Powered by Techcity

Bài 1: Bản Pa Dí có “cây hai ngàn lá”

Men theo những vần thơ dung dị, chất thơ đầy hào sảng, về một mạch nguồn dân ca Pa Dí, xoải dọc đường thu Tây Bắc, ngược miền sương núi nhọn, chúng tôi đến quê hương “cây hai ngàn lá” khi cúc quỳ dọc ven đường lên Mường Khương chớm nở hoa vàng.

4.jpg

Mỗi khi nhắc đến tộc người Pa Dí, trong trí nhớ của tôi mường tượng ngay ra chiếc mũ hình mái nhà đội trên đầu của người phụ nữ. Hình ảnh ấy rất dễ gặp trong những chuyến vào bản làng của người Pa Dí, hoặc bất chợt gặp ở chợ phiên Mường Khương. Nếu như ở các cô gái Hà Nhì là những búi tóc giả tết rất to trên đầu, phụ nữ Dao đỏ là chiếc mũ rực rỡ với những tua rua đủ màu sắc… thì với phụ nữ dân tộc Pa Dí “lênh khênh” trên đầu là chiếc mũ dài cao và nhọn, mô phỏng hình mái nhà.

5.jpg

Đi tìm câu trả lời cho vẻ độc đáo của những “mái nhà” trên đầu của phụ nữ Pa Dí chúng tôi tìm đến nhà bà Pờ Chin Dín, ở Chúng Chải B, thị trấn Mường Khương thì được lý giải rằng, người Pa Dí quan niệm “đàn bà xây tổ ấm” nên chiếc mũ đội đầu truyền thống mô phỏng mái nhà – nơi mà người phụ nữ trong gia đình có thiên chức “giữ lửa”…

Theo phong tục truyền thống của người Pa Dí, khi đón con dâu về nhà chồng, mẹ chồng thường may tặng con dâu một chiếc mũ truyền thống của dân tộc mình là mũ hình mái nhà với mong muốn người con dâu sẽ đem lại phúc lộc cho gia đình nhà chồng.

ảnh thay.jpg

Tôi còn nhớ, dạo trước, có lần tôi được bà Pờ Chản Lền, người chuyên làm trang phục áo mũ dân tộc Pa Dí ở thôn Cốc Ngù, xã Nậm Chảy cắt nghĩa về chiếc “mái nhà” đặc biệt này rằng: Người Pa Dí thường dựa vào màu sắc trang phục và kiểu đội mũ mái nhà để phân biệt được giữa người trẻ và người già, người chưa có chồng và người đã có chồng. Nếu là may trang phục cho các cô gái thì người mẹ vẫn sử dụng vải chàm đen làm chất liệu chính để cắt may áo, váy và các phụ kiện đi kèm khác như khăn buộc tóc, mũ mái nhà. Chỉ thêu sử dụng màu sắc tươi sáng hơn chủ yếu dùng màu chỉ, xanh, đỏ, trắng, vàng…

6.jpg

Trở lại câu chuyện với bà Pờ Chin Dín, chúng tôi nghe bà kể hồi còn bé, bà đã yêu thích may vá, thêu thùa, nên khi mới 13 – 14 tuổi bà đã tự học may. Chính từ niềm yêu thích và đam mê, bà Dín mày mò rồi tự tập cắt vải, tự nhìn vào váy áo mẫu và thêu. Chỗ nào chưa biết, bà hỏi mẹ và chị gái. Cứ thế, tay nghề may vá của bà thành thạo theo năm tháng, lớn lên cùng bà… Ban đầu, bà tự may thêu quần áo cho chính mình, khi lập gia đình, bà lại may quần áo cho chồng, cho các con… Hễ rảnh rỗi bà lại lạch cạch bên chiếc máy khâu, miệt mài với cây kim, sợi chỉ.

9.jpg

Bà Dín còn tận tình hướng dẫn bà con Pa Dí may thêu. Ở Chúng Chải B, những ai yêu thích thêu, may bà đều nhiệt tình hướng dẫn, bởi bà trăn trở, mong muốn thế hệ sau không làm mai một truyền thống dân tộc.

10.jpg

Bộ trang phục dân tộc Pa Dí hoàn chỉnh gồm váy, áo, mũ có giá gần chục triệu đồng. Bà phải làm mất nhiều tháng, trong đó chiếc mũ hình mái nhà cần sự tỉ mỉ và ngốn thời gian nhất, bởi vì để có được một chiếc mũ đội đầu hình mái nhà đúng kiểu truyền thống, người Pa Dí dùng khăn quấn đầu, dây cuốn tóc, khăn che trán và khăn che gáy. Ở đầu khăn che gáy, trang trí các tua tròn làm từ sợi bông hoặc len nhiều màu.

Chiếc mũ có hình mái nhà được làm từ vải bông dệt thủ công đã nhuộm chàm. Phụ nữ Pa Dí rất khéo léo ghép và phết hồ sáp ong nhiều lượt để cứng mũ, khi trời mưa, đội mũ không thấm nước. Phần trước trán được trang trí công phu bằng bạc trắng theo hình sin, tượng trưng cho những hạt ngô, hạt gạo. Phần trên được làm bằng vải lanh hoặc bông có cuốn sợi dây bạc lấp lánh. Mặt sau có khuôn bạc hình chữ nhật được thêu hình chim muông, cây cối thể hiện cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Khi đội mũ, phụ nữ Pa Dí búi cao tóc trên đỉnh đầu, úp phần trên của mũ lên. Phần dưới cuộn tròn giữ tóc và mũ, giúp các cô gái Pa Dí khi đi hội hoặc đi làm vẫn cử động thoải mái mà không bị xô lệch.

8.jpg

Ngoài thêu, may trang phục truyền thống, bà Pờ Chin Dín còn biết hát dân ca. Bà Dín vừa nói chuyện với chúng tôi, vừa lấy chiếc đàn tròn trong chiếc tủ gỗ của gia đình và đưa cho chúng tôi xem. Đàn tròn là nhạc cụ để biểu diễn dân ca Pa Dí, làm bằng gỗ, có 4 dây, phần đầu mang hình đầu rồng, tượng trưng cho sức mạnh của sự sống, sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng.

Mê nhạc cụ dân tộc, yêu văn hóa truyền thống từ thời niên thiếu, bà Dín đã gắn bó cuộc đời mình với chiếc đàn tròn từ khi 15 tuổi cho đến tận bây giờ. Bà Dín kể: Hồi bé, tôi thường theo anh chị đi xem biểu diễn dân ca và lén tập đàn những lúc anh chị giải lao, nên tôi biết chơi đàn và đam mê chơi đàn ngấm vào người lúc nào không hay.

11.jpg

Đến giờ, bà Dín đã chơi thành thạo đàn tròn, thuộc nhiều bài dân ca Pa Dí, trong đó bà thuộc lời khoảng 10 bài dân ca cổ, đó là các bài hát về 12 tháng và các mùa trong năm, 12 con giáp, các bài ca về đời sống của người Pa Dí. Người Pa Dí không có chữ viết riêng nên lời ca, tiếng hát đều được truyền miệng, qua nhiều thế hệ. Vì biết nhiều bài hát cổ nên các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương, bà đều được mời tham gia.

Lời cổ bài hát dân ca Pa Dí khó học và khó dịch nghĩa. Nếu là người không biết hát dân ca sẽ không thể dịch được nghĩa của lời bài hát…

Bà Pờ Chin Dín cho biết

12.jpg

Là người con của bản Pa Dí, ông Pờ Vần Nam, năm nay sắp bước vào cái tuổi “tri thiên mệnh”. Mang gen nghệ thuật từ bố của mình – nhà thơ Pờ Sảo Mìn, quá trình học Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Hoàng Liên Sơn, rồi học lên Đại học Văn hóa Hà Nội, sau khi tốt nghiệp, ông Pờ Vần Nam về “đầu quân” cho ngành văn hóa huyện Mường Khương. Góp sức bảo tồn văn hóa các dân tộc tại địa phương, trong đó có dân tộc Pa Dí, trải qua những nấc thang của cuộc sống, ông Pờ Vần Nam hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao – Truyền thông huyện Mường Khương.

Cách đây tròn 30 năm, ông Pờ Vần Nam đã rong ruổi các bản làng tìm hiểu, sưu tầm và ghi chép lại vốn văn hóa bản địa của đồng bào các dân tộc tại Mường Khương. Thế nhưng, lúc bấy giờ, máy tính chưa phổ biến, lại ghi chép bằng tay nên có nhiều tài liệu đã thất lạc, không tìm thấy lại được nữa.

13.jpg

Qua quá trình tìm hiểu, ông Nam nhận thấy, nét độc đáo nhất trong văn hóa của người Pa Dí là trang phục, dân ca, dân vũ. Bởi vậy, nhiều chất liệu văn hóa truyền thống của người Pa Dí đã được tái hiện, xây dựng thành tác phẩm nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và đương đại, được biểu diễn nhiều nơi như tác phẩm của nghệ sỹ múa Trương Đức Cường.

Người Pa Dí gìn giữ văn hóa dân tộc tương đối tốt, chịu khó, chăm chỉ nên đời sống kinh tế khá. Trước đây, tôi nói tiếng Nùng theo ngôn ngữ của mẹ, sau khi đi làm mới lên bản để học tiếng Pa Dí theo dân tộc của bố.

Ông Pờ Vần Nam chia sẻ.

Trăn trở câu chuyện bảo tồn văn hóa, ông Pờ Vần Nam chia sẻ: Tôi cũng từng nhiều lần tham gia các lớp tập huấn nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu văn hóa dân tộc Pa Dí. Tuy nhiên, trước thăng trầm của thời gian, tôi vẫn luôn đau đáu mong sao văn hóa truyền thống của dân tộc mình được bảo tồn và gìn giữ một cách hiệu quả nhất, từ đó lan tỏa và phát huy trong đời sống của cộng đồng người Pa Dí.

Người Pa Dí sinh sống tập trung chủ yếu ở xã Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương. Người Pa Dí có phong tục ăn tết (kin cheng) vào 23/6 âm lịch, tổ chức đu quay, đàn, hát dân ca… Người Pa Dí cũng có một số nghề thủ công truyền thống như chạm khắc bạc, làm hương, nấu rượu, làm điếu cày.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đạt được những kết quả quan trọng

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ III, năm 2019, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo đạt được kết quả nổi bật, nhất là ở địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Đời sống của...

Sa Pa: Bàn giao 2 nhà theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ

Được khởi công từ tháng 6/2024, đến nay, hai ngôi nhà của hộ ông Hạng A Mảo và Hạng A Chứ, tổ 2, phường Sa Pả đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng và đưa vào sử dụng. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle1!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle1,"adsWeb_AdsArticleMiddle1")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle1").style.display="none"}}); Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, UBND phường Sa Pả cũng huy động các lực lượng và người dân tham gia góp công hỗ trợ hai...

https://baolaocai.vn/anh-an-tuong-trang-phuc-cua-dan-toc-doi-mu-hinh-mai-nha-o-muong-khuong-post386004.html

https://baolaocai.vn/anh-an-tuong-trang-phuc-cua-dan-toc-doi-mu-hinh-mai-nha-o-muong-khuong-post386004.html Nguồn

Lào Cai: Phụ nữ dân tộc thiểu số phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã xác định tập trung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Trong quá trình đó, phụ nữ vùng đồng dân tộc thiểu số đã thể hiện rõ vai trò trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập tại chỗ. ...

Ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” tại xã Tòng Sành

Thông qua mô hình giúp phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và kịp thời lên tiếng, tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_SdaArticleAfterBody!="undefined"){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterBody,"sdaWeb_SdaArticleAfterBody")}else{document.getElementById("sdaWeb_SdaArticleAfterBody").style.display="none"}}); Nguồn

Cùng tác giả

Tăng cường loại trừ uốn ván sơ sinh

Quang cảnh hội thảo. Dù đã duy trì được thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh, nhưng hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn ghi nhận ca mắc và tử vong. Từ năm 2016 đến tháng 9/2024 đã ghi nhận 35 trường hợp mắc và 5 trường...

Trịnh Tường tập trung triển khai nguồn vốn hỗ trợ sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS

Được sự tuyên truyền, vận động của cán bộ khuyến nông xã, năm 2024, gia đình anh Lò Láo Tả ở thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng hơn 100 gốc cây chanh leo.  Anh Tả cho biết, tuy là giống cây trồng mới với bà con vùng cao; tuy nhiên, cây chanh leo cũng không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật cũng như công chăm sóc. Nhờ...

Lào Cai: mưa lớn gây ngập úng, sạt lở tại nhiều vị trí

Suốt cả tuần qua, hàng nghìn lượt người dân và máy móc đã nỗ lực cải tạo lại các diện tích đất nông nghiệp để khôi phục lại sản xuất sau mưa lũ, thế nhưng giờ này, tất cả lại đang chìm trong biển nước. Xã Quang Kim...

Bàn giải pháp phục hồi kinh tế sau cơn bão số 3

Tại các tổ thảo luận, ý kiến của các đại biểu tập trung đánh giá những thiệt hại của hoàn lưu cơn bão số 3 và công tác khắc phục hậu quả trên các lĩnh vực như: giao thông, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc, nhất...

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình...

Cùng chuyên mục

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Hấp dẫn Hội An | Báo Lào Cai điện tử

Giếng cổ nghìn năm Không chỉ nhà cổ mà đến với Hội An, du khách còn được chiêm ngưỡng những giếng cổ. Điển hình như giếng cổ Bá Lễ, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ này đã tồn tại hơn nghìn năm qua, không chỉ là chứng nhân lịch sử của bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối...

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai. Lợn cắp nách (hay lợn Mường Sapa, lợn lửng, lợn còi, lợn rì) được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Đặc sản lợn cắp nách Lào Cai được người miền núi nuôi kiểu thả rông, chỉ nặng chừng 10 kg, bé nhỏ....

TripAdvisor bình chọn Cuba là điểm đến văn hóa số 1 thế giới

Theo bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor, Cuba là điểm đến văn hóa số một trên thế giới, hạng mục tính đến trải nghiệm tại các bảo tàng, di tích lịch sử và truyền thống địa phương. Khách du lịch tại La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/ TTXVN Nhân sự kiện này, trên tài khoản mạng xã hội X, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cho biết du khách đến thăm đảo quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất