CTTĐT – Sáng ngày 02/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 10 năm 2024 đánh giá tình hình phát triển kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024; nhiệm vụ chủ yếu tháng 10 năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác.
Đồng chí Hoàng Quốc
Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Dự phiên họp tại điểm cầu
tỉnh có các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh;
Phiên họp được truyền hình trực tuyến tới
09 huyện, thị xã, thành phố. Dự tại điểm cầu địa phương có Bí thư, Chủ tịch
UBND và đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan.
Theo báo cáo tại hội nghị: Tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế – xã
hội tỉnh đã đạt được nhiều điểm tích cực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh dự kiến 9 tháng đầu năm đạt 7,7%, cao hơn mức cùng kỳ là 4,18 điểm phần trăm. Tình hình sản xuất
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cơ bản ổn định; công tác phòng chống dịch
bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản được thực hiện tốt không để dịch bệnh lớn
xảy ra; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp
tục được tăng cường,.. Chương
trình xây dựng nông thôn mới được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo triển
khai thực hiện.
Tình hình sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu
năm đạt được nhiều kết quả. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tháng 9/2024 ước đạt 3.362 tỷ đồng
(giá SS), giảm 17% so với tháng 8/2024. Lũy kế 9 tháng đầu năm, ước đạt 32.751
tỷ đồng, tăng 2,7% CK, bằng 62,7%KH. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp toàn
tỉnh ước đạt 3.633 tỷ đồng, bằng 60,5%KH.
Giải ngân vốn đầu tư công được triển khai quyết
liệt, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm địa phương có tỷ lệ giải ngân cao của cả
nước. Tính đến ngày 27/9/2024, giá trị giải ngân của tỉnh
đạt 2.957/6.503 tỷ đồng, bằng 42%KH (tăng 3%, tương ứng 423 tỷ đồng so với tháng 8/2024).
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lũy
kế đến hết tháng 9/2024 ước đạt 7.339 tỷ đồng, bằng 80% dự toán Trung ương
giao, bằng 57,4% dự toán UBND tỉnh giao, bằng 143,6% CK. Tổng thu ngân sách địa
phương lũy kế đến hết tháng 9/2024 ước đạt 21.802 tỷ đồng, bằng 132,7% dự toán
Trung ương giao, bằng 116,6% dự toán tỉnh giao và bằng 118,5% CK. Tổng chi ngân
sách địa phương lũy kế đến hết tháng 9/2024 ước đạt 14.723 tỷ đồng, bằng 86,8%
dự toán Trung ương giao, bằng 78,6% dự toán tỉnh giao và bằng 115,4% CK.
Hoạt động dịch vụ trên địa
bàn tỉnh diễn ra sôi động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng 9 tháng đạt 32.100 tỷ đồng, tăng 11,3% CK; Tổng giá trị xuất nhập khẩu,
mua bán, trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu tháng 9 ước đạt 405,34 triệu USD,
giảm 7,8% so với tháng 8, tăng 80,62% CK. Lũy kế 9 tháng ước đạt 2.745,07 triệu
USD, bằng 61%KH, tăng 77,5% CK.
Hoạt động du lịch đạt
khá, tiếp tục phát huy vai trò mũi nhọn của nền kinh tế. Tổng lượng khách đến
Lào Cai 9 tháng đạt khoảng 6,35 triệu lượt khách, tăng 4,59% CK; Chất lượng hoạt động văn hóa – xã hội được nâng lên;
Giáo dục được quan tâm, tổ chức Khai giảng năm học 2024-2025 và Ngày hội toàn
dân đưa trẻ đến trường chu đáo về mọi mặt, tạo không khí vui tươi, phấn khởi,
sẵn sàng bước vào năm học mới; Các chế độ chính sách, an sinh xã hội được
thực hiện đầy đủ, kịp thời; Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh,…
Bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được, tình
hình kinh tế – xã hội tỉnh Lào Cai còn một số khó khăn như: Cơn bão số 3 vừa xảy ra từ
ngày 07-10/9/2024 ảnh hưởng lớn tới đời sống, kinh tế – xã hội của tỉnh, đặc biệt
là khu vực vùng cao. Tính đến ngày 30/9/2024, ước tổng số thiệt hại trên 6.905,087 tỷ đồng, trong đó có rất nhiều
thiệt hại nặng nề về người, nhà ở, sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng… Sản lượng điện năng bị ảnh hưởng; Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp đạt thấp
so với Kế hoạch giao (62,7%KH); Các dự án thủy điện gặp
nhiều khó khăn; Việc quy hoạch
hình thành mới hoặc mở rộng các khu công nghiệp để tạo mặt bằng sạch thu hút
các dự án công nghiệp triển khai chậm; Tổng giá trị xuất nhập khẩu, mua bán,
trao đổi hàng hoá qua các cửa khẩu đạt rất thấp so với Kế hoạch đặt ra.
Anh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, phát biểu tại phiên họp.
Tham gia ý kiến tại phiên họp, Lãnh đạo UBND các
huyện, thị xã, thành phố báo cáo khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện phát triển kinh tế – xã
hội tại địa phương. Đồng thời, kiến nghị đối UBND tỉnh và các sở, ban, ngành
tỉnh quan tâm giải quyết một số vấn đề về công tác quy hoạch đất đai, cơ chế
chính sách hỗ trợ thiên tai, phương án sắp xếp dân cư; kéo dài vốn chương trình
mục tiêu quốc gia; hỗ trợ giống nông nghiệp;….
Tại phiên họp, đại diện các sở,
ngành đã thảo luận, tập trung làm rõ những khó khăn, đề xuất các
giải pháp để khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội sau
thiên tai và tập trung phát triển kinh tế – xã hội trong quý IV năm 2024.
Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận phiên họp.
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ
tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các
ngành đối với các kết quả đã đạt được trong thời gian qua.
Để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch năm 2024, đồng chí
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu, các cấp, các ngành, địa phương tiếp
tục chủ động tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất
sau cơn bão, phục hồi phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, cần ưu
tiên việc sắp xếp dân cư; rà soát, củng cố cơ sở vật chất trường lớp học sau bão số 3, bảo đảm an
toàn, đáp ứng đầy đủ cho việc học và dạy học của học sinh và giáo viên.
Tiếp tục triển khai
các giải pháp nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước, mở rộng cơ sở thu, bảo
đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; đẩy mạnh công tác quy hoạch, khôi phục hạ tầng
giao thông, thủy lợi, nước sạch, điện, viễn thông; rà soát, cơ chế, chính sách,
đưa ra các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho cho các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng cơn bão số 3 sớm khôi phục sản xuất.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh cũng lưu ý, ngành Nông nghiệp và các đơn vị cần có phương án, kết hợp chặt chẽ với các địa
phương hướng dẫn nhân dân phục hồi sản xuất nông nghiệp; tuyên
truyền, vận động, huy động tối đa người dân tham gia khôi phục sản xuất, đảm
bảo khung thời vụ; quan tâm thực hiện tốt các nội dung về an sinh,
phúc lợi xã hội và nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn, khu vực còn
khó khăn trên địa bàn tỉnh, nhất là các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
gây ra…
Thảo
Châu