Powered by Techcity

“Bắt bệnh” cho cây trồng

Tuy nhiên hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang đối mặt với những thử thách không ngừng. Để giải quyết và vượt qua những thách thức này, chương trình “Bác sĩ Nông học” với các chuyên gia nông nghiệp đầu ngành đến từ Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia, Hội Nông dân các tỉnh, Trường Nông nghiệp – Đại học Cần Thơ, Chuyên gia Nông nghiệp… đã ra đời với sứ mệnh mang đến kiến thức, giải pháp canh tác hiện đại và các hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho người nông dân Việt Nam.

Các chuyên gia chia sẻ tại chương trình "Bác sĩ Nông học".
Các chuyên gia chia sẻ tại chương trình “Bác sĩ Nông học”.

Giải quyết khó khăn, nâng tầm thương hiệu

Cuộc sống của người nông dân đầy khó khăn và vất vả. Họ làm việc quần quật dưới nắng mưa, đầu tắt mặt tối từ sáng sớm đến chiều muộn. Những ngày tháng vất vả trên đồng ruộng, giữa cái nắng chói chang hay mưa dầm dề, họ phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn, từ sâu bệnh đến thiếu thốn nguồn lực. Mỗi ngày trôi qua, họ vẫn cần mẫn, không ngừng lao động để vun đắp cho những mầm xanh cuộc sống.

Một hội viên Hội nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) đến tham gia chương trình Bác sĩ Nông học phấn khởi cho biết: “Từ trước đến nay, việc bón phân cho cây xoài luôn là thách thức lớn đối với chúng tôi. Không biết chọn loại phân nào và cách bón sao cho đúng, năng suất cây xoài luôn không đạt được như mong muốn. Hôm nay, có Bác sĩ bắt bệnh và chuyên gia Phân bón Phú Mỹ ra toa, tôi đã có gói giải pháp phân bón cho vườn xoài nhà tôi. Tôi còn học được nhiều kỹ thuật chăm sóc cây trồng mới. Cảm ơn Đạm Phú Mỹ và các chuyên gia đã chia sẻ những kiến thức hữu ích này, giúp chúng tôi có thêm niềm tin và hy vọng vào một mùa màng bội thu”.

Một trong những thành tựu đáng kể của chương trình là việc hỗ trợ nông dân đạt chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Đây không chỉ là sự công nhận về chất lượng mà còn là bước đệm quan trọng giúp sản phẩm nông sản Việt Nam vươn ra thế giới. Nhờ vào sự hỗ trợ này, sản phẩm của bà con đã có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn và xây dựng thương hiệu bền vững. Một đại biểu ở Lục Nam-Bắc Giang chia sẻ: “Chương trình đã giúp tôi nắm bắt được xu hướng thị trường, kênh bán hàng hiện đại và các kỹ thuật canh tác mới. Sản phẩm của tôi giờ đây không chỉ được yêu thích hơn mà còn đạt chuẩn, mở ra cơ hội kinh doanh lớn cho gia đình.”

Chia sẻ yêu thương qua từng buổi hội thảo

Ở mỗi vùng quê, từ Yên Châu (Sơn La) đến Chợ Lách (Bến Tre), chương trình Bác sĩ Nông học luôn thu hút đông đảo nông dân tham gia. Họ đến không chỉ để học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm sản xuất hay mà còn đưa ra những khó khăn, trăn trở của mình để các chuyên gia đưa ra giải pháp. Nhờ chương trình này, những kỹ thuật canh tác hiện đại và bền vững đã được truyền tải một cách dễ hiểu và chân thực nhất.

Anh Nguyễn Duy Ninh, nông dân huyện Chợ Lách (Bến Tre), chia sẻ: “Tham gia Bác sĩ nông học hôm nay, tôi học hỏi được nhiều đề tài mới và nhận biết những khó khăn gặp phải. Tôi cũng học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích để về truyền tải cho bà con nông dân và hợp tác xã, từ đó có những giải pháp để canh tác nông nghiệp hiệu quả hơn”.

Chương trình mang đến kiến thức, giải pháp canh tác hiện đại và các hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho người nông dân Việt Nam.
Chương trình mang đến kiến thức, giải pháp canh tác hiện đại và các hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho người nông dân Việt Nam.

Xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Không chỉ trang bị kiến thức kỹ thuật, chương trình còn đặc biệt chú trọng đến mặt bền vững của sản xuất nông nghiệp. Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hợp lý, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến để tối ưu hóa năng suất mà không gây hại cho môi trường.

Thạc sĩ Phạm Quí Ninh, Chuyên gia nông nghiệp Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí cho biết: “Chương trình Bác sĩ nông học giúp bà con tiếp cận trực tiếp với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả trong canh tác nông nghiệp. Giúp bà con phát triển nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo định hướng chung của địa phương và ngành nông nghiệp”.

Tầm nhìn và sứ mệnh của PVFCCo

Với sứ mệnh “Đồng hành cùng nông dân vì một nền nông nghiệp bền vững”, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) luôn nỗ lực không ngừng để mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng nông nghiệp. Chương trình “Bác sĩ Nông học” do PVFCCo tài trợ không chỉ là một chương trình hỗ trợ kỹ thuật đơn thuần mà còn là một cầu nối quan trọng, giúp nông dân Việt Nam nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy sản xuất và vươn lên mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số. Những nỗ lực này đã và đang góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và giàu tiềm năng cho tương lai. Với sự đồng hành của PVFCCo, nông dân Việt Nam không chỉ có thêm niềm tin vào tương lai mà còn có thêm sức mạnh để vượt qua mọi thử thách, vươn tới những thành công mới và mang lại những vụ mùa bội thu.

Theo nhandan.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy ngành hàng quế xuất khẩu

Sản xuất hữu cơ, áp dụng quy trình canh tác nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn quốc tế là giải pháp căn cơ để mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp ngành hàng quế phát triển bền vững, phát huy thế mạnh của sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Tại huyện Bảo Yên, việc phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng quế đã giúp nhiều hộ có thu nhập cao và ổn...

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Qua các mô hình chuyển giao, tập huấn, thời gian gần đây, mô hình canh tác lúa hữu cơ đã trở thành xu hướng phổ biến, không chỉ áp dụng cho cây ăn trái và hoa màu, mà còn mở rộng trên lĩnh vực canh tác lúa. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại Trà Vinh, mô hình canh tác lúa hữu cơ đang được đẩy mạnh và lan tỏa....

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học phát triển tổ chức đảng và đảng viên Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh

Quang cảnh hội thảo. Đảng bộ Khối Cơ quan – Doanh nghiệp tỉnh hiện có 87 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, 241 chi bộ, gần 5.600 đảng viên. Tuy nhiên, khối các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế tư nhân nhân mới chỉ có 16 tổ...

Biển quảng cáo gây mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 4E

Tại thôn Bến Phà, xã Gia Phú, vỉa hè vốn dành cho người đi bộ giờ đây bị các biển quảng cáo lớn, nhỏ lấn chiếm, buộc người dân phải đi dưới lòng đường. Mặc dù mỗi chủ cửa hàng đều muốn quảng bá sản phẩm nổi...

Tránh rét cho địa lan

Thuê đất ở vùng thấp thuộc khu vực xã Cốc San để di chuyển lan về tránh rét, hàng ngày, anh Châu A Bình (ở đội 10, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa) tự tay cắt tỉa lá vàng, nhành xấu, loại bỏ những nụ hoa bị dập, nấm… Miệt mài...

"Quán nhân đạo" – giải pháp đầu ra cho mô hình sinh kế

Vào mỗi sáng Chủ nhật, tại chợ phiên Tả Phời, Hợp Thành, gian hàng “Quán Nhân đạo” bày bán các sản phẩm từ mô hình sinh kế cho bà con như thịt lợn, dê, trâu… lại nhộn nhịp, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của người dân địa...

Mở điểm thi đánh giá tư duy tại tỉnh Lào Cai

Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) là một trong ba phương thức xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Mục tiêu của bài thi TSA là đánh giá 3 năng lực tư duy nền tảng của học sinh gồm: Tư duy Toán học, tư duy Đọc hiểu và tư...

Cùng chuyên mục

Tránh rét cho địa lan

Thuê đất ở vùng thấp thuộc khu vực xã Cốc San để di chuyển lan về tránh rét, hàng ngày, anh Châu A Bình (ở đội 10, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa) tự tay cắt tỉa lá vàng, nhành xấu, loại bỏ những nụ hoa bị dập, nấm… Miệt mài...

Doanh nhân trẻ Lào Cai: “Tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị”

Doanh nhân trẻ Lào Cai: “Tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị” Nguồn

Phụ nữ xã Bản Lầu phát huy quyền năng kinh tế

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Đồng hành hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Mưa lũ đã cuốn trôi gần chục lồng cá lăng, cá chép nuôi trên sông Chảy cùng toàn bộ chuồng trại chăn nuôi của gia đình ông Hoàng Văn Phát, ở thôn Đầm Rụng, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên. Ngay sau mưa lũ, ông Phát đã bắt tay...

Sinh kế tại chỗ lúc nông nhàn

Không phải vất vả nắng mưa, chỉ cần khéo léo và chăm chỉ, trung bình mỗi ngày, chị Hảng Thị Mỷ, thôn Tả Lủ, xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương cũng có thể kiếm được 100.000 – 200.000 nghìn đồng nhờ nghề may. Mức thu nhập...

Khai mạc Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung – Việt năm 2024

Tham dự về phía tỉnh Lào Cai (Việt Nam) có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban...

Tránh lãng phí sau đầu tư xây dựng chợ

Chợ đầu tư lớn, nhưng hiệu quả chưa tương xứng Chợ Kim Tân có tổng mức đầu tư 36,6 tỷ đồng, được khởi công xây dựng năm 2014 và đi vào hoạt động tháng 7 năm 2017. Chợ hiện có khoảng 400 kiốt, vậy nhưng sau 8 năm đi vào...

Sức hút nông sản Việt tại Hội chợ Kinh tế thương mại và du lịch biên giới Trung – Việt

Có 120 gian hàng là các mặt hàng nông sản, đặc sản của Việt Nam được trưng bày tại hội chợ. Có tới 18 gian hàng yến đến từ các tỉnh vùng biển của Việt Nam tham gia hội chợ lần này. Đây là sản phẩm nông sản...

Hiệu quả giao khoán quản lý, vận hành công trình nước sạch nông thôn

Công trình cấp nước sinh hoạt ở thôn Na Nối, xã Bản Xen, huyện Mường Khương, trước đây, được giao cho tổ quản lý cộng đồng quản lý. Nhưng sau thời gian ngắn vận hành, công trình đã xuống cấp, không phát huy hiệu quả sử dụng như thiết kế. Từ...

Hội đàm giữa đoàn đại biểu kinh tế thương mại tỉnh Lào Cai ( Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

Quang cảnh buổi hội đàm. Tại buổi hội đàm, hai bên đã tập trung trao đổi và thống nhất một số vấn đề như: thúc đẩy xây dựng trung tâm thông quan tại tỉnh Lào Cai và khu vực giám sát tại hai phía cầu đường bộ Bát Xát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất