Powered by Techcity

Lan tỏa những giá trị đặc biệt của “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” Việt Nam

tải xuống.jpg
Các nghệ nhân dân gian đến từ Tây Nguyên trình diễn Cồng chiêng tại Hà Nội.

Với 9 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa Thế giới, trong đó có 5 Di sản Văn hóa, 3 Di sản Thiên nhiên và 1 Di sản Hỗn hợp, Việt Nam vừa được giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards-WTA) vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” năm 2023 vào cuối tuần qua.

Đây là lần thứ 4 liên tiếp Việt Nam nhận được giải thưởng này sau 3 lần trước vào năm 2019, 2020 và 2022. Ngay sau đó, các nghệ nhân dân gian Việt Nam từ nhiều địa phương trên cả nước đã cùng tụ hội và có màn diễn xướng, chia sẻ về thực hành di sản văn hóa đặc biệt của đồng bào Tây Bắc, Tây Nguyên.

Việt Nam thắng nhiều “đối thủ nặng ký”

Để giành được chiến thắng, Việt Nam đã vượt qua nhiều ứng viên “nặng ký” là Ai Cập, Hy Lạp, Nhật Bản, UAE, Brazil, Armenia.

“Những người chiến thắng WTA năm nay là những đại diện xuất sắc nhất của ngành du lịch và tôi xin chúc mừng từng người chiến thắng vì đã giúp nâng tiêu chuẩn chung (của ngành) lên những tầm cao hơn nữa,” ông Graham Cooke, nhà sáng lập World Travel Awards phát biểu tại Lễ trao giải.

Có thể nói, với bốn lần liên tiếp được vinh danh danh hiệu “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới,” Việt Nam đã một lần nữa khẳng định tiềm năng và sức hút hàng đầu về tài nguyên thiên nhiên cũng như giá trị di sản văn hóa lâu đời.

1621012023-GrandFinal-Winners-1000x400-1147.jpg
Tại lễ trao giải WTA 2023, Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới.”

Đặc biệt, giải thưởng sẽ góp phần lan tỏa và quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên cùng nỗ lực bảo tồn, phát huy những giá trị di sản của quốc gia, nâng tầm du lịch Việt, đưa Việt Nam tỏa sáng trên hành trình đến với du khách năm châu.

Không chỉ quyến rũ khách du lịch thế giới bằng vẻ đẹp ngút ngàn, trùng điệp của núi rừng, biển đảo, Việt Nam còn hấp dẫn bởi những di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, di tích lịch sử văn hóa gắn với những lễ hội truyền thống, làng nghề lâu đời, ẩm thực phong phú, những công trình kiến trúc đậm giá trị lịch sử… Đáng nói, mỗi loại hình di sản đều mang vẻ đẹp độc đáo cùng câu chuyện của riêng mình.

Từ Thủ đô ngàn năm văn hiến tới quần thể Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng), quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), di tích Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa, đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), quần thể di tích Cố đô Huế… dải đất hình chữ S cùng hệ thống di sản đa dạng ngày càng khẳng định là điểm đến hấp dẫn với cảnh sắc thiên nhiên hài hòa, bản sắc dân tộc đa dạng, lịch sử văn hóa lâu đời.

Ngoài danh hiệu “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới 2023,” Hà Nội vinh dự nhận danh hiệu “Điểm đến Du lịch Thành phố hàng đầu Thế giới 2023,” đảo ngọc Phú Quốc nhận danh hiệu “Điểm đến Biển đảo Thiên nhiên hàng đầu thế giới 2023,” Mộc Châu được tôn vinh là “Điểm đến Thiên nhiên Địa phương hàng đầu thế giới 2023.”

tải xuống (1).jpg
Mộc Châu được tôn vinh là “Điểm đến Thiên nhiên Địa phương hàng đầu thế giới 2023.”

Hà Nam giành được giải thưởng “Điểm đến Văn hóa Địa phương hàng đầu thế giới 2023,” Tam Đảo là “Điểm đến Thị trấn hàng đầu thế giới 2023,” cùng nhiều hạng mục giải thưởng khác dành cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch của Việt Nam.

Lan tỏa những giá trị di sản đặc biệt

Ngay sau khi Việt Nam được vinh danh “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” năm 2023, nhằm góp phần bảo tồn và phát huy tính bền vững cũng như lan tỏa giá trị đặc biệt của di sản văn hóa Việt Nam, tại không gian Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội, các nghệ nhân dân gian từ nhiều địa phương trên cả nước đã cùng tụ hội và có màn diễn xướng, chia sẻ về thực hành di sản văn hóa đặc biệt của đồng bào Tây Bắc, Tây Nguyên.

Lần đầu tiên được mang văn hóa truyền thống của dân tộc đến với Thủ đô, chị Đinh Thị Hiến, Đoàn Nghệ nhân Dân gian người Thái đến từ thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết đã được học múa Xòe từ khi còn bé, dưới sự hướng dẫn, dìu dắt của các thế hệ đi trước, chị Hiến và các “đồng môn” ngày càng trưởng thành và múa hát nhuần nhuyễn hơn.

“Chúng tôi đã thành lập được câu lạc bộ, thường xuyên tập luyện với nhau để mỗi khi có cơ hội là mang di sản đi quảng bá. Chúng tôi cũng mong muốn sẽ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dành cho văn hóa múa Xòe, qua đó thúc đẩy quảng bá loại hình di sản văn hóa này rộng rãi hơn nữa,” chị Hiến bày tỏ.

Đồng tình với ý kiến trên, anh Đinh Hdot, nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng dân tộc Ba Na (xã To Tung, huyện Kbang, Gia Lai) cho hay: “Mỗi lần biểu diễn, được nghe tiếng cồng chiêng vẫn gắn bó từ khi sinh ra vang lên sôi nổi, hào hùng chúng tôi lại thấy rất tự hào. Biểu diễn cồng chiêng đã trở thành đam mê, nhiệt huyết trong mỗi người dân Ba Na chúng tôi.”

Là nhà nghiên cứu gắn bó sâu sắc với văn hóa các tộc người thiểu số của Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Thanh (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) nhận định khi đến với vùng đất Tây Nguyên, hai di sản có giá trị nhất cần được bảo tồn và phát huy là sử thi và cồng chiêng.

“Ngoài phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ, điều để lại những ấn tượng nhất với du khách khi đến với Tây Nguyên đó chính là văn hóa Cồng chiêng. Âm vang này để lại những dư âm rất sâu sắc,” Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Thanh chia sẻ.

Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia này, di sản Xòe Thái thường xuất hiện trong các nghi lễ quan trọng và trở thành linh hồn trong giá trị văn hóa dân tộc Thái. Người Thái đã sáng tạo ra nhiều điệu múa Xòe vô cùng sinh động, chứa đựng nhiều biểu tượng ý nghĩa, sâu sắc.

Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Thanh bày tỏ mong muốn sẽ ngày càng có thêm nhiều chương trình cho các nghệ nhân dân gian diễn xướng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như múa Xòe Thái, Cồng chiêng Tây Nguyên… để lan tỏa rộng rãi hơn nữa tới người dân, du khách và đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa quý giá của dân tộc.

Thực tế những năm qua, du lịch di sản văn hóa được toàn ngành xác định là một trong những dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam và là một thành tố cốt lõi tạo nên thương hiệu du lịch Việt Nam. Đặc biệt, việc liên tiếp trong bốn năm từ 2019-2023, Việt Nam được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới trao tặng danh hiệu “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới” cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của di sản văn hóa nước nhà đối với cộng đồng thế giới.

Chính vì thế, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc bày tỏ mong muốn các địa phương, điểm đến, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và cộng đồng sẽ tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, tăng cường thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm các giá trị quý giá của di sản văn hóa Việt Nam.

Ở tầm quốc tế, năm nay World Travel Awards dành vinh danh cao nhất cho Maldives với giải “Điểm đến Hàng đầu thế giới,” cùng Tập đoàn Quan hệ công chúng và Tiếp thị Maldives (MMPRC) được bầu chọn là “Hội đồng Du lịch hàng đầu thế giới.”

Những bãi biển và rạn san hô hoang sơ của Philippines nhận các giải thưởng “Điểm đến Lặn hàng đầu thế giới” và “Điểm đến Bãi biển hàng đầu thế giới.” Vẻ đẹp hoang dã của Madeira giúp quần đảo Đại Tây Dương được bình chọn là “Đảo đến hàng đầu thế giới.” Cannes được mệnh danh là “Điểm đến Sự kiện và Lễ hội hàng đầu thế giới” nhờ sự sang trọng vượt thời gian và cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới.

Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ của Qatar đã mang về nhiều giải thưởng của WTA cho quốc gia Trung Đông này. Sau thành công của FIFA World Cup Qatar 2022, Doha nhận được hai bình chọn là “Điểm đến Du lịch Thể thao hàng đầu thế giới” và “Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu thế giới.”



Nguồn

Cùng chủ đề

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu Nguồn

Lào Cai: Phụ nữ dân tộc thiểu số phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã xác định tập trung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng. Trong quá trình đó, phụ nữ vùng đồng dân tộc thiểu số đã thể hiện rõ vai trò trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập tại chỗ. ...

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Đề nghị bổ sung nghệ nhân dân gian vào đối tượng được hưởng chính sách

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nghệ nhân được quy định tại Điều 13 của dự thảo luật. Theo đại biểu, nghệ nhân được ví như là báu vật nhân văn sống, sợi dây lưu giữ các yếu tố văn hóa dân gian và...

Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà sẵn sàng khai hội

Những hoạt động truyền thống đã thành thương hiệu Ở “Cao nguyên trắng” Bắc Hà mùa nào cũng đẹp. Đến với vùng đất xinh đẹp vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, du khách cũng có thể dễ dàng trải nghiệm những hoạt động mang đậm hơi thở của đất và người cao nguyên. Những hoạt động văn hóa, văn nghệ, sản phẩm ẩm thực truyền thống đã trở thành thương hiệu, là sản phẩm du lịch...

Cần chính sách đặc thù bảo tồn, phát huy di sản văn hóa quý hiếm

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Dự thảo Luật quy định về các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động bảo vệ đối với di sản văn hóa ở nước...

Cùng tác giả

UBND tỉnh họp báo thông tin tình hình phát triển kinh tế – xã hội

Quang cảnh cuộc họp báo. Tại cuộc họp, sau khi nghe thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong tháng 9 và 9 tháng của năm 2024 cùng với nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 10, đại diện các cơ quan báo chí nêu câu hỏi về...

Ai có quyền bán và bán carbon rừng như thế nào?

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ tại Hội thảo – Ảnh: C. TUỆ Ông Nguyễn Mỹ Hải, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn đặt câu hỏi như vậy tại Hội thảo “Carbon rừng – Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng” do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức ngày 3-10. Nhiều tỉnh muốn tự...

Tác phẩm THEO BỐ RA ĐỒNG

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Tác phẩm TÌNH BẠN – Happy Vietnam!

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Tác phẩm TÌNH MẸ – Happy Vietnam!

- Tác giả: NGUYỄN HỮU ĐÍNH - Ngày tham dự: 03/10/2024 ...

Cùng chuyên mục

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao. Sa Pa đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc luôn...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Hấp dẫn Hội An | Báo Lào Cai điện tử

Giếng cổ nghìn năm Không chỉ nhà cổ mà đến với Hội An, du khách còn được chiêm ngưỡng những giếng cổ. Điển hình như giếng cổ Bá Lễ, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ này đã tồn tại hơn nghìn năm qua, không chỉ là chứng nhân lịch sử của bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối...

Tin nổi bật

Tin mới nhất