Powered by Techcity

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật ‘Rồng bay’

Chú thích ảnh
Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.500 tỷ đồng. Cây cầu này nối huyện Đông Anh bên kia sông với quận Tây Hồ bên này sông. Có điểm đầu từ phường Phú Thượng quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Bằng nỗ lực rất lớn, Hà Nội đã thực hiện khát vọng “Rồng bay” về mọi mặt, trong đó lớn mạnh cả về kinh tế, văn hóa và kiến thiết xây dựng một đô thị cỡ lớn khang trang, nhiều công trình giao thông tầm cỡ xuyên tâm và hướng tâm, giúp kết nối liên hoàn giữa các vùng khó khăn trong thành phố và đưa Hà Nội ra với bên ngoài một cách thuận tiện. Trung ương và Hà Nội đã có nhiều định hướng để Thủ đô “cất cánh”.

Giao thông tầm cỡ, Thủ đô vươn tầm

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, là một trong hai đô thị loại đặc biệt và có dân số đông nhất của cả nước với gần 10 triệu người, nên nhu cầu đi lai, giao lưu, vận chuyển hàng hóa rất lớn. Chính vì vậy, “tắc đường, kẹt xe” là “đặc sản” mà ai từng sinh sống ở đây đều cảm nhận được. Với dân số đông và mật độ giao thông cao, Hà Nội đã đối mặt với nhiều thách thức và nan giải trong việc quản lý và đưa ra các giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông.

Vậy nhưng, chỉ khoảng chục năm qua, bộ mặt giao thông Hà Nội như được khoác chiếc áo mới, phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều công trình trọng điểm, nhiều quốc lộ huyết mạch, cao tốc được hình thành với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Thành phố đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, bao gồm xe buýt, xe buýt nhanh BRT, tàu điện trên cao và metro.

Dự án tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội, sau nhiều năm thi công, đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng di chuyển cho người dân. Bên cạnh đó, hệ thống xe buýt cũng được mở rộng và hiện đại hóa, với nhiều tuyến mới và xe buýt điện thân thiện với môi trường.

Hà Nội cũng chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, nội đô với việc mở rộng các tuyến đường, xây dựng hàng chục cây cầu vượt và các nút giao thông thông minh nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Các dự án quy hoạch giao thông đô thị cũng được triển khai đồng bộ, hướng tới việc tạo ra một mạng lưới giao thông kết nối hiệu quả và bền vững.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, những nỗ lực nói trên là nhờ sự quyết liệt chỉ đạo từ cấp Trung ương và thành phố, cũng như sự vào cuộc khẩn trương của các sở, ngành, quận, huyện. Bởi làm một tuyến đường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng tới tiến độ của nhiều dự án. Đây cũng là một bất cập, khó khăn lớn mà tới đây, khi thực hiện Luật Đất đai, Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tháo gỡ rất nhiều.

Chú thích ảnh
Tuyến tàu điện đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chạy trải nghiệm trong dịp lễ 2/9. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố. Hà Nội đang từng bước trở thành một thành phố hiện đại, với hệ thống giao thông đồng bộ và thông minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và du khách.

Nhìn bức tranh tổng thể giao thông Hà Nội có thể thấy có rất nhiều đường huyết mạch, kết nối với cao tốc đi các vùng miền, tỉnh, thành phố thuận tiện như: hệ thống đường Vành đai 1 – 2 – 2,5 – 3 và đường Vành đai 4 đang khẩn trương thi công dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Từ thành phố Hà Nội có thể đi các tỉnh phía Đông, Đông Bắc qua các Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc qua các tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội -Thái Nguyên; cao tốc Láng – Hòa Lạc kết nối cao tốc đi Hòa Bình; đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng và tỉnh phía Nam qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Quốc lộ 1 A…

Hà Nội còn kết nối với tuyến đường sắt Bắc – Nam và các tuyến đường thủy trên nhiều con sông lớn. Đặc biệt, Hà Nội có sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế giao thương đi lại, vận chuyển hàng hóa với hàng trăm nước trên thế giới.

Định hướng lớn, tầm nhìn xa cho đột phá giao thông

Để phát triển Hà Nội bền vững trong tương lai, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trước hết, việc đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông là rất cần thiết, bao gồm xây dựng thêm các tuyến đường, cầu, hệ thống metro để giảm tải cho các tuyến đường hiện tại. Thứ hai, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tàu điện ngầm và các phương tiện công cộng khác thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng tần suất và giảm giá vé.

Thứ ba, cần triển khai các biện pháp quản lý giao thông thông minh, như lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu tự động, camera giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi và điều phối giao thông hiệu quả. Cuối cùng, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (xe đạp và đi bộ) cũng rất quan trọng để giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và hiệu quả cho Hà Nội trong tương lai.

Tới đây, Hà Nội sẽ phát triển giao thông như thế nào? Đây là vấn đề luôn được Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm và có nhiều văn bản định hướng tầm nhìn xa. Trong đó, có 3 nghị quyết của Bộ Chính trị có liên quan như: Nghị quyết số 15 về nhiệm vụ phát triển Thủ đô; Nghị quyết 06 về Quy hoạch phát triển bền vững đô thị Việt Nam; Nghị quyết 30 về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng. Tất cả các Nghị quyết trên định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều đồ án liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không; đồ án quy hoạch giao thông của 8 tỉnh tiếp giáp với Hà Nội…

Chú thích ảnh
Trên công trường dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Sóc Sơn), công nhân cùng máy móc đang thảm nhựa những mét đầu tiên sau hơn 1 năm thi công. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức

Hiện nay, Hà Nội đang tổ chức rà soát, đánh giá quy mô lớn, trong đó lấy ý kiến nhân dân; tổ chức hội nghị hướng dẫn cho 30 quận, huyện; các cuộc họp chuyên đề; hội nghị liên vùng 8 tỉnh giáp ranh để thống nhất phương án kết nối.

Tới đây, một số vấn đề mới đang được thành phố Hà Nội quan tâm khi tổ chức nghiên cứu rà soát quy hoạch là: hình thành 2 thành phố trong thành phố, bao gồm thành phố phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); hình thành 5 trục phát triển gồm: trục không gian sông Hồng, trục Hồ Tây – Ba Vì, trục Hồ Tây – Cổ Loa, trục Nhật Tân – Nội Bài, trục không gian phía Nam.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thì đến năm 2030, Hà Nội có quy mô dân số từ 9-9,2 triệu người, năm 2050 là 10,8 triệu người. Theo Quy hoạch chung đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, có dân số năm 2045 từ 12,55- 14,6 triệu người. Điều chỉnh quy mô sân bay Nội Bài từ 50 triệu hành khách/năm lên 100 triệu hành khách/năm. Dự kiến sân bay thứ 2 nằm ở phía Nam (30 triệu hành khách/năm).

Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Ga Hà Nội hiện tại sẽ được bàn giao lại cho thành phố Hà Nội quản lý và được xác định là ga đầu mối của mạng lưới đường sắt đô thị.

Những yếu tố trên đang được thành phố cân nhắc, tính toán để điều chỉnh phù hợp bắt nhịp với sự phát triển, cũng như thực hiện đúng các quy định, các luật và các đồ án quy hoạch vừa được và dự kiến sắp tới sẽ được Quốc hội, Chính phủ thông qua và phê duyệt.

Bài 3: Quy hoạch đô thị Hà Nội, vấn đề cấp bách và sống còn

Cùng chủ đề

Giải phóng Thủ đô Hà Nội: Từ thành phố tiêu dùng đến thành phố xanh màu áo thợ

Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội và các tỉnh miền bắc nhưng giới tư bản Pháp dự báo, sớm muộn chính phủ Pháp sẽ thất bại, phải dời khỏi Việt Nam nên họ không bỏ tiền xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới. Một số chủ còn bán lại cho các nhà tư sản người Việt. Và ngày ấy đã đến. Thua trận ở Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, ê...

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên...

Cùng tác giả

Mang hi vọng cho bệnh nhi thiếu máu huyết tán

Mang hi vọng cho bệnh nhi thiếu máu huyết tán Nguồn

Lào Cai đầu tư hơn 1.900 tỉ đồng để xây dựng, nâng cấp cơ sở y tế

Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương được xây mới. Từ năm 2021 đến nay, Lào Cai có 24 dự án đầu tư cơ sở vật chất được triển khai các tuyến từ tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực. Điển hình như dự án mở rộng quy mô...

Tăng cường tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh dân tộc thiểu số

Nằm bên Quốc lộ 4D, Trường PTDT nội trú THCS Trung Chải có 14 lớp với 528 học sinh, 99% là người dân tộc thiểu số. Trước thực trạng xảy ra một số vụ việc vi phạm Luật Giao thông đường bộ liên quan đến học sinh, cùng với tăng...

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi) và phục hồi phát triển kinh tế – xã hội

Chỉ thị yêu cầu, tập trung huy động các nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai; khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định đời sống Nhân dân; đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế. Tổ chức tuyên truyền đợt thi đua “Lào Cai...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ 20 (mở rộng)

Quang cảnh hội nghị. 9 tháng năm 2024, huyện Mường Khương đã đạt nhiều kết quả, nổi bật như: 152/157 chi bộ thôn, tổ dân phố có chi ủy, bằng hơn 107% so với Nghị quyết Đảng bộ huyện; kết nạp 210 đảng viên, bằng 105% kế hoạch năm....

Cùng chuyên mục

Lào Cai đầu tư hơn 1.900 tỉ đồng để xây dựng, nâng cấp cơ sở y tế

Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Khương được xây mới. Từ năm 2021 đến nay, Lào Cai có 24 dự án đầu tư cơ sở vật chất được triển khai các tuyến từ tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực. Điển hình như dự án mở rộng quy mô...

Tăng cường tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh dân tộc thiểu số

Nằm bên Quốc lộ 4D, Trường PTDT nội trú THCS Trung Chải có 14 lớp với 528 học sinh, 99% là người dân tộc thiểu số. Trước thực trạng xảy ra một số vụ việc vi phạm Luật Giao thông đường bộ liên quan đến học sinh, cùng với tăng...

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi) và phục hồi phát triển kinh tế – xã hội

Chỉ thị yêu cầu, tập trung huy động các nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai; khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định đời sống Nhân dân; đẩy mạnh phục hồi phát triển kinh tế. Tổ chức tuyên truyền đợt thi đua “Lào Cai...

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ 20 (mở rộng)

Quang cảnh hội nghị. 9 tháng năm 2024, huyện Mường Khương đã đạt nhiều kết quả, nổi bật như: 152/157 chi bộ thôn, tổ dân phố có chi ủy, bằng hơn 107% so với Nghị quyết Đảng bộ huyện; kết nạp 210 đảng viên, bằng 105% kế hoạch năm....

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh tiếp và làm việc đoàn công tác Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản –...

CTTĐT – Chiều 04/10/2024, tại TTHN tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh đã có tiếp và làm việc ông Matsuo Tomoyuki, Chủ tịch Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản - Việt Nam (JVGA) và đoàn công tác nhằm trao đổi một số nội dung về dự án phát triển nông trại tam giác mạch tại Lào Cai. Tham dự buổi...

Lòng dũng cảm của anh Cổ Tiến Quang

Vào ngày 10/9, bất chấp trời mưa xối xả, dòng nước chảy xiết, anh Cổ Tiến Quang đã lái thuyền máy của gia đình, vượt hơn 7 km, kịp thời tiếp cận và đưa gia đình bà Nguyễn Thị Dung, ở tổ dân phố 2A, thị trấn...

Xây dựng khu tái định cư Lùng Chớ đảm bảo không gian, cảnh quan

Khu tái định cư Lùng Chớ, xã Lùng Thẩn có tổng diện tích hơn 16 ha, với đầy đủ hạ tầng điện, nước, các thiết chế văn hóa, điểm trường học... đảm bảo chỗ ở cho 67 hộ dân, thuộc cụm dân cư Lầu Chí Chù, Ta Pa Chải và Lênh Sui...

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội khai giảng năm học mới

Sáng 4/10, Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025, công bố quyết định và trao Giấy Chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các đại biểu tham dự Lễ khai giảng. (Ảnh: KT)  Phát biểu tại Lễ khai giảng, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Bùi Văn Quân – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ...

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Văn Bàn

Sáng 4/10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Văn Bàn.Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành...

Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Hơn 12,7 tỷ đồng đã được cán bộ nhân viên, công đoàn viên Ngân hàng Sacombank đóng góp nhằm chung tay cùng đồng bào khắc phục hậu quả sau thiên tai và tái ổn định đời sống. Với truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc và sứ mệnh “Đồng hành cùng phát triển”, Ban chấp hành công đoàn cơ sở Ngân hàng Sacombank đã vận động công đoàn viên, cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống chung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất