Powered by Techcity

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

PV: Thưa bà, trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách nào để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Triển khai thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật liên quan đến việc thực hiện bình đẳng giới, như Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững…

Đặc biệt, phải kể tới các chương trình, đề án cụ thể có nội dung liên quan giới, bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi như: Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025”, Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020”; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong thời kỳ mới”; Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 – 2025”…

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có một số dự án trực tiếp tác động tới mục tiêu bình đẳng giới, bao gồm lĩnh vực phát triển giáo dục đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể: Dự án “Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”; dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” và Tiểu dự án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”.                    

Từ các chính sách thiết thực dành cho vùng đồng bào DTTS, thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế – xã hội đã tác động tích cực tới công tác bình đẳng giới vùng DTTS, tạo ra những chuyển biến nhất định trong kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới.

PV: Trong những năm gần đây, mặc dù nước ta đã đạt được những mục tiêu quan trọng trong công tác bình đẳng giới, tuy nhiên nhiều chỉ tiêu về y tế, lao động, việc làm vẫn còn thấp, bà đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Việt Nam là một trong những quốc gia sớm có cam kết chính trị trong việc đảm bảo bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng như giữa các dân tộc. Hiến pháp quy định công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Sự bình đẳng không chỉ được ghi nhận trong luật pháp mà còn được cụ thể hoá thông qua các chính sách dành cho phụ nữ, góp phần đạt nhiều mục tiêu quan trọng, được coi là điểm sáng trong bức tranh bình đẳng giới của khu vực và trên thế giới.

Những thành tựu bình đẳng giới ấy có sự tác động trực tiếp tới sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ DTTS, tạo cơ hội cho phụ nữ DTTS khẳng định vị trí của mình trong phát triển kinh tế và quản lí xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách giới và thúc đẩy bình đẳng giới. 

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa (thứ 2 bên trái) trò chuyện với các đại biểu tại Hội thảo thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới tổ chức tại Thái Nguyên vào cuối tháng 9
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa (thứ 2 bên trái) trò chuyện với các đại biểu tại Hội thảo thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới tổ chức tại Thái Nguyên vào cuối tháng 9

Ngày càng nhiều phụ nữ DTTS tham gia các vị trí lãnh đạo, quản lí; phụ nữ, trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS được đi học đúng tuổi; khoảng cách giới được thu hẹp đáng kể ở từng cấp học, bậc học; tỷ lệ phụ nữ DTTS được hưởng thụ các dịch vụ y tế cũng tăng dần; phụ nữ DTTS ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ tài chính vi mô, được đào tạo nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm có thu nhập ổn định.

Tuy nhiên, trên thực tế, thực trạng bình đẳng giới giữa phụ nữ và nam giới vẫn còn khoảng cách khá lớn; phụ nữ nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng là đối tượng chịu thiệt thòi nhất. Các chỉ số về y tế, lao động, việc làm vẫn còn ở mức độ thấp, cụ thể là chỉ số về lĩnh vực y tế vẫn thuộc nhóm thấp, đứng thứ 144 trong 146 quốc gia (giảm 3 bậc so với năm 2022). Đặc biệt, theo số liệu của Bộ Y tế, chỉ số về tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay đang ở mức độ không cân bằng, 113,6 bé trai/100 bé gái, so với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025 là 111 bé trai/100 bé gái.

Về thể lực, ở một số vùng DTTS, nhất là nhóm DTTS rất ít người có thể trạng, tầm vóc hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước, nhất là một số dân tộc sống ở địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ tái mù chữ còn cao, tình trạng học sinh nữ bỏ học còn nhiều; lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng miền núi phía Bắc thấp hơn so với mức trung bình cả nước và không đồng đều giữa các tỉnh trong vùng: tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của Sơn La là 12%, Lào Cai là 16,2%, Yên Bái là 13,7%…

Tỷ lệ cán bộ là người DTTS trong Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện còn thấp. Các chỉ tiêu phụ nữ tham chính đã tiệm cận được các mục tiêu đặt ra, nhưng chủ yếu ở các vị trí tham mưu, cấp phó; vị trí lãnh đạo vẫn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng. Theo thống kê 9 nhóm nghề nghiệp, người DTTS làm “lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” chiếm tỷ trọng thấp, chỉ chiếm 5% và đa phần trong số này là nam giới với 71,8% và nữ giới chỉ có 28,2%.

Các chính sách trực tiếp và gián tiếp liên quan đến phát triển nguồn nhân lực các DTTS còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa đủ nguồn lực để phát triển. Các chương trình phát triển kinh tế – xã hội chưa có sự lồng ghép chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao, nhất là các chương trình về văn hóa, giáo dục, đào tạo, dân số có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực…

Cần có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS
Cần có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS

PV: Theo bà, trong thời gian tới cần tăng cường những giải pháp gì để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số?

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Để tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ DTTS phát triển, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giới khu vực này cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS nhằm cải thiện đời sống kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong từng lĩnh vực cụ thể, cần đề ra những chính sách ưu tiên, mở rộng cơ hội để phụ nữ DTTS có thể tham gia học tập ở nhiều loại hình, phương thức đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng lực, bao gồm cả trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…

Đối với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS, cần đổi mới chính sách giáo dục – đào tạo; xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp cho học sinh, sinh viên là người DTTS theo từng cấp học, ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn và dân tộc rất ít người; tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng trường phổ thông dân tộc nội trú; mở rộng các khoa dự bị đại học trong các trường đại học cho người DTTS; nghiên cứu cơ chế, chính sách cử tuyển dành cho con em các DTTS vào học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng DTTS.

Đồng thời bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định bình đẳng giới, có thái độ, hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị, ngược đãi, bạo hành, làm tổn thương phụ nữ và trẻ em gái DTTS.                                      

Đặc biệt cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển toàn diện nguồn nhân lực. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục; kiên trì đẩy mạnh truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bình đẳng giới tại vùng DTTS bằng nhiều hình thức sáng tạo, phù hợp với ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào…

Trân trọng cảm ơn bà!

Phát huy vai trò tiên phong của thanh niên DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới

Nguồn: https://baodantoc.vn/ba-nguyen-thi-mai-hoa-pho-chu-nhiem-uy-ban-van-hoa-giao-duc-cua-quoc-hoi-can-tiep-tuc-co-chinh-sach-dong-bo-de-thuc-day-binh-dang-gioi-o-vung-dtts-1729569352870.htm

Cùng chủ đề

Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế tiêu biểu cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi

từ khóa : #OCOP #Sa Pả #Bình đẳng giới #dự án 8 #mô hình sinh kế tiêu biểu Nguồn

Ra mắt mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” tại xã Tòng Sành

Thông qua mô hình giúp phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và kịp thời lên tiếng, tránh rủi ro về sức khỏe, tính mạng, góp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại địa phương. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_SdaArticleAfterBody!="undefined"){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterBody,"sdaWeb_SdaArticleAfterBody")}else{document.getElementById("sdaWeb_SdaArticleAfterBody").style.display="none"}}); Nguồn

[Infographic] Một số nội dung cơ bản của Dự án 8 tại Lào Cai

Về việc này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong cho biết, ở các lần điều chỉnh trước đã áp dụng tăng lương hưu. Theo tính toán, trong lần này, nếu chỉ tăng lương hưu 11,5% đã ngang bằng với mức tăng lương cơ sở 30% cho cán bộ, công chức, viên chức. Nguồn

Thi sáng tác ấn phẩm truyền thông xóa hủ tục vùng dân tộc thiểu số

window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle2!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle2,"adsWeb_AdsArticleMiddle2")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle2").style.display="none"}}); Trong khuôn khổ lễ phát động Cuộc thi, đã diễn ra các vở kịch tình huống và chương trình giao lưu, lắng nghe các diễn giả chia sẻ góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, giáo dục nữ thanh niên, thiếu nhi dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi, xóa bỏ tập tục có hại, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền...

Người có uy tín chung tay thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS

Huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai là một trong những địa bàn miền núi, đông đồng bào DTTS sinh sống, nhận thức của đồng bào về công tác bình đẳng giới còn hạn chế. Theo bà Siu H’Thoan, Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Prông, triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng...

Cùng tác giả

Huyện Bảo Yên tuyên dương hơn 300 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai

Huyện Bảo Yên tuyên dương tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai. Trước đó, từ ngày  8 – 10/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Bảo Yên đã xảy ra mưa lớn kéo dài,...

Dự báo thời tiết Lào Cai đêm 22 ngày 23/11/2024

Dự báo thời tiết cụ thể cho các địa phương trong tỉnh đêm 22 và ngày 23/11/2024: Vùng đồi núi thấp Mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng. Đêm về sáng trời lạnh, có nơi có sương mù. Gió Đông Nam cấp 2. Nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C,...

Tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế

Quang cảnh kỳ họp. Việc sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành và phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong đó, tập trung một số...

Hối hả khôi phục rau màu cung ứng Tết

Những loại rau chính vụ cho Tết được chị Vũ Thị Hồng Nhung xuống giống trên khu đất ruộng cải tạo. Thu hoạch xong hai lứa rau cải trồng sau lũ, chị Vũ Thị Hồng Nhung đã khẩn trương xuống giống su hào, súp lơ, xà lách, những...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

Cùng chuyên mục

Huyện Bảo Yên tuyên dương hơn 300 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai

Huyện Bảo Yên tuyên dương tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phòng, chống thiên tai. Trước đó, từ ngày  8 – 10/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Bảo Yên đã xảy ra mưa lớn kéo dài,...

Dự báo thời tiết Lào Cai đêm 22 ngày 23/11/2024

Dự báo thời tiết cụ thể cho các địa phương trong tỉnh đêm 22 và ngày 23/11/2024: Vùng đồi núi thấp Mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng. Đêm về sáng trời lạnh, có nơi có sương mù. Gió Đông Nam cấp 2. Nhiệt độ từ 18 đến 28 độ C,...

Tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế

Quang cảnh kỳ họp. Việc sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp nhằm khắc phục các vướng mắc, bất cập của luật hiện hành và phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong đó, tập trung một số...

Hối hả khôi phục rau màu cung ứng Tết

Những loại rau chính vụ cho Tết được chị Vũ Thị Hồng Nhung xuống giống trên khu đất ruộng cải tạo. Thu hoạch xong hai lứa rau cải trồng sau lũ, chị Vũ Thị Hồng Nhung đã khẩn trương xuống giống su hào, súp lơ, xà lách, những...

Hơn 85.000 tác phẩm tham dự cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”

Phát biểu tại buổi Lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết, Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức và phân công Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện. Cuộc thi được tổ chức nhằm...

HĐND tỉnh và HĐND huyện Bảo Thắng tiếp xúc cử tri trước kỳ họp cuối năm 2024

Tại buổi tiếp xúc, cử tri 2 xã đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Trong đó, cử tri xã Xuân Giao đưa ra 11 ý kiến tập trung vào...

“Mái ấm Công đoàn” đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn Lào Cai

Thầy giáo Đinh Công Nghiệp hiện đang công tác tại Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gia đình thầy Nghiệp có 7 thành viên, bà nội tuổi cao, ốm đau thường xuyên, bố mẹ đẻ của thầy Nghiệp cũng đã lớn tuổi, nương tựa hoàn toàn vào làm nghề nông, vợ chồng thầy Nghiệp là giáo viên dạy cùng trường và hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu 1 tuổi. Chi tiêu...

Đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp

Giờ học thực hành của sinh viên Khoa Nông lâm, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai (ảnh trên). Những công việc không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như: tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy mô; kiểm soát...

HĐND huyện Mường Khương: Vì nguyện vọng của cử tri

Các ý kiến của cử tri luôn được đại biểu HĐND huyện lắng nghe, chuyển tới các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện xem xét, giải quyết.  Trước đây, tuyến Tỉnh lộ 156 qua địa bàn xã Nấm Lư xuống cấp nghiêm trọng, việc đi lại, vận...

Tháo gỡ khó khăn cho số hóa hộ tịch

Việc số hóa hộ tịch được thực hiện bài bản hỗ trợ công tác quản lý của các cấp chính quyền và phục vụ tốt hơn cho người dân. Việc số hóa hộ tịch được thực hiện bài bản, góp phần phục vụ người dân tốt hơn, đồng thời...

Tin nổi bật

Tin mới nhất