Powered by Techcity

Giải phóng Thủ đô Hà Nội: Từ thành phố tiêu dùng đến thành phố xanh màu áo thợ

Tháng 12/1946, thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội và các tỉnh miền bắc nhưng giới tư bản Pháp dự báo, sớm muộn chính phủ Pháp sẽ thất bại, phải dời khỏi Việt Nam nên họ không bỏ tiền xây dựng nhà máy, xí nghiệp mới. Một số chủ còn bán lại cho các nhà tư sản người Việt. Và ngày ấy đã đến. Thua trận ở Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva, ê chề rút quân khỏi Việt Nam và Đông Dương.

Ngày 10/10/1954, các cánh quân của bộ đội ta đã tiến về giải phóng Thủ đô trong sự hân hoan của các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên Hiệp định Genève đã bị các thế lực quốc tế và chính quyền Ngô Đình Diệm xé bỏ, tổng tuyển cử năm 1956 đã không diễn ra, đất nước tạm chia cắt làm hai miền.       

Năm 1958, miền bắc lựa chọn con đường tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Để xây dựng cơ sở vật chất cho thời kỳ quá độ, nhà nước đã chủ trương “ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý”.  Ở biên giới phía bắc, Nhà máy Apatit được xây dựng ở Lào Cai, ở Thái Nguyên là cả khu liên hợp luyện gang thép, còn tại thành phố Việt Trì bên ngã ba sông là khu công nghiệp với các nhà máy hóa chất. Xuôi về đồng bằng có Nhà máy đường Vạn Điểm, Nhà máy dệt Nam Định…

Nhưng Hà Nội được xác định sẽ trở thành trung tâm công nghiệp của miền bắc. Tại triển lãm Quy hoạch phát triển kinh tế Hà Nội tháng 11/1959, sau khi tham quan và nghe giới thiệu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Hà Nội phải phát triển kinh tế, xã hội để nhân dân ta tự hào, để cho thế giới thấy Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của nước xã hội chủ nghĩa”.

Hà Nội từ năm 1945-1954 có diện tích nhỏ hẹp chỉ 150km2. Để tạo điều kiện cho Thủ đô có đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp, năm 1961, Quốc hội khóa 2 đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính, nhập nhiều xã ngoại ô vào nội thành, sáp nhập các xã, huyện của tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh thành huyện ngoại thành.

Từ năm 1958 cả Hà Nội như một công trường lớn. Hàng loạt các nhà máy xí nghiệp hình thành ở ngoại ô, phía Đông Nam, khu vực Lương Yên có Nhà máy Xay xát, Lò mổ; phía nam có Nhà máy Cơ khí Mai Động. Xí nghiệp Bánh kẹo Hải Hà, Nhà máy Hoa quả xuất khẩu, nhưng lớn nhất là Nhà máy Dệt 8-3 ở phố Minh Khai. Nhà máy này bắt đầu xây dựng từ năm 1960, khánh thành năm 1965. 

Cán bộ-công nhân viên khôi phục Nhà máy Điện Yên Phụ sau những trận ném bom của máy bay Mỹ. (Ảnh: Văn hóa EVN)

Nhà máy Bia Hommel – Tiền thân của Habeco.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy bòng đèn phích nước Rạng Đông, Hà Nội (28/4/1964).

Ở phía tây, trên đường Nguyễn Trãi có Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy Cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà phòng Hà Nội (gọi là khu Cao-Xà -Lá), Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông. Gần Cầu Mới có Nhà máy Cơ khí Hà Nội (hay Nhà máy Công cụ số 1) khánh thành năm 1958 với hơn 1.000 công nhân chia nhau làm 3 ca. Một khu tập thể rất lớn nằm đối diện cổng nhà máy mọc lên và khi tan ca, công nhân qua đường về nhà khiến các ông lái tầu điện tuyến Bờ Hồ-Hà Đông phải dậm chuông liên tục. Cũng trên trục đường Nguyễn Trãi có Xí nghiệp giầy của Quân đội (năm 1961 đổi thành Nhà máy Cao su Thụy Khuê, năm 1978 đổi thành Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình).

Năm 1961 Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội ở làng Chèm khánh thành, Nhà máy Chế tạo Biến thế ở  phố Trần Nguyên Hãn. Trong năm 1962, Nhà máy Cơ khí Quang Trung trên đường Giải Phóng ra đời. Bên cạnh các cơ sở công nghiệp mới, các nhà máy trước đó của chủ Pháp nay thành tài sản nhà nước đã phục hồi sản xuất như: Nhà máy sửa chữa ô-tô Aviat (đổi tên thành Nhà máy ô-tô Ngô Gia Tự – phố Phan Chu Trinh). Các Nhà máy Cơ khí Đồng Tháp ở phố Hàng Tre, Nhà máy Thuộc da phố Thụy Khuê, Nhà máy Dệt kim Đông Xuân phố Ngô Thì Nhậm-Hòa Mã và rất nhiều nhà máy, xí nghiệp khác hoạt động với tư thế mới, cung cách quản lý mới.

Năm 1957 trên nền cũ của Nhà máy Diêm cuối phố Bà Triệu đã mọc lên một cơ sở sản xuất đồ sộ đó là Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, được ví là con chim đầu đàn của ngành cơ khí Việt Nam. Tiếp đó là Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà ở phố Lý Thường Kiệt với các sản phẩm mực Cửu Long, bút máy Trường Sơn, giấy viết. Cùng với các nhà máy lớn, hàng loạt các xí nghiệp cũng ra đời gồm: Xí nghiệp giấy, pháo Trúc Bạch, xí nghiệp nhựa ở phố Hai Bà Trưng…

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà máy dệt 8-3 Hà Nội nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/1965. (Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy diêm Thống Nhất Hà Nội (16/8/1956).

Thăm Nhà máy cao su, xà phòng và thuốc lá Hà Nội, Người xem suất ăn bồi dưỡng giữa ca của công nhân (26/1/1961). (Ảnh: hochiminh.vn)

Trong hai giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ (1965-1968, 4/1972-12/1972), Hà Nội vẫn “lấp hố bom mà dựng lò cao”. Cuối năm 1964 khánh thành Xí nghiệp Sửa chữa ô-tô 3-2. Năm 1965, Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu đi vào sản xuất. Năm 1968 có Nhà máy Mỳ Chùa Bộc, năm 1970 có Nhà máy Điện cơ Thống Nhất ở phố Nguyễn Đức Cảnh. Sau khi Mỹ ký Hiệp định Paris rút quân khỏi Việt Nam năm 1973, ở Hà Nội lại mọc thêm các nhà máy mới. Năm 1974, có Nhà máy Bi-Xích-Líp ở huyện Đông Anh, Nhà máy sợi Minh Khai.

Tính từ năm 1954-1975, năm giải phóng miền nam, thống nhất đất nước tại Hà Nội có 36 nhà máy lớn, vài chục xí nghiệp, sử dụng hàng vạn công nhân. Từ một thành phố tiêu thụ, Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp của miền bắc, đường phố Hà Nội xanh mầu áo thợ. Đêm đêm công nhân đạp xe đi làm ca ba dưới ánh đèn đường đông như trẩy hội.  Họ không còn nai lưng làm giầu cho các chủ tư bản, họ “làm việc bằng hai vì miền nam ruột thịt”. Và Hà Nội đã trở thành điểm tựa, niềm tin vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Sau năm 1975, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp…, dần được chuyển ra khu vực ngoại thành, vừa để giảm ô nhiễm môi trường, vừa để dành quỹ đất và không gian cho sự phát triển Hà Nội thành một thủ đô văn minh, hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước. Có thể nói, “thành phố màu áo thợ” Hà Nội từ 1954-1975 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, chi viện cho miền nam đánh thắng quân xâm lược, non sông thu về một mối.

Ngày hôm nay, nhiều nhà máy đã bị phá dỡ, từ nơi đây mọc lên chung cư cao tầng, trung tâm thương mại sầm uất, song vẫn còn một số nhà máy trong đó có nhà máy xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Mong rằng, những người có trách nhiệm hãy giữ lại những công trình này, vì đó là di sản công nghiệp, một tài sản quý có thể cải tạo biến thành sản phẩm của ngành công nghiệp văn hóa.  

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/Giai-phong-Thu-do-tu-thanh-pho-tieu-dung-den-den-thanh-pho-xanh-mau-ao-tho/index.html

Cùng chủ đề

Hà Nội và những cây cầu

Hơn 120 năm trước, Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên nối hai bờ sông Hồng của Hà Nội, trở thành một phần lịch sử của thành phố. Những ngày mùa thu năm 1954, cây cầu đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô và đóng vai trò kết nối giao thương giữa hai bên bờ sông cho đến hôm nay. Nhiều cây cầu khác lần lượt ra đời những năm sau này tạo nên...

Cùng tác giả

Hiệp hội phát triển kinh tế Nhật Bản – Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Lào Cai

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư tại Lào Cai, nhất là các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Về khu...

Tỉnh Đồng Nai hỗ trợ Lào Cai 5 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Đón đoàn và tiếp nhận hỗ trợ về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ...

Hội thảo về phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Tại hội thảo, các đại biểu phân tích, làm rõ các chuyên đề của đề tài, gồm: Cơ sở lý luận về doanh nghiệp ngoài nhà nước; về phát triển đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; Thực trạng phát triển tổ chức đảng và đảng viên...

Các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu giá trị sản xuất vụ Đông 2024 đạt 40.000 tỷ đồng

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Em bé Làng Nủ: ‘Bố mẹ mất rồi, nhờ chú làm ảnh bố mẹ và anh em cháu’

Phúc và em trai đã được gặp lại bố mẹ qua tấm ảnh phục chế – Ảnh: NVCC Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Phùng Quang Trung (29 tuổi, sống ở Hà Nội) xác nhận anh là người phục chế ảnh của gia đình bé Phúc. Tối 1-10, anh Trung nhận được tin nhắn của dì bé. Chị trao đổi hoàn cảnh của bé và em trai đã mất đi bố mẹ, bé mong muốn có một tấm ảnh cả...

Cùng chuyên mục

Hiệp hội phát triển kinh tế Nhật Bản – Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Lào Cai

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, Ban Quản lý Khu kinh tế Lào Cai giới thiệu tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tư tại Lào Cai, nhất là các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Về khu...

Tỉnh Đồng Nai hỗ trợ Lào Cai 5 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Đón đoàn và tiếp nhận hỗ trợ về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ...

Hội thảo về phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Tại hội thảo, các đại biểu phân tích, làm rõ các chuyên đề của đề tài, gồm: Cơ sở lý luận về doanh nghiệp ngoài nhà nước; về phát triển đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; Thực trạng phát triển tổ chức đảng và đảng viên...

Em bé Làng Nủ: ‘Bố mẹ mất rồi, nhờ chú làm ảnh bố mẹ và anh em cháu’

Phúc và em trai đã được gặp lại bố mẹ qua tấm ảnh phục chế – Ảnh: NVCC Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, anh Phùng Quang Trung (29 tuổi, sống ở Hà Nội) xác nhận anh là người phục chế ảnh của gia đình bé Phúc. Tối 1-10, anh Trung nhận được tin nhắn của dì bé. Chị trao đổi hoàn cảnh của bé và em trai đã mất đi bố mẹ, bé mong muốn có một tấm ảnh cả...

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Si Ma Cai

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác đã đến thăm, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại khu vực thôn Lênh Sui Thàng, xã Lùng Thẩn. Hiện khu vực đồi cao cạnh thôn đang có vết sạt lớn, toàn bộ 27...

Những tấm lòng đẹp

Ngày hôm nay, những hộ dân chịu ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở ở xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà được nhận 10 chiếc máy cày do Câu lạc bộ Vùng cao yêu thương Lào Cai phối hợp với Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, Công...

Bộ Quốc phòng nắm bắt tình hình tiến độ dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ

Tham gia hội nghị tại điểm cầu thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên có đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Đại tá Nguyễn Thế Lực, Phó Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng Công ty xây dựng...

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9/2024

(Bqp.vn) – Sáng 3/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao ban tháng 9/2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghị. Dự hội nghị có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân...

UBND tỉnh họp báo thường kỳ quý III năm 2024

CTTĐT- Sáng ngày 03/10/2024, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2024 nhằm thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024; nhiệm vụ chủ yếu tháng 10 năm 2024. Đồng chí Đinh Văn Đăng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Người phát ngôn của UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Tham dự...

Trên 305 tỷ đồng hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Trên 305 tỷ đồng hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai. Trong đó, Quỹ cứu trợ Trung ương hỗ trợ 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm 125,2 tỷ đồng. Đến nay, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất