Powered by Techcity

Bài 2: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

Như tại huyện Bảo Yên, nơi có số dân công hỏa tuyến đông nhất tỉnh đang sinh sống với 34 người thì có đến 27 người là phụ nữ. Đứng thứ nhì là huyện Văn Bàn đang còn 32 người từng đi dân công hỏa tuyến phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ thì có 28 người là phụ nữ.

Từ (3).jpg

Sau khi tỉnh Lào Cai được hoàn toàn giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp (1/11/1950), trong giai đoạn 1950 – 1954, cùng với nhiệm vụ tiễu phỉ, đồng bào các dân tộc Lào Cai nỗ lực đóng góp sức người, sức của phục vụ Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10 năm 1952) và Chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong những năm tháng ấy, với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, nhiều cô gái Lào Cai tuổi mười tám, đôi mươi ở các bản làng, thôn xóm đã nô nức xung phong lên đường gánh gạo, vận chuyển lương thực, vũ khí ra chiến trường. Câu chuyện về ý chí, tinh thần yêu nước của những nữ dân công hỏa tuyến năm xưa khiến chúng tôi vô cùng cảm phục.

1.jpg

Từ xa nhìn lại, xã Dương Quỳ mang vẻ đẹp bình yên với những nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày tựa lưng vào dãy núi cao, phía trước là cánh đồng xanh mướt lúa đương thì con gái. Dương Quỳ không chỉ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa mà còn giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, gắn với những chiến công của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Ở nơi ấy, bao lớp người đã một lòng theo cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng và lời kêu gọi của Bác Hồ lên đường tham gia kháng chiến, giải phóng quê hương.

2.jpg

Năm nay đã bước sang tuổi 92, mặc dù lưng đã còng, đôi mắt không còn tinh tường như xưa nhưng cụ Hoàng Thị Thong, dân tộc Tày ở thôn Nà Có vẫn còn khỏe và có thể giúp con cháu những việc nhỏ trong gia đình. Đặc biệt, ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Thong vẫn không quên những kỷ niệm của một thời thanh niên cách đây hơn 70 năm làm giao liên, rồi tham gia dân công hỏa tuyến gánh gạo nuôi bộ đội đánh thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ.

Ngồi bên khung cửa nhà sàn, nhìn về phía dãy núi Gia Lan hùng vĩ quanh năm mây phủ, cụ Thong nhớ lại: “Trước năm 1950, thực dân Pháp đô hộ ở Dương Quỳ và xây đồn bốt rất kiên cố. Dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến, đời sống Nhân dân vô cùng khổ cực. Căm thù bọn giặc tàn ác, gieo rắc đau thương trên quê hương mình, năm 16, 17 tuổi, tôi đã tham gia làm giao liên cho bộ đội, thực hiện nhiệm vụ bí mật vận chuyển tài liệu, thư từ cho cán bộ, bộ đội trong vùng. Tài liệu giấu kỹ trong người để không bị địch phát hiện, tôi chọn đường rừng mà đi, xuyên rừng, vượt núi sang tận khu vực Nậm Miện, Nậm Khắp, Long Vảng, Đán Lăm… Có chuyến vừa giao xong tài liệu cho bộ đội trở về nhà lúc nửa đêm lại nhận nhiệm vụ đi tiếp. Cứ như vậy 3 năm liền, tôi không đánh mất hay thất lạc một phong thư, một giấy tờ nào”.

Ngày 16/11/1950, quân ta chiến thắng đồn Dương Quỳ, huyện Văn Bàn được hoàn toàn giải phóng, các thôn xóm vỡ òa trong niềm vui. Tuy nhiên, giặc Pháp vẫn còn chiếm đóng ở nhiều nơi, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn ngày càng khốc liệt. Thời gian sau đó, cô giao liên xinh nhất bản Hoàng Thị Thong lại xung phong đi dân công gánh gạo phục vụ bộ đội chiến đấu ở chiến trường.

“Từ kho lương thực ở khu vực Bản Noỏng, xã Khánh Yên Thượng, mỗi người gánh 20 – 30 kg gạo đi theo đường rừng sang tận Than Uyên. Từng làm giao liên, hay đi rừng núi, thông thạo địa hình nên tôi được bộ đội chọn làm người gánh gạo dẫn đường cho cả đoàn dân công. Để tránh máy bay địch phát hiện, đoàn dân công chủ yếu đi vào ban đêm. Vất vả nhất là khi vượt đèo Khau Co hiểm trở, trong rừng đầy vắt và muỗi. Một lần gánh gạo đến Than Uyên thì tôi bị ốm, sốt suốt một tuần. Nhờ bộ đội và bà con chăm sóc, ngay khi khỏe lại, tôi tiếp tục theo đoàn gánh gạo phục vụ quân ta đánh Pháp”. Cụ Thong cười nheo khóe mắt, răng đen cắn chỉ môi trầu, ánh mắt rưng rưng tự hào về một thời tuổi trẻ.

3.jpg

Cũng ở bản Nà Có, chúng tôi gặp cụ La Thị Hương, cách đây hơn 70 năm cũng tham gia lực lượng dân công hỏa tuyến gánh gạo nuôi quân. Thật vui vì cụ Hương năm nay đã 93 tuổi, lưng đã còng rạp nhưng giọng nói vẫn trong như tiếng suối Chăn. Nghe chúng tôi hỏi những kỷ niệm khi gánh gạo cho bộ đội, cụ Hương rưng rưng: Ngày ấy chẳng ai bắt đi, nhưng tôi thương bộ đội đi đánh giặc vất vả, ngủ núi, nằm rừng, ăn uống thiếu thốn nên xung phong đi gánh gạo ra chiến trường. Khi còn ở nhà cũng có lần gặp bộ đội đi qua, tôi lấy ống tre đựng cơm đưa cho các anh ăn khi hành quân. Những lần gánh gạo, chúng tôi chia từng tốp 5 người đi cùng nhau cho khỏi lạc, mặc dù chủ yếu gánh gạo ban đêm nhưng vẫn lấy lá rừng cài lên mũ, áo để máy bay địch không phát hiện được…

4.jpg

Tiếp tục tới bản Chom, xã Yên Sơn, huyện Bảo Yên, chúng tôi đã được gặp cụ Lương Thị Nhót, 89 tuổi, dân tộc Tày – người hơn 3 tháng tham gia dân công hỏa tuyến. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, cụ Nhót gánh quân lương từ Lào Cai đi Sa Pa rồi tới ngã ba Bình Lư (huyện Tam Đường), huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu và nhập gạo vào kho nơi đây. Cụ Nhót kể rằng đi gánh gạo có nhiều gian lao, vất vả nhưng ai cũng thấy vui vì cả làng, bản, chị em phụ nữ đều rủ nhau đi cùng đợt.

Từ (7).jpg
t2.jpg

Khi sưu tầm những tài liệu lịch sử về những đoàn dân công hỏa tuyến phục vụ cho chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, chúng tôi đã đến vùng đất Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên. Cách đây hơn 70 năm, các xã dọc theo con suối Nặm Luông là Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Tiến chưa chia tách như bây giờ mà gọi chung tên gọi Nghĩa Đô. Điều đặc biệt là ở vùng đất này, lực lượng tham gia dân công hỏa tuyến chủ yếu là nữ thanh niên dân tộc Tày. Đến nay, đa số những người tham gia dân công hỏa tuyến năm xưa đều đã không còn, một số cụ còn sống cũng đều ngoài 90 tuổi.

Trong câu chuyện về những tháng ngày làm dân công hỏa tuyến gánh gạo nuôi quân, chúng tôi không chỉ xúc động về những gian khó, vất vả các cụ đã trải qua, mà còn cảm phục ý chí, tinh thần lạc quan của một lớp thanh niên sẵn sàng hi sinh cả tuổi xuân để giải phóng dân tộc. Nhưng cũng chính trong mưa bom, bão lửa, hiểm nguy rình rập, có những hạnh phúc đã nảy mầm, những tình yêu được thắp lửa đẹp như những đóa hoa ban rừng.

5.jpg

Trò chuyện với chúng tôi, cụ Hoàng Thị Tiên, 91 tuổi, nhà ở bản Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên do tuổi cao, sức yếu, không chia sẻ được nhiều kỷ niệm, nhưng chồng là cụ ông Hoàng Văn Rận, 94 tuổi vẫn còn minh mẫn và nhớ rõ bao ký ức năm nào. Cụ Rận bảo sau năm 1952, cụ đã có 2 đợt tham gia gánh gạo nuôi quân, mỗi đợt gánh 20kg gạo đi hơn một tuần từ Bảo Hà xuyên rừng vượt núi mới đến điểm tập kết tại khu vực Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái bây giờ). Ngày ấy tuy bà Tiên ở cùng bản nhưng hai người chỉ biết mặt nhau, qua những chuyến gánh gạo đêm xuyên rừng, hai người mới dần trở nên thân thiết. Chàng trai bản khỏe mạnh, vạm vỡ Hoàng Văn Rận đem lòng yêu tha thiết cô dân công xinh đẹp Hoàng Thị Tiên. Giữa những năm tháng bom đạn năm 1953, hai người tổ chức đám cưới đơn sơ mà ấm áp.

7.jpg

Đến Bản Rịa, xã Nghĩa Đô, chúng tôi cũng vô cùng xúc động khi nghe câu chuyện của cụ Nguyễn Thị Quỳnh, 92 tuổi. Năm 18 tuổi, cô thanh niên Nguyễn Thị Quỳnh xung phong đi dân công gánh gạo đến tận khu vực làng Thìu thuộc huyện Lục Yên. Gánh gạo chủ yếu ban đêm, những hôm không có trăng sáng thì đốt đèn mà đi, nghe thấy tiếng máy bay địch bay xa xa là phải tắt đèn ngay để đảm bảo bí mật. Cũng trong những ngày tháng gian khó ấy, cô gái Nguyễn Thị Quỳnh và chàng trai người Tày tên Ma Văn Than đem lòng yêu nhau. Cưới xong mới được vài tháng thì hai người tạm xa nhau, một người tiếp tục đi dân công hỏa tuyến, một người xung phong vào bộ đội lên đường đánh Pháp, tiễu phỉ, rồi đánh giặc Mỹ xâm lược. Chung thủy chờ đợi chồng, đến tận 8 năm sau, ông Than mới trở về trong niềm vui và hạnh phúc đoàn tụ. Bao nhiêu bom đạn của quân thù cũng không thể nào cắt đứt được tình yêu của hai người.

6.jpg

Câu chuyện về tình yêu trong thời chiến tranh của cụ Hoàng Thị Tiên – Hoàng Văn Rận và cụ Nguyễn Thị Quỳnh – Ma Văn Than ấy khiến tôi nhớ đến mối tình trong sáng đẹp như ánh trăng đại ngàn của cô thanh niên xung phong xinh đẹp tên Nguyệt với chàng lính lái xe tên Lãm trong tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Những tình yêu có thật không phải trong tiểu thuyết càng khiến chúng tôi thêm khâm phục ý chí, nghị lực, tinh thần lạc quan của một thế hệ thanh niên sẵn sàng hi sinh tuổi xuân và hạnh phúc riêng vì Tổ quốc.

T3.jpg

Trên hành trình tìm gặp những nữ thanh niên tham gia dân công hỏa tuyến phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây hơn 70 năm, chúng tôi không chỉ được nghe nhiều câu chuyện xúc động các cụ kể lại, mà còn hiểu thêm về lịch sử đáng tự hào và những đổi thay của những vùng quê cách mạng năm xưa. Giữa cái nắng của những ngày tháng 5 lịch sử, cụ Nguyễn Thị Quỳnh ở xã Nghĩa Đô cười bảo với chúng tôi là những nữ dân công hỏa tuyến cuối cùng rồi cũng về với đất trời, thật tự hào, phấn khởi khi đất nước hòa bình, quê hương đổi mới, bà con đều ấm no, hạnh phúc.

Xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn..jpg

Nghệ nhân ưu tú Ma Thanh Sợi ở bản Rịa, xã Nghĩa Đô là người dành cả đời nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ những giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc, cũng là người am hiểu về lịch sử vùng đất “cửa ngõ” của tỉnh chia sẻ: “Cách đây hơn 70 năm, bao thanh niên người Tày, người Mông, người Dao nơi đây đã xung phong lên đường đánh giặc cứu nước, tham gia dân công hỏa tuyến gánh gạo nuôi quân, mở đường cho bộ đội tiến lên. Người ở hậu phương thì tăng gia sản xuất góp thóc, góp ngô cho bộ đội đánh giặc. Thế hệ sau của những nữ dân công hỏa tuyến năm xưa người thì đi bộ đội, người thì làm cán bộ, đảng viên, đều gương mẫu, đoàn kết xây dựng quê hương”.

Có dịp về vùng đất này trong không khí cả nước đang tưng bừng hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, thật tự hào khi nghe anh Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô thông tin: Đồng bào các dân tộc bên dòng Nặm Luông không chỉ dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, mà còn năng động, sáng tạo trong lao động, xây dựng nông thôn mới. Năm 2023, cụm homestay xã Nghĩa Đô vinh dự là một trong hai điểm du lịch homestay của Việt Nam đạt giải thưởng “Homestay ASEAN”. Cùng dọc theo dòng Nặm Luông, đến nay xã Tân Tiến, Vĩnh Yên phát triển mạnh về kinh tế rừng, trở thành vùng trồng quế lớn nhất của huyện Bảo Yên, giúp đời sống Nhân dân ngày càng no ấm.

9.jpg

Không chỉ ở vùng đất bên dòng Nặm Luông, huyện Bảo Yên, mà trong những năm qua, đồng bào các dân tộc ở những vùng quê cách mạng và khắp các xã, thôn, bản trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, tích cực xây dựng cuộc sống mới, làm cho quê hương thêm giàu đẹp.

Đón xem bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co



Nguồn

Cùng chủ đề

Sáng nay diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lễ kỷ niệm được phát thanh và truyền hình trực tiếp bắt đầu từ lúc 9h00.Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (số 1 Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng...

Khí thế hào hùng từ các di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 16/7, Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến tham quan một số di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Điện Biên: Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đồi A1; Hầm Đờ Cát; Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, các...

Hai lần về với Điện Biên

Tháng 5/2024, Nhân dân cả nước hướng về ngày kỷ niệm quan trọng của đất nước tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024), buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chế độ cai trị tại Việt Nam nói riêng, Đông Dương nói chung. Ngay từ trung tuần tháng 4, Ban Biên tập Báo Lào Cai đã cử nhóm phóng viên...

“Dấu ấn Điện Biên trong Điện ảnh”: Lan toả giá trị lịch sử, văn hóa đất nước Việt Nam

từ khóa : #Chiến thắng điện biên phủ #phim tài liệu #Bộ Văn Hóa #Chiến dịch Điện Biên Phủ Nguồn

Tìm về “cửa gió”

window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_SdaArticleAfterComment!="undefined"){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment,"sdaWeb_SdaArticleAfterComment")}else{document.getElementById("sdaWeb_SdaArticleAfterComment").style.display="none"}}); Nguồn

Cùng tác giả

Bắc Hà tập trung đào tạo nghề, giải quyết việc làm để giảm nghèo bền vững

(Ảnh minh họa) Địa phương cũng phấn đấu 100% lao động có nhu cầu tìm việc làm đều được tiếp cận các thông tin tuyển dụng. Năm 2025, huyện sẽ tập trung giải quyết việc làm cho trên 1.400 lao động; mục tiêu là mỗi hộ gia đình thuộc hộ...

Lào Cai chủ động sản xuất chuối giống kháng bệnh vàng lá Panama

Nếu hoạt động hết công suất, phòng nuôi cấy mô của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh có khả năng sản xuất tối đa lên đến hàng triệu cây giống mỗi năm. Từ giữa năm nay, gen kháng bệnh vàng lá Panama đã được chuyển giao thành...

Cô giáo tổng phụ trách đội nhiệt huyết ở vùng cao Lùng Thẩn

Chiếc khăn quàng đỏ, chiếc bút bi, hay đơn giản chỉ là một tràng pháo tay dành cho các bạn trả lời đúng câu hỏi. Phần khởi động đầu giờ như thế khiến mỗi tiết học iáo dục công dân của cô giáo Hoàng Ngọc Ánh trở nên sôi nổi, hấp...

Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động ngoài tỉnh

Không có điều kiện theo học các trường ngoài tỉnh, Hoàng Thị Huyền, dân tộc Tày chọn Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng liên kết đào tạo với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai tổ chức. Sang năm thứ hai, Huyền học chuyên sâu về...

UBND tỉnh Lào Cai họp bàn về danh mục các công trình bị hư hỏng do bão số 3 cần ưu tiên sửa chữa

CTTĐT - Chiều ngày 24/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc họp nghe các sở, ngành liên quan báo cáo kết quả rà soát, tổng hợp các danh mục công trình bị hư hỏng do bão số 3 (bão Yagi) cần ưu tiên sửa chữa. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham...

Cùng chuyên mục

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan dưới trời -1 độ C

Sáng 23.12, nhiệt độ giảm xuống -1 độ C khiến băng giá tiếp tục xuất hiện trên đỉnh Fansipan (Sa Pa). Thông tin từ Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa, vào khoảng hơn 6h sáng nay (23.12), trên đỉnh Fansipan tiếp tục xuất hiện băng giá. Ảnh: Xuân Hương Do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh Lào Cai nhiều mây, không mưa, gió...

Hoa tam giác mạch nhuộm sắc cao nguyên trắng Bắc Hà

Những bông hoa tam giác mạch bung nở nhuộm màu một vùng đồi rộng lớn ở cao nguyên trắng Bắc Hà. Nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 20 km về phía Tây Bắc, trên thửa đồi của xã Tả Van Chư nhuộm tím bởi sắc màu của hoa tam giác mạch. Đầu tháng 12, khi cái rét đã về cũng là lúc mùa tam giác mạch nở rộ bạt ngàn giữa biển mây trắng bồng bềnh. Khi đến đây,...

Top 6 khách sạn có view săn mây đẹp nhất Sa Pa

6 khách sạn, khu nghỉ dưỡng có view đẹp để có thể đón mây sớm, ngắm bình minh và hoàng hôn trên núi ở Sa Pa. Top những khách sạn có thể đón mây sớm, ngắm bình minh và hoàng hôn tại Sa Pa. Ảnh: Hà Hotel De La Coupole - MGallery Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp văn hóa vùng cao, kết hợp với kiến trúc Châu Âu lộng lẫy, De La Coupole - MGallery Sa Pa mang tới trải nghiệm...

Báo nước ngoài khen ngợi cảnh đẹp và văn hóa Sa Pa

Từ ruộng bậc thang đến những phiên chợ tình, Sa Pa khiến du khách khắp nơi đến đây đều đắm chìm vào vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa độc đáo. Thiên nhiên hoang sơ ở Sa Pa. Ảnh: Erika Na Bài viết là những chia sẻ của Erika Na, một cây viết của Southern China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) mới đăng tải đầu tháng 10. Du khách đến miền bắc Việt Nam không chỉ ghé thăm Hà Nội, Hạ Long mà còn có...

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao. Sa Pa đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc luôn...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Tin nổi bật

Tin mới nhất