Powered by Techcity

Lương mới và kỳ vọng của người lao động

Cần phải bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng giá chạy theo lương.

Lương luôn là vấn đề nóng

Theo đó, nhóm thứ nhất được tăng lương là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp, dự kiến sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm; nhóm thứ hai, người hưu trí và đối tượng trợ cấp bảo hiểm xã hội (về cơ bản cách tính lương hưu khi cải cách tiền lương sẽ không thay đổi mà chỉ ảnh hưởng đến mức hưởng lương hưu do mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội thay đổi. Chính phủ sẽ có văn bản quy định cụ thể hoặc hướng dẫn cách xác định mức hưởng lương hưu trong thời gian sắp tới); lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp cũng được điều chỉnh tăng thêm 6%, tương ứng ở các vùng như sau: Vùng 1 tăng lên 23.800 đồng; vùng 2 là 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.

Tăng lương là vấn đề được người lao động hết sức mong đợi, bởi mức lương hiện hành thực sự không giúp cho họ trang trải được cuộc sống. Chính bởi vậy, người lao động kỳ vọng mức lương mới được cải thiện sẽ bù đắp trượt giá, đáp ứng mức sống tối thiểu của họ.

Nghe thông tin sắp được tăng lương, chị Thiên An (công nhân Công ty TNHH Vina Bata, Sơn Tây, Hà Nội) bày tỏ phấn khởi. Chị An cho biết, so với mức sống tối thiểu hiện nay, nhiều công nhân đang phải “thắt lưng, buộc bụng” mới đủ chi tiêu. Và để có thể đảm bảo sinh hoạt phí hàng tháng, công nhân phải tăng ca nhiều, không có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình. Chính bởi vậy, việc tăng lương tới đây rất có ý nghĩa trong việc chia sẻ, giảm bớt những gánh nặng chi tiêu của người lao động.

Là giáo viên của một trường mầm non tại quận Hà Đông (Hà Nội), chị Trần Nhật lệ chia sẻ: “Với đồng lương công chức của chồng và đồng lương giáo viên mầm non của tôi, hiện tại gia đình tôi đang phải hết sức tằn tiện mới lo đủ cho 4 người, trong đó 2 con đang độ tuổi đi học. Theo tính toán, tôi sẽ được tăng thêm khoảng 1,5 triệu đồng/tháng nếu áp dụng lương mới từ ngày 1/7. Đây là một khoản thu nhập rất đáng kể đối với gia đình tôi trong thời điểm hiện nay”.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương – nguyên Viện trưởng viện Khoa học lao động xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho rằng, thực tế đây là đề án cải cách tiền lương được nhiều người dân kỳ vọng. “Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm còn cần phải bàn bạc để cụ thể hóa trong quá trình thực hiện như là tính thang bảng lương, việc trả lương theo công việc, hay thực hiện giao quyền tự chủ trả lương cho người đứng đầu cơ quan đơn vị, cách tính lương hưu… Đây là những việc cần phải làm khẩn trương” – bà Hương góp ý.

Trước tâm lý mong chờ của người dân về vấn đề tăng lương từ ngày 1/7 tới, tại Hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 5/2024 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 6/2024 của Bộ Nội Vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã chỉ đạo giao Vụ Tiền lương khẩn trương hoàn thiện dự thảo Tờ trình, Báo cáo Bộ Chính trị về các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, khóa XII. Đồng thời tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị định và văn bản hướng dẫn các nội dung cải cách tiền lương. Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, tham mưu, chuẩn bị các nội dung phục vụ họp báo về cải cách chính sách tiền lương và tổ chức các hội nghị góp ý kiến vào các dự thảo Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương mới bảo đảm đủ cơ sở pháp lý thực hiện chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Nỗ lực ổn định giá cả khi tăng lương

Theo dõi rất sát những thông tin của đợt cải cách tiền lương lần này, ông Phạm Minh Huân – nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhận định: Cải cách tiền lương đang là vấn đề “nóng” nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Theo ông Huân, khu vực công là khu vực còn nhiều bất cập, cơ chế trả lương còn chưa được đổi mới. Trung ương đã nhấn mạnh để thay đổi cần phải sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, đánh giá cán bộ công chức, tăng nguồn, tăng ngân sách…để cải cách lương cho công nhân, viên chức. Bên cạnh đó, cần tính toán kỹ việc cải cách lương hưu, để đảm bảo cho mọi người đều hưởng lợi từ việc tăng lương này, và không ai bị bỏ lại phía sau. Tâm lý của người về hưu luôn mong muốn có mức tăng cao để giảm bớt khó khăn trong đời sống. Nhưng tăng ở mức bao nhiêu cần tính toán trên nhiều yếu tố và phù hợp với tình hình thực tế. Thậm chí, với nhóm đối tượng có lương hưu thấp, nhà nước cần có mức hỗ trợ thêm để cải thiện cuộc sống của người về hưu. “Việc tăng lương có thể nói là đáp ứng được đúng vấn đề mong mỏi của quần chúng nhân dân, tuy nhiên cần thiết phải kiểm soát tốt vấn đề giá cả sinh hoạt” – ông Huân nhấn mạnh.

Băn khoăn về việc lương chưa tăng giá cả đã tăng, chị Trần Nhật Lệ (Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ: “Lương tôi dự kiến được tăng khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, 2 vợ chồng tăng khoảng 2,4 triệu đồng/tháng. Đây là một khoản tăng thêm tương đối lớn và rất cần thiết đối với gia đình tôi. Tuy nhiên, nếu giá cả leo thang thì mức tăng này không còn ý nghĩa”.

“Điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế với phòng chống lạm phát, điều chỉnh kết hợp một cách hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ và tài khóa thì chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được giá cả. Việt Nam có lợi thế là một quốc gia có gói giá cả thiết yếu như lương thực thực phẩm thiết yếu. Chúng ta hoàn toàn không có tỷ lệ lớn hàng hóa phải nhập khẩu các nguyên nhiên vật liệu. Đặc biệt là cần phải tính đến dự báo và có những hợp đồng có tính ổn định và dài hạn để kiểm soát tăng giá ở mặt hàng sản xuất này” – Phó Thủ tướng giải trình trước Quốc hội.

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh:

Không để tình trạng “giá hàng hóa té nước theo lương”

Việc tăng lương sau cải cách có ý nghĩa lớn. Nhưng nếu tăng lương xong lại tăng giá thì không giải quyết được vấn đề gì, không có ý nghĩa gì. Nhà nước cần có các giải pháp để kiềm chế giá cả, tránh tình trạng “giá hàng hóa té nước theo lương”. Phải phân định mặt hàng nào tăng giá trong thời gian trước và sau khi lương tăng thì cần phải đặc biệt lưu tâm quản lý chặt chẽ. Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) phải phối kết hợp với địa phương, các phường, xã, quận, huyện là nơi trực tiếp quản lý hàng hóa đến với người dân ngay trên địa bàn của mình, cần làm tốt việc giám sát giá cả. Cần phải phân cấp quản lý một cách hiệu quả. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường, quản lý giá cần theo dõi, giám sát tình hình giá sản xuất đầu vào của các doanh nghiệp lớn. Còn các sản phẩm liên quan đến dân sinh, thiết yếu thì chính quyền địa phương các cấp phải quản lý. Bỏ bớt khâu trung gian, giảm giá thành sản phẩm để người tiêu dùng được lợi.

Theo daidoanket.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Người dân nhận lương hưu trong kỳ chi trả của ngành bảo hiểm xã hội tại Hà Nội – Ảnh: HÀ QUÂN Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Sẽ gộp trả hai tháng lương hưu Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có thông báo về chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội gộp hai tháng 1 và 2 của năm 2025. Cụ thể, cơ quan này sẽ cấp kinh phí cho các tỉnh thành vào kỳ chi...

Có phải tất cả người hưởng phải nhận lương hưu qua tài khoản từ tháng 9/2024

Thông tin Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ trực tiếp thanh toán lương hưu qua tài khoản tại 63 tỉnh, thành từ tháng 9/2024 đang được nhiều người quan tâm. Vậy điều này có đồng nghĩa với việc từ thời điểm này, tất cả đều phải nhận lương hưu qua tài khoản hay không?Mới đây, BHXH Việt Nam thông báo từ 1/8/2024, BHXH Việt Nam đã thực hiện trực tiếp chi trả lương hưu trợ cấp BHXH hàng tháng...

Mặt bằng giá cả được kiểm soát tốt

Đến thời điểm này, mặt bằng giá cả vẫn đang được kiểm soát tốt. Trong tuần đầu tiên sau khi chính sách tăng lương có hiệu lực, giá cả tại các chợ dân sinh cơ bản ổn định. Không có tình trạng "tát nước theo mưa", tăng giá sau tăng lương là cảm nhận của nhiều người tiêu dùng. Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng khoảng 8,5% trong nửa đầu năm nay cũng là yếu tố làm...

Những trường hợp nào được nghỉ hưu trước tuổi?

Bạn đọc hỏi, chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo quy định hiện nay như thế nào? Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin như sau: Theo quy định tại Điều 169, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu của người lao...

Không để lợi dụng chính sách tăng lương để nâng giá hàng hóa, dịch vụ bất thường

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký giá, kê khai giá khi các tổ chức đăng ký giá, kê khai giá, thay đổi mức giá đối với mặt hàng thuộc diện phải đăng ký giá, kê khai giá, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giá, xử lý theo thẩm quyền. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh trên thị trường của các tổ chức,...

Cùng tác giả

UBND tỉnh Lào Cai họp bàn về danh mục các công trình bị hư hỏng do bão số 3 cần ưu tiên sửa chữa

CTTĐT - Chiều ngày 24/12/2024, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc họp nghe các sở, ngành liên quan báo cáo kết quả rà soát, tổng hợp các danh mục công trình bị hư hỏng do bão số 3 (bão Yagi) cần ưu tiên sửa chữa. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham...

Công bố Quy hoạch chi tiết Công viên văn hoá Lào Cai

Công viên văn hóa Lào Cai có diện tích hơn 110 ha, gồm 3 phân khu: Khu cội nguồn; Khu xây dựng - phát triển và Khu tương lai; vị trí xây dựng thuộc 2 phường Bắc Cường và phường Nam Cường. Đây là tổ hợp công viên văn...

Người Dao Tả Phìn chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Gần 7 năm làm du lịch cộng đồng, chị Lý Tả Mẩy, ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa đã khai thác hiệu quả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok để quảng bá điểm đến. Hiện, khách đến với gia đình chị...

Tôn vinh 18 nông dân Lào Cai điển hình xuất sắc năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Các đại biểu tham dự hội nghị. Là những hạt nhân tiêu biểu của phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và đi lên từ chương trình Tự hào nông dân Việt Nam, 18 nông dân điển hình xuất sắc năm...

Tập trung làm mới động lực tăng trưởng

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2025. Năm 2024, Lào Cai cơ bản hoàn thành các mục...

Cùng chuyên mục

Người Dao Tả Phìn chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Gần 7 năm làm du lịch cộng đồng, chị Lý Tả Mẩy, ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa đã khai thác hiệu quả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok để quảng bá điểm đến. Hiện, khách đến với gia đình chị...

Tập trung làm mới động lực tăng trưởng

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2025. Năm 2024, Lào Cai cơ bản hoàn thành các mục...

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Lào Cai kiến nghị Chính phủ 9 nhóm vấn đề

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức đàm phán, ký kết văn...

Làm giàu từ cây cam Vinh

Sau 7 năm trồng, chăm sóc cây cam Vinh đã đến ngày gia đình chị Thu thu hoạch qủa. 700 gốc cam Vinh sai trĩu quả, thu hái gần 20 tấn quả/năm là thành quả của gia đình chị Thu sau 7 năm vun xới, chăm sóc. Sau...

Đẩy nhanh chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đo đạc thực địa tại rừng của các hộ dân. Vị trí lô rừng này, gia đình anh Hà vẫn canh tác, sản xuất nhiều năm nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đo đạc trên thực địa bằng thiết bị GPS, tọa độ vị...

Làm giàu từ mô hình sản phẩm nông nghiệp sạch

Tận dụng lợi thế diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn và nhu cầu thị trường, cách đây 5 năm, ông Lương đã học hỏi kinh nghiệm và chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, an toàn. Ông đầu tư lắp đặt...

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bộ trưởng Giao thông phát lệnh xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nông sản Mường Khương vào vụ Tết

Gạo Séng Cù – một trong nhiều đặc sản của Mường Khương đang được các cơ sở xay xát sẵn sàng cung ứng dịp Tết (ảnh trên). Trong năm, nông dân Mường Khương canh tác 600 ha lúa Séng Cù, sản lượng thóc khoảng 360 tấn. Chuẩn bị hàng tết, cơ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất