Powered by Techcity

Giúp dân xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn

Ngựa bạch là loài vật nuôi có khả năng mang lại hiệu quả cao cho đồng bào DTTS.
Ngựa bạch là loài vật nuôi có khả năng mang lại hiệu quả cao cho đồng bào DTTS.

Si Ma Cai là huyện biên giới, cách trung tâm tỉnh Lào Cai 100km, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của huyện lên tới 95%. Huyện nằm trên độ cao trung bình từ 1.200 đến 1.800m. Do ảnh hưởng của địa hình núi cao nên diễn biến khí hậu khá phức tạp, tác động không nhỏ đến đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chính vì thế, hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Si Ma Cai vẫn còn 40,74%, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Lào Cai. Trong tình hình đó, giúp dân phát triển kinh tế – xã hội để yên tâm trở thành những “cột mốc sống” bảo vệ chủ quyền biên giới là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, trong đó có BĐBP.

Một trong những vật nuôi truyền thống ở huyện biên cương này là ngựa, song số lượng hạn chế so với các loại gia súc khác. Toàn huyện chỉ có khoảng 500 con, phần nhiều trong số đó là ngựa đen, ngựa đỏ, số lượng ngựa bạch ít, chỉ khoảng 100 con. Nhận thấy những lợi ích lớn của việc phát triển chăn nuôi ngựa bạch và với mong muốn tạo ra một mô hình mẫu để đồng bào các DTTS chứng kiến và nghiên cứu làm theo, Đồn Biên phòng Si Ma Cai, BĐBP Lào Cai đã thí điểm việc nuôi ngựa bạch.

Những người có thâm niên lâu năm chăn nuôi ngựa ở Lào Cai cho biết, ngựa là loài vật dễ nuôi, thức ăn chủ yếu chỉ là cỏ, chuối, cây ngô và cám công nghiệp. So với bò, ngựa cũng ăn ít hơn, mỗi ngày chỉ 2 lần ăn, mỗi lần khoảng 5kg cỏ. Hơn nữa, ngựa ít bị bệnh tật. Còn so trong loài thì ngựa bạch càng quý hơn ngựa đen, ngựa đỏ. Ngựa bạch có thuộc tính hiền, rất dễ nuôi. Thịt ngựa bạch ngọt, mềm hơn thịt ngựa đen, ngựa đỏ. Xương ngựa bạch còn có thể nấu cao. Cao xương ngựa bạch cho chất lượng tốt, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ, có tác dụng điều trị đặc trưng với một số bệnh lý cụ thể như viêm khớp, bệnh cột sống thắt lưng, bệnh hen phế quản, bổ dưỡng cho trẻ còi xương, bệnh tiểu đường…

Lợi ích nhiều là thế, nhưng việc phát triển đàn ngựa bạch không đơn giản. Nguyên nhân là càng quý thì giá giống càng cao, đòi hỏi người chăn nuôi phải có nguồn vốn lớn. Một con ngựa bạch giống hiện giờ có giá tới 30 triệu đồng. Vậy nên, không dễ để đồng bào DTTS ở một huyện nghèo còn dựa chủ yếu vào trợ cấp từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh như Si Ma Cai có thể mở rộng đàn.

Thực hiện ý tưởng này, những diện tích đất trống xung quanh Đồn Biên phòng Si Ma Cai được tận dụng để trồng cỏ voi cung cấp thức ăn cho đàn ngựa bạch nuôi nhốt trong chuồng. Gắn bó, chăm sóc đàn ngựa bạch một thời gian, Đại uý Sùng A Trơ, cán bộ đơn vị nhận xét, nuôi ngựa bạch khá dễ, ngoài đảm bảo thức ăn, chỉ cần thường xuyên theo dõi, lúc nào chúng có biểu hiện đau ốm thì báo cho cán bộ thú y tới khám.

Đàn ngựa nhốt được các chiến sĩ Biên phòng cung cấp thức ăn đầy đủ nên sinh trưởng và phát triển tốt. Sau 5 năm, từ 4 con ban đầu, nay đồn đã có 9 con. Giá thành ngựa bạch trưởng thành (khoảng 4 – 5 tuổi) đủ điều kiện nấu cao rất cao, khoảng 200 triệu đồng một con, cao gấp 6 – 7 lần giá thành một con ngựa giống và cao hơn nhiều giá các loại gia súc khác mấy năm nay thường biến động theo xu hướng xuống thấp.

Trung tá Phạm Đức Hậu, Chính trị viên Đồn Biên phòng Si Ma Cai cho biết: “Trước đây, người dân quanh vùng đã có truyền thống nuôi ngựa đen nhưng hiệu quả không cao bằng nuôi ngựa bạch. Vì vậy, đồn mong muốn, thông qua mô hình này sẽ giúp người dân vùng biên quan sát, học hỏi, ứng dụng nhằm tạo sinh kế mới, tăng thu nhập, đồng thời góp phần nhân đàn giống ngựa quý”.

Những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai là minh chứng cho sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị trong việc thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025. Trong đề án này, tỉnh Lào Cai đặt vấn đề phát huy kiến thức bản địa để tạo ra các sản phẩm vùng miền, đặc hữu, gắn với du lịch, sản phẩm OCOP và chuỗi giá trị.

Cán bộ Đồn Biên phòng Si Ma Cai luôn gần gũi, gắn bó, giúp đỡ đồng bào DTTS trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Cán bộ Đồn Biên phòng Si Ma Cai luôn gần gũi, gắn bó, giúp đỡ đồng bào DTTS trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, chuyển đổi mạnh hình thức phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, từng vùng để chăn nuôi những vật nuôi đặc sản, các giống bản địa có giá trị kinh tế cao; phấn đấu tổng đàn gia súc đạt 695.000 con, tổng sản lượng thịt hơi đạt 68.500 tấn. Riêng đàn ngựa sẽ giữ ổn định ở mức 7.000 con. Giúp dân phát triển kinh tế, 4 năm qua, Đồn Biên phòng Si Ma Cai đã hỗ trợ 12 hộ nghèo về cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện để bà con có sinh kế, vươn lên thoát nghèo bền vững, yên tâm bám trụ biên cương.

Bên cạnh giúp dân làm kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai còn luôn bám địa bàn, nắm rõ hoàn cảnh của từng hộ khó khăn để lên phương án giúp đỡ dân phù hợp nhất. Cũng như nhiều địa phương miền núi khác, Si Ma Cai đang chịu tác động của biến đổi khí hậu. Những đợt mưa bây giờ thường vừa lớn, vừa dai dẳng. Sinh sống bao năm bên sườn đồi, mỗi khi mùa mưa đến, nỗi lo thường trực của gia đình anh Lù Văn Thắng, ở thôn Nàn Vái, xã Nàn Sán là nhà bị sập.

Thấu hiểu nỗi lo đó của gia đình anh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai đã quyên góp ủng hộ ngày lương và vận động xã hội hóa được 80 triệu đồng, lại nhiệt tình hỗ trợ về ngày công giúp gia đình làm được căn nhà mới kiên cố, chấm dứt cảnh sợ hãi mỗi khi mưa xuống. Không chỉ có gia đình anh Thắng, đồn đã vận động xã hội hóa giúp đỡ 13 hộ gia đình khác làm nhà ở, xóa cảnh dột nát, tạm bợ, với tổng số tiền 700 triệu đồng. Thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai còn đỡ đầu em Lù Seo Lử, ở thôn Lù Dì Sán, xã Sán Chải hoàn thành xong chương trình lớp 12, tạo cơ sở cho em thực hiện ước mơ thi vào Học viện Biên phòng.

Thiếu tá Lý Văn Vinh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Si Ma Cai chia sẻ: “Quán triệt phương châm sống “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, đồng cảm, chia sẻ với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã thực hiện nhiều việc làm, từ việc giúp dân phát triển sản xuất bằng các mô hình nuôi lợn đen, dê, bò, ngựa đến xây dựng các tuyến phố văn minh ở trung tâm huyện lỵ… Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai đặt mục tiêu giữ vững các mô hình đã phát huy hiệu quả thời gian qua và tiếp tục nghiên cứu thực hiện những mô hình có triển vọng phát triển tốt hơn trong thời gian tới, từ đó, hỗ trợ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở nơi biên cương”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cải thiện thu nhập cho đồng bào DTTS ở Bảo Yên thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất

Cây chanh leo từng được coi là cây trồng chủ lực của huyện Bảo Yên; tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn về đầu ra nên có thời điểm, sản phẩm chanh leo ở Bảo Yên vắng bóng trên thị trường tiêu thụ của địa phương. Những năm gần đây, bà con đã dần khôi phục lại diện tích, chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang liên kết, xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến...

Thư của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc...

Thư của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gửi Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV - năm 2024 Nguồn

Bộ đội Biên phòng Lào Cai triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 27/6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị sơ kết công tác biên phòng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. 6 tháng cuối năm, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của các cấp về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và công tác biên phòng; tăng...

Xây dựng một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng

Khi nghiên cứu văn hóa các dân tộc trên nhiều vùng miền của Tổ quốc, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, tính đa dạng văn hóa của văn hóa các tộc người làm nên bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc. Cần nhận thức rõ điều này để có sự tôn trọng, bảo vệ sự đa dạng văn hóa trong xây dựng chính sách và thực hiện chính sách ở vùng...

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 25/6, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng 6 tháng cuối năm 2024; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 689-NQ/QUTW ngày 10/10/2014 của Quân ủy Trung ương về phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, cứu hộ - cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. ...

Cùng tác giả

Phòng bệnh sau lũ lụt

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, gia đình ông Trần Ngọc Lâm, ở thôn Lâm Tiến, xã Mường Vi, huyện Bát Xát bị đất sạt vào nhà, bùn đất lầy lội, môi trường sống của gia đình ít nhiều bị ảnh hưởng. Nước rút, chính quyền...

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

[Infographic] Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế Nguồn

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Cùng chuyên mục

Phòng bệnh sau lũ lụt

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, gia đình ông Trần Ngọc Lâm, ở thôn Lâm Tiến, xã Mường Vi, huyện Bát Xát bị đất sạt vào nhà, bùn đất lầy lội, môi trường sống của gia đình ít nhiều bị ảnh hưởng. Nước rút, chính quyền...

Tin tức sáng 17-9: Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm, động viên người dân khi ông tới hiện trường vụ sạt lở ở Làng Nủ chiều 12-9 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Công bố danh sách chi hơn 1.000 tỉ đồng cứu trợ đồng bào bị bão lũ Ban Vận động cứu trợ trung ương – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều 16-9 công bố danh sách chi 1.035 tỉ đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lũ. Cụ thể, Ban đã...

Gấp rút phòng dịch bệnh sau bão lũ

Chung tay hỗ trợ người bệnh vùng bão lũ Lũ vừa rút, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã có mặt ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng – nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ. Đoàn Bệnh viện Việt...

Phân bổ 650 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương

Tính đến 17h00 ngày 16/9/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền là 1.236 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Từ số tiền tiếp nhận được và căn cứ vào tình hình thiệt hại của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã quyết định phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Trường học tan hoang, 17 trường không thể khôi phục

TPO – Theo Bộ GD&ĐT, sau khi bão lũ đi qua, công cuộc dọn dẹp, tái thiết trường lớp được giáo viên các trường gấp rút triển khai nhằm đón học sinh đi học trở lại. Thực tế, thiệt hại về trường lớp rất nặng nề. Có 17 trường không thể khôi phục.  99 trường/điểm trường chưa thể dạy học Theo báo cáo từ 23/27 tỉnh, thành phố, hiện nay nước đang rút dần và các cơ sở giáo...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai thăm, tặng quà người bị thương do mưa lũ

Đồng chí Lý Văn Hải thăm hỏi, động viên người bị nạn. Tại các khoa điều trị, đồng chí Lý Văn Hải đã ân cần thăm hỏi, động viên người bị nạn, đồng thời trao 25 suất quà, mỗi suất trị giá 3.600.000 đồng cho các bệnh nhân. Đến...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung thăm, tặng quà nhân dân xã Bản Phố và xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà

CTTĐT- Chiều ngày 16/9/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung đã tới thăm và tặng quà nhân dân xã Bản Phố và xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà. Tham gia đoàn có các đồng chí: Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Bắc Hà; Đoàn viên Thanh niên Chi đoàn Văn phòng UBND tỉnh...

Sẵn sàng các điều kiện xây dựng khu tái định cư

Tham dự hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo hội kiến trúc Việt Nam; Binh...

Vì nước quên thân, vì dân phục vụ

Quên đói, quên mệt, quên cả hiểm nguy rình rập xung quanh, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an trên địa bàn tỉnh đã vượt núi, băng rừng, vượt dòng lũ dữ để kịp thời đưa tin, tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân ở vùng cô lập. Những câu chuyện, hành động dũng cảm “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của các anh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất