Powered by Techcity

Thêm yêu nguồn cội

Gần 9 năm trước, khi nhận vai trò Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, cô giáo Bùi Thị Hường có ấn tượng đặc biệt với những bộ váy áo xúng xính, những điệu múa, bài hát truyền thống của đồng bào Mông. Trên những triền non xa xôi này, dân tộc Kinh như cô giáo Hường trở thành “thiểu số” khi chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng. Thế nhưng, khi nhìn những bộ váy cách tân, những điệu nhảy, bài hát thời thượng đang dần “lên ngôi”, “chiếm sóng” trong cộng đồng, cô không khỏi nuối tiếc.

Gắn bó với sự nghiệp giáo dục nhiều năm, hơn ai hết, cô giáo Hường hiểu rõ thế hệ “măng non” đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ trở thành chủ nhân tương lai của vùng đất biên cương Si Ma Cai, sẽ là thế hệ kế thừa, tiếp nối, gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc địa phương. Bởi vậy, cô xác định sứ mệnh của Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng là thực hiện mô hình trường học đa văn hóa gắn với cộng đồng, thân thiện vì trẻ em.

IMG_8792.jpeg

Tại Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng, học sinh đến trường không chỉ học chữ quốc ngữ mà còn được học cả tiếng Mông – tiếng mẹ đẻ của 95% học sinh trong trường. Trên các biển, bảng, khẩu hiệu trong trường, song song với dòng chữ bằng tiếng Việt là dòng “phụ đề” bằng tiếng Mông. Học sinh đến trường, thay vì mặc đồng phục sẽ mặc trang phục truyền thống 2 buổi/tuần. Nghỉ giữa giờ, thay cho những bài thể dục nhịp điệu thường thấy ở các trường khác, học sinh Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng múa những điệu múa truyền thống của đồng bào Mông. Trong các hội thi văn nghệ, chương trình giao lưu văn hóa, học sinh của cô giáo Hường tự tin biểu diễn, thuyết trình về nét đẹp trong cộng đồng dân tộc mình.

Cô giáo Bùi Thị Hường tự hào: Trước đây, học sinh dân tộc thiểu số thường rất rụt rè, tự ti, giữa các dân tộc luôn giữ khoảng cách. Từ khi đưa văn hóa truyền thống lồng ghép vào hoạt động giảng dạy, học sinh thấy gần gũi, thân quen như trong chính cộng đồng của mình nên các em tự tin hơn, dám thể hiện mình, khoảng cách giữa các dân tộc cũng dần được xóa bỏ. Nhờ đó, các em yêu việc học, thích được đến trường, tỷ lệ chuyên cần duy trì tốt, chất lượng giáo dục cũng được nâng cao.

Thế nhưng, hành trình trở thành trường học đa văn hóa là một chặng đường dài với cô giáo Hường và tập thể Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng. Đơn cử như chuyện chiếc váy, những tưởng là chuyện nhỏ mà chẳng hề nhỏ bởi chiếc váy thổ cẩm truyền thống đầy sắc màu của người Mông Si Ma Cai nói chung và người Mông Sín Chéng nói riêng có nhiều điểm khác biệt với cộng đồng người Mông ở các địa phương lân cận. Qua thời gian giao thoa về văn hóa, trang phục truyền thống dần được thay thế bằng những chiếc váy in họa tiết thổ cẩm, váy cách tân của người Mông Trung Quốc hoặc những chiếc váy xòe ngắn của người Mông Mường Khương.

3CDDF48E-F61E-4236-A73E-2975BD74C0CF.jpeg

Trong những buổi họp với phụ huynh hoặc họp tại khu dân cư, cô giáo Hường mang hình ảnh chiếc váy truyền thống của người Mông ở Sín Chéng và những bộ trang phục của nhóm ngành Mông khu vực khác để làm phép so sánh, tìm điểm khác biệt trong hoa văn và cách may, thêu, tạo hình trang phục. Sau đó, cô và chính quyền địa phương thuyết phục phụ huynh giữ nét truyền thống của cộng đồng mình bằng việc dùng bộ trang phục dân tộc thay thế đồng phục cho học sinh.

Ban đầu, có người đồng tình, có người phản đối vì cho rằng suy cho cùng cũng chỉ là bộ đồ mặc trên người. Cô Hường đã cố gắng thuyết phục: Tôi là người Kinh, nhưng tôi đang nỗ lực gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa của người Mông. Vậy thì chẳng có lý do gì mà các cô, các bác là người Mông lại không tham gia gìn giữ điều đó.

311.jpg

Và thế là có một “bước ngoặt” lớn, bắt đầu từ việc 100% học sinh trong trường có riêng một bộ trang phục “chuẩn truyền thống”. Học sinh biết múa khèn, múa gậy sinh tiền, cùng phụ huynh tham gia học nấu xôi bảy màu, làm bánh giày, bánh trôi… Văn hóa truyền thống được “tài liệu hóa” thông qua việc mời các nghệ nhân dân gian tại địa phương tham gia giảng dạy trong trường, được ghi chép tỉ mỉ trở thành tư liệu phục vụ các hoạt động giảng dạy trong tương lai.

Không những vậy, trong hầu hết các cuộc thi trong huyện, tỉnh, quốc gia, nhờ vận dụng sáng tạo văn hóa truyền thống, Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng luôn được đánh giá cao. Điển hình như Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc những năm gần đây, Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng xuất sắc giành 4 giải thưởng, trong đó có 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Khuyến khích. Đây cũng là thành tích đáng tự hào với huyện vùng cao Si Ma Cai nói riêng và giáo dục Lào Cai nói chung.

Cô giáo Hoàng Thị Thủy, giáo viên trực tiếp hướng dẫn 4 nhóm tác giả đoạt giải chia sẻ kinh nghiệm: Trong các cuộc thi, chúng tôi đều xác định lựa chọn những sản phẩm đặc thù, gắn liền với văn hóa truyền thống của cộng đồng người dân vùng cao vào phần thi. Ý tưởng của các sản phẩm tham gia cuộc thi đều gần gũi, xuất phát từ cuộc sống sinh hoạt hoặc hoạt động văn hóa. Học sinh vì thế cũng tự tin, thỏa sức sáng tạo. Nhờ đó, các sản phẩm luôn được đánh giá cao vì có sự sáng tạo, có tính thân thiện với cộng đồng.

Cô giáo Hường mời chúng tôi tham quan phòng truyền thống của nhà trường, lật mở những cuốn tài liệu vẽ chi tiết từng hoa văn, cách luồn kim thêu thổ cẩm với những tấm vải nhỏ xinh đính kèm làm mẫu. Ở tập tài liệu khác, cách nhuộm màu làm xôi, cách chọn lá, ngâm gạo hoặc cách chế biến từng món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ cũng được ghi chép cẩn thận. Các vật dụng truyền thống như khèn, ô, gậy sinh tiền, mô hình đồ dùng trong các hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, sinh hoạt cũng được lưu giữ trong căn phòng này, giống như một bảo tàng văn hóa thu nhỏ.

313.jpg

Trong tiết học kỹ thuật, các em được học cách thêu họa tiết thổ cẩm; giờ thể dục được học các môn thể thao truyền thống; tiết âm nhạc được học hát bài hát, điệu múa của dân tộc; hoạt động ngoại khóa được tham gia các buổi học nấu ăn những món ăn truyền thống, tham gia các lễ hội dân tộc “phiên bản mini” trong trường học.

Trong hoạt động giáo dục, chúng tôi xác định văn hóa là gốc rễ của con người. Bởi vậy, việc đưa văn hóa truyền thống vào giáo dục trong trường học sẽ giúp học sinh xóa đi những rào cản vô hình, thân thiện hơn, tự tin hơn, hiểu rõ về cộng đồng, quê hương và thêm yêu nguồn cội.

Cô giáo Bùi Thị Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Sín Chéng

Nguồn

Cùng chủ đề

Hành trình hơn nửa thế kỷ

Hành trình hơn nửa thế kỷ Nguồn

Bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Chiều 4/11/2024, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024.Dự lễ bế mạc có ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn; ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng...

Si Ma Cai: Tiếp tục xảy ra sạt lở đất tại xã Sán Chải khiến 7 người thương vong

Theo thông tin từ chính quyền xã Sán Chải, khoảng 20 giờ ngày 9/9, tại thôn Seo Khái Hóa xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng khiến nhà của 2 hộ dân đổ sập hoàn toàn, 7 người gặp nạn.Ngay khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường vụ sạt lở tiến hành công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, các lực lượng đã...

“Vui Tết Độc lập” – Lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Si Ma Cai: Phong trào hiến đất làm đường ngày càng lan tỏa

Si Ma Cai: Phong trào hiến đất làm đường ngày càng lan tỏa Nguồn

Cùng tác giả

Ông Đặng Y Quý – người có uy tín ở Ít Nộc

Tiên phong làm chuồng trại gia súc xa nhà, phát triển kinh tế gia đình từ nuôi lợn đen bản địa, trồng cây quế, thảo quả, sa nhân và canh tác lúa nước. Chăm chỉ làm ăn, mỗi năm, gia đình ông Đặng Y Quý cũng thu về...

Khai mạc hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt – Trung lần thứ XI

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh (ảnh trên) nhấn mạnh: Thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển và đạt nhiều kết quả quan...

Sau ngày 08/12/2024 sẽ dừng việc tiếp nhận ủng hộ kinh phí hỗ trợ khắc phục thiên tai

Từ số tiền tiếp nhận được, đến hết ngày 21/11, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã phân bổ hơn 2.040 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai. Số tiền tiếp nhận được phân bổ thành 3 đợt; trong đó, đợt 1...

Sức hút từ những dự án nhà ở xã hội

Dự án nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai là dự án lớn nhất tỉnh với quy mô 2.189 căn hộ; trong đó, giai đoạn 1 có 638 căn, dự kiến sẽ hoàn thành giữa năm 2026. Dù mới khởi công nhưng dự án đang tạo sức...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Cùng chuyên mục

Khai mạc hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt – Trung lần thứ XI

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh (ảnh trên) nhấn mạnh: Thời gian qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển và đạt nhiều kết quả quan...

Sức hút từ những dự án nhà ở xã hội

Dự án nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai là dự án lớn nhất tỉnh với quy mô 2.189 căn hộ; trong đó, giai đoạn 1 có 638 căn, dự kiến sẽ hoàn thành giữa năm 2026. Dù mới khởi công nhưng dự án đang tạo sức...

Nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng cuối năm

Trên kệ hàng tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ trên địa bàn thành phố hiện đang được xếp đầy ắp các sản phẩm để phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Tại siêu thị Go! áp dụng mã giảm giá đối với hơn 2.000...

Tín hiệu vui cho sản xuất dâu tằm Bảo Yên sau mưa lũ

Tạm dừng trồng dâu nuôi tằm kể từ sau dịch Covid-19, đầu năm 2024, được chính quyền vận động, bà Nguyễn Thị Ngoan ở thôn Lỵ 2 - 3, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên đã quyết tâm sửa sang lại nhà tằm, trồng lại cây dâu để tái sản...

Quyết tâm hoàn thành thu ngân sách 12.800 tỷ đồng

Tính đến ngày 20/11, ngành thuế Lào Cai đã thực hiện số thu nội địa đạt 7.892 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Trong đó, các nguồn thu chính từ tiền sử dụng đất, thuế, phí đều tăng cao. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất công...

Cầu Phú Thịnh – Điểm nhấn không gian đô thị dọc sông Hồng

Cầu Phú Thịnh nhìn từ trên cao. Cầu Phú Thịnh có tổng chiều dài 250 m, gồm 5 nhịp, bề rộng mặt cầu 15,5 m ở nhịp đúc tại chỗ và mở rộng lên 30,5 m tại vị trí sàn ngắm cảnh quan. Đến nay, tiến độ công trình...

Đẩy mạnh sản xuất vùng rau chuyên canh Gia Phú sau mưa lũ

Toàn bộ giàn để trồng dưa chuột, su su, mướp đắng… đã bị hư hỏng sau mưa lũ, để khôi phục lại sản xuất, gia đình ông Bùi Văn Dũng ở thôn Phú Xuân, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng đã khẩn trương cải tạo lại đất, gieo trồng rau ngắn...

Nghị quyết 10 thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Huyện Mường Khương là địa phương bước đầu thành công với các vùng sản xuất hàng hóa tâp trung quy mô lớn, với vùng chè gần 5.000 ha; cùng với đó là các vùng dứa, chuối trên 3.000 ha…Thực hiện Nghị quyết 10, từ chủ trương đúng và trúng...

Vườn Quốc gia Hoàng Liên chủ động tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng đầu mùa khô

Tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, những vạt tế, guột dưới tán rừng bắt đầu chết khô. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ khi sử dụng lửa trong rừng cũng có thể bùng phát lên thành "biển lửa", uy hiếp hàng trăm ha rừng. Hiện, cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc...

13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất