Powered by Techcity

Tạo sự khác biệt cho lúa gạo Việt Nam

Với kim chỉ nam chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, thế hệ nông dân hiện đại đang có sự chuyển đổi đi lên rõ rệt, hạt gạo ngày càng chất lượng. Tuy nhiên, để duy trì được những thành quả hiện có, phát triển hơn nữa hạt gạo Việt Nam, ứng dụng công nghệ một cách toàn diện trong ngành hàng lúa gạo cần có sự chung tay của nhiều đơn vị trong chuỗi lúa gạo.

Nhu cầu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Xu hướng này tạo cơ hội cho các nông hộ nhỏ tham gia vào thị trường tiềm năng này và tạo ra thu nhập tốt hơn từ lúa gạo. Trong ảnh: Nông dân tỉnh Đồng Tháp thu hoạch rộ vụ lúa Hè Thu.

Gần 5 năm qua, hạt gạo chất lượng cao của Việt Nam đã dần khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường thế giới. Gần đây nhất là công bố gạo Việt Nam được bình chọn là gạo ngon nhất trong khuôn khổ hội nghị Thương mại lúa gạo toàn cầu tại Philippines, do The Rice Trader tổ chức. Theo đó, Việt Nam có 6 giống lúa được đánh giá cao gồm: ST 24, ST 25, Lộc Trời 28, Nàng Hoa 9, TBR 39-1 và nếp A Sào. Đây là thành công lớn cho những nỗ lực của các nhà khoa học nghiên cứu ra hạt gạo chất lượng cao, cung ứng cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Theo bà Trần Thị Liên, Chủ tịch HĐQT VINASEED, khoa học công nghệ và tri thức hóa người trồng lúa là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để khai mở được sức mạnh này cần phải có sự thay đổi về cơ chế và bổ sung nguồn lực cho ngành hàng lúa gạo. Cụ thể hoá của khai mở sức mạnh này là Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao vừa được Chính phủ phê duyệt vào gần cuối tháng 11/2023.

Nếu thực hiện thành công đề án này tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, ngành hàng lúa gạo Việt Nam sẽ có nền tảng để tổ chức lại toàn bộ mảng sản xuất. Khi đó, ngành hàng lúa gạo sẽ có những sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thế giới, đặc biệt là chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, giảm phát thải và tạo ra sự khác biệt cho lúa gạo Việt Nam.

Tuy nhiên, dù năng suất và sản lượng của lúa gạo Việt Nam cao hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác nhưng Việt Nam vẫn còn ở hiện trạng sản xuất nhỏ lẻ, chỉ mới được tập trung dưới dạng các hợp tác xã là chính, chưa có nhiều đơn vị sản xuất quy mới lớn, có khả năng ứng dụng cơ giới hoá hàng loạt.

Công nghệ giống vẫn là yếu tố tiên quyết trong các khâu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất lúa gạo hiện nay. Không phải phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng sâu bệnh mà thay vào đó là sử dụng giống tốt, ứng dụng giải pháp canh tác tiên tiến như sạ thưa, sạ cụm, hiệu ứng hàng biên, tưới ướt khô xen kẽ cùng với phân bón thế hệ mới tạo sức sống cho cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp để sử dụng có hiệu quả việc trừ sâu bệnh. Những giải pháp đồng bộ này không những giúp giảm chi phí mà còn tránh được ảnh hưởng đến môi trường – bà Trần Thị Liên nhấn mạnh.

Theo tập quán sản xuất lúa truyền thống, “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thì giống được xếp vị trí thứ tư về tầm quan trọng của sản xuất. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu người tiêu dùng thế giới hiện nay, giống lại được đặt lên vị trí đầu tiên.

Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, giống nói chung và giống trồng trọt nói riêng; trong đó có giống lúa, là yếu tố quan trọng đối với hàng chục triệu hộ nông dân. Ngành hàng lúa gạo của Việt Nam đang có một hình ảnh mới mẻ trên trường quốc tế. Những năm qua, thông qua chương trình giống quốc gia, Việt Nam tự hào có nhiều giống lúa vươn tầm thế giới. Việt Nam đã trở thành cường quốc vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa xuất khẩu lúa gạo. Thành quả ngày hôm nay có sự góp sức rất lớn của các nhà khoa học nghiên cứu về giống.

Cùng với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, lai tạo ra nhiều giống lúa chất lượng thì ngành hàng lúa gạo còn có thêm nhiều thành tựu mới về ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Điển hình của ứng dụng công nghệ này có thể nói đến sản xuất lúa gạo “mặt ruộng không dấu chân” của Tập đoàn Lộc Trời.

Ông Nguyễn Duy Thuận – Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, mô hình “Mặt ruộng không dấu chân” thực hiện sản xuất lúa gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa từ đầu vụ đến cuối vụ, giúp tiết kiệm lượng giống sử dụng, giảm lượng phân bón và thuốc hóa học, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất so với truyền thống từ 20% – 30%, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tập đoàn áp dụng mô hình này trong kế hoạch liên kết sản xuất, canh tác lúa an toàn và tiêu thụ sản phẩm được triển khai đầu tiên tại Hợp tác xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn (An Giang). Tập đoàn cam kết mức lợi nhuận của người trồng lúa tối thiểu từ 40 triệu đồng/ha/năm và được bao tiêu đầu ra. Từ đó mô hình mở rộng diện tích ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc áp dụng khoa học kĩ thuật xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị; trong đó có dịch vụ máy bay không người lái chuyên dụng (drone) để xử lý các khâu bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, đẩy mạnh liên kết hợp tác xã – Liên hiệp Hợp tác xã để thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tối ưu lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động mùa vụ, áp dụng 100% cơ giới hóa trên 3.700 ha lúa.

Đồng thời Tập đoàn Lộc Trời quyết liệt triển khai mô hình liên kết sản xuất bao lợi nhuận (Lộc Trời 123) cho hơn 200.000 bà con nông dân với diện tích dự kiến 150.000 ha ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa để giảm 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật xuống đồng ruộng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn Nguyễn Thành Thân, chia sẻ, mỗi vụ, Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn sản xuất hàng trăm ha, gắn với liên kết mô hình Lộc Trời 123, nông dân sản xuất lúa được bao tiêu đầu vào là vật tư, đầu ra là hạt lúa và cam kết với nông dân gia tăng lợi nhuận. Lộc Trời cung ứng giống lúa, Liên hiệp Hợp tác xã cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, thu mua lúa… cùng vận hành hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Nhiều năm liền Liên hiệp Hợp tác xã Thoại Sơn hoạt động hiệu quả, nông dân thu lãi cao so với sản xuất thông thường ngoài mô hình.

Ông Lê Văn Phước, ấp Tân Thuận, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn cho biết, gia đình canh tác 2 ha lúa giống OM18 do Tập đoàn Lộc Trời nghiên cứu theo tiêu chuẩn canh tác lúa gạo bền vững SRP. Ông Phước thực hiện quy trình sạ thưa với mật độ 120 kg lúa giống/ha và thực hành sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách).

Trong quá trình sản xuất, ông được hỗ trợ giống, phân thuốc, được tập huấn quy trình canh tác lúa “1 phải 5 giảm” với các nội dung kỹ thuật chủ yếu như: làm đất, quy trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh, hướng dẫn ghi chép nhật ký đồng ruộng. Khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn SRP, ruộng của ông Phước giảm được lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, thất thoát sau thu hoạch mà năng suất vẫn tăng. Nhờ vậy, lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng gần 4 triệu đồng/ha.

TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu tiến gần mốc 1.000 USD

Bên cạnh Brunei, giá xuất khẩu gạo sang một số thị trường cũng neo ở mức cao như giá xuất khẩu gạo trung bình sang Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan đạt 857 USD/tấn, Ukraine đạt 847 USD/tấn, Iraq đạt 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn… Giá gạo xuất khẩu tăng cao đã góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle,"adsWeb_AdsArticleMiddle")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle").style.display="none"}}); Một...

Cần hạn chế rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp

Hàng năm mỗi địa phương thải ra khoảng từ 50-100 tấn rác thải này. Trong đó, mỗi ha lúa/vụ, nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1-1,5kg bao bì; còn trồng hoa màu, cây công nghiệp thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp 2-3 lần trồng lúa. Người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã áp dụng phương pháp che phủ nilon trong quá trình canh tác một số loại...

Giảm phát thải trong canh tác nông nghiệp, thước đo giá trị nông sản

Theo thống kê, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người tại Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới, chỉ 0,25 ha. Phần lớn nhóm đất Việt Nam là các nhóm đất có vấn đề. Trong đó, 70% diện tích đất nằm trên địa hình đồi núi dốc, nên dễ bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến mất các chất dinh dưỡng, đất thường chua, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng... ...

Thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo: Kỳ tích xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ lặp lại?

Báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 thấp hơn so với mức tiêu thụ khiến thế giới thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo. Điều này đưa ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đứng trước cơ hội lớn. Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, gạo là mặt hàng xuất khẩu...

Dừng gom rác bằng xe điện: Bước đi lùi hay áp lực chuyển đổi?

Tháng 4, UBND tỉnh có Văn bản số 1576 về việc dừng sử dụng xe ba bánh chạy bằng động cơ điện thu gom, vận chuyển rác thải tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai. Đồng nghĩa với đó, 60 xe điện 3 bánh của đơn vị này dừng hoạt động, công nhân sẽ quay lại sử dụng xe gom (xe đẩy 3 bánh) để gom rác. Công...

Cùng tác giả

Quân đội dùng flycam phát hiện 2 vết nứt dài trăm mét ở Hà Giang

Khu vực xảy ra sạt lở ở QL2 qua xã Việt Vinh (H.Bắc Quang, Hà Giang) đang có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở ẢNH: PHẠM VĂN VIỆT Đồng thời, phải di dời 223 nhà dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở (H.Bát Xát 130, TP.Lào Cai 90, H.Bảo Thắng 3). Mưa lũ cũng khiến nhiều địa bàn trong tỉnh Lào Cai bị chia cắt do sạt lở đất. Theo thống kê, có khoảng 1.800 m3 đất đá....

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Quy định 212 của Ban Bí thư

Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã khẳng định: Việc sửa đổi Quy định 212, ngày 30/12/2019 của Ban bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội...

Cùng chuyên mục

Xã Ngũ Chỉ Sơn trồng thành công giống ớt mới

Cách đây 1 năm, cây ớt "Trung đoàn" được Công ty TNHH Trung Thành Food liên kết với nông dân trồng thử nghiệm với diện tích 3.000 m2 tại thôn Cửa Cải. Quá trình trồng thử nghiệm cho thấy giống ớt này khá phù hợp với đất khô, địa...

Văn Bàn khôi phục sản xuất sau thiên tai

Tranh thủ những ngày nắng ráo, Nhân dân thôn bản Pàu, xã Dương Quỳ tập trung ra đồng cùng nhau buộc, dựng những diện tích lúa bị gãy, đổ, khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín nhằm vớt lại phần nào công sức đã bỏ ra (ảnh...

Những nông dân mạnh dạn tìm hướng đi mới

Chuyển từ chăn thả rông sang nuôi nhốt đại gia súc vỗ béo, ông Vinh đã vay vốn trồng cỏ, đầu tư làm chuồng trại kiên cố. Từ 2 con giống ban đầu, đến nay, đàn đại gia súc của gia đình luôn duy trì gần chục con. Với hướng...

Phàn Mùi Pham năng động trong phát triển kinh tế

Măng bói đang vào mùa thu hoạch. Đồi măng bói gần 200 gốc của gia đình chị Phàn Mùi Pham đang bước vào cuối vụ thu hoạch, với giá bán trung bình từ 18.000 – 20.000 đồng/kg, vụ măng năm nay gia đình chị có thêm khoản thu...

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và...

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Phú Nhuận thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Mô hình chăn nuôi thủy sản, gia cầm, kết hợp với trồng chè cho gia đình ông Ký thu nhập ổn định, tạo việc làm cho bà con trong thôn. Trồng trọt kết hợp chăn nuôi là hướng đi được gia đình ông Phan Trọng Ký lựa chọn để...

Nậm Tha phấn đấu hoàn thành tiêu chí thu nhập

Năm 2023, gia đình bà Triệu Thị Sinh, ở thôn Khe Cáo, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn thoát nghèo, hiện đã có "của ăn, của để". Sự đổi thay này có được bởi ngay khi xã có chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế rừng, gia đình bà...

Người góp phần mở rộng vùng chè ở Nấm Lư

Chưa hết thời gian thu hoạch, nhưng gia đình anh Lù Văn Thòn đã thu được hơn 30 triệu đồng từ bán chè. Đây là điều mà gần chục năm về trước anh và một số người dân trong thôn không nghĩ tới, bởi khu đất này chỉ trồng...

Phụ nữ liên kết phát triển kinh tế

Chuyển đổi sang trồng hoa hồng và các loại rau ngắn ngày theo mùa cho gia đình bà Dung (thứ 2 phải ảnh) thu nhập tốt hơn. Trước đây, toàn bộ diện tích đất được gia đình bà Trần Thị Dung trồng rau su su, mất nhiều công...

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất