu còn vị trí công chức xã phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo).

Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14, về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021:

Điều 9. Số lượng lãnh đạo, quản lý và biên chế công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sau khi thực hiện sắp xếp

1. Khi xây dựng đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, phải đánh giá, phân loại, dự kiến bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phù hợp, xác định số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư gắn với việc thực hiện tinh giản biên chế; việc sắp xếp số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải có lộ trình hợp lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục, số lượng vị trí việc làm và tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước và phù hợp với thực tế. Chậm nhất là 05 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành thì số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng công chức, viên chức ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính mới bảo đảm đúng theo quy định.

Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở



Nguồn

Cùng chủ đề

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán...

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ Nguồn

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Sau sáp nhập, dự kiến dôi dư 21.700 cán bộ, công chức

Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội ngày 23/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin về việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025. Một số địa phương có dấu hiệu chần chừ trong sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc sắp xếp, sáp nhập...

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị cải cách tiền lương

Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương trong tháng 5/2024. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 trong đó có nội dung liên quan đến cải cách tiền lương. Theo đó đó, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan khẩn...

Đoàn đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Bát Xát

Kết luận buổi giám sát, ông Vũ Văn Cài, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của địa phương trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính. Đồng thời yêu cầu các thành viên đoàn giám sát tổng hợp ý kiến, đề xuất của địa phương để trình cấp có thẩm quyền xem xét. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề...

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân

Cấp xã là cấp chính quyền đầu tiên tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, việc phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu cải cách hành chính chung của toàn tỉnh. Anh Lừu Văn Trang ở thôn Tả Trang, xã Quang Kim (huyện Bát...

Cùng tác giả

Bảo Yên ban hành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát và nâng cao chất lượng nhà ở chưa đạt chuẩn

Cụ thể, huyện phấn đấu trong năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục 287 nhà bị sập, trôi, đổ hoàn toàn không thể ở được do hoàn lưu bão số 3; còn với 434 nhà bị hư hỏng, sửa chữa sẽ hoàn thành xong trước ngày 31/3/2025. Cùng với...

Tự lực thoát nghèo

Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, năm 2018, anh Cáo xây dựng thêm chuồng trại để nuôi lợn đen bản địa, chủ động phòng dịch, đàn lợn của gia đình luôn duy trì khoảng 50 con lợn thịt. Bên cạnh đó, anh Cáo mở dịch vụ kinh doanh,...

Nhà máy gang thép Lào Cai khởi động trở lại

Tại các phân xưởng, không khí lao động đang bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Nhà máy đang khẩn trương tổ chức chạy thử thiết bị máy móc, hiệu chỉnh tự động hóa và đã thực hiện sấy lò gió nóng. Phóng viên Trung Kiên cho biết: “Tại...

Người đi đầu phong trào dòng họ học tập

Ông Tráng Văn Cường, Trưởng dòng họ học tập họ Tráng, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương cho biết: “Cha ông của chúng tôi lúc nào cũng căn dặn là dù khó khăn bao nhiêu cũng phải cho các cháu đi học chứ không để trường...

Tăng cường hợp tác giáo dục giữa tỉnh Lào Cai và các trường đại học Liên bang Nga

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã giới thiệu chương trình học bổng của Chính phủ Liên bang Nga và Việt Nam cho các chương trình đào tạo nâng cao trình độ, đào tạo ngắn hạn, đào tạo bằng tiếng Anh (hoặc qua phiên dịch); đào tạo từ...

Cùng chuyên mục

Bảo Yên ban hành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát và nâng cao chất lượng nhà ở chưa đạt chuẩn

Cụ thể, huyện phấn đấu trong năm 2024 sẽ hoàn thành việc khắc phục 287 nhà bị sập, trôi, đổ hoàn toàn không thể ở được do hoàn lưu bão số 3; còn với 434 nhà bị hư hỏng, sửa chữa sẽ hoàn thành xong trước ngày 31/3/2025. Cùng với...

Tự lực thoát nghèo

Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo, năm 2018, anh Cáo xây dựng thêm chuồng trại để nuôi lợn đen bản địa, chủ động phòng dịch, đàn lợn của gia đình luôn duy trì khoảng 50 con lợn thịt. Bên cạnh đó, anh Cáo mở dịch vụ kinh doanh,...

Nhà máy gang thép Lào Cai khởi động trở lại

Tại các phân xưởng, không khí lao động đang bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Nhà máy đang khẩn trương tổ chức chạy thử thiết bị máy móc, hiệu chỉnh tự động hóa và đã thực hiện sấy lò gió nóng. Phóng viên Trung Kiên cho biết: “Tại...

Người đi đầu phong trào dòng họ học tập

Ông Tráng Văn Cường, Trưởng dòng họ học tập họ Tráng, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương cho biết: “Cha ông của chúng tôi lúc nào cũng căn dặn là dù khó khăn bao nhiêu cũng phải cho các cháu đi học chứ không để trường...

Tăng cường hợp tác giáo dục giữa tỉnh Lào Cai và các trường đại học Liên bang Nga

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã giới thiệu chương trình học bổng của Chính phủ Liên bang Nga và Việt Nam cho các chương trình đào tạo nâng cao trình độ, đào tạo ngắn hạn, đào tạo bằng tiếng Anh (hoặc qua phiên dịch); đào tạo từ...

Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam – Trung Quốc lần thứ XI

Quang cảnh hội nghị. Tham gia phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh nhấn mạnh: Thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển và đạt nhiều kết quả...

Đại biểu Sùng A Lềnh: Cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo hiện hành

Để hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Sùng A Lềnh cho rằng: Cần cân nhắc quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Đại biểu cũng đề nghị làm rõ một số nội dung như: Việc đăng tải ý...

Ông Đặng Y Quý – người có uy tín ở Ít Nộc

Tiên phong làm chuồng trại gia súc xa nhà, phát triển kinh tế gia đình từ nuôi lợn đen bản địa, trồng cây quế, thảo quả, sa nhân và canh tác lúa nước. Chăm chỉ làm ăn, mỗi năm, gia đình ông Đặng Y Quý cũng thu về...

Sau ngày 08/12/2024 sẽ dừng việc tiếp nhận ủng hộ kinh phí hỗ trợ khắc phục thiên tai

Từ số tiền tiếp nhận được, đến hết ngày 21/11, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã phân bổ hơn 2.040 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai. Số tiền tiếp nhận được phân bổ thành 3 đợt; trong đó, đợt 1...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Tin nổi bật

Tin mới nhất