Powered by Techcity

Ngát xanh Mường Báng | Báo Lào Cai điện tử

Nhưng khi xe băng qua những chặng đèo dốc lớn, tới địa phận Mường Báng, tất cả dường như dịu lại, sự oi bức phút chốc vơi đi. Chẳng thế mà đồng bào người Thái, H’Mông nơi đây luôn tự hào quê hương mình có diện tích rừng rậm phong phú, nhiều vùng đá tự nhiên có tầng dày hàng trăm mét và văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc…

Thôn Phai Tung, xã Mường Báng, điểm sáng du lịch cộng đồng.

Thôn Phai Tung, xã Mường Báng, điểm sáng du lịch cộng đồng.

Điểm nhấn của địa phương là lưu giữ được bản sắc văn hóa, ẩm thực, nghề truyền thống của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn. Nền khí hậu mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ với rừng thông cổ thụ, các điểm săn mây cùng nhiều lễ hội dân gian phô diễn các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo, Mường Báng khiến du khách đã đến một lần đều khát khao trở lại.

Làm cho đất nóng “nở hoa”

Xã Mường Báng có 3/4 diện tích tự nhiên là đồi, núi cao với độ dốc lớn, cách trung tâm huyện Tủa Chùa 1 km. Xã đông dân cư, với tổng số 1.157 hộ, 5.911 nhân khẩu, sáu dân tộc anh em: Kinh (0,6%); Thái (25,2%); H’Mông (65,1%); Khơ Mú (8,5%); Ê Đê (0,3%) và 0,08% các dân tộc khác sinh sống tại 13 thôn, bản trong đó 10 thôn, bản vùng cao, 3 thôn, bản vùng thấp.

Hình ảnh thơ mộng về Mường Báng được lan truyền suốt thời gian qua chính là những con đường hoa uốn lượn, lung linh khoe sắc dẫn vào các thôn, bản. Dịp này, hoa ban, hoa trẩu và các loài hoa khác chỉ còn lác đác, điểm xuyết trên cành nhưng vẻ đẹp bình yên của miền đất vẫn vẹn nguyên và đầy lôi cuốn.

Con đường liên thôn đang trong giai đoạn hoàn thiện càng khiến bà con thêm phấn khởi. Đó là dấu ấn của lòng quyết tâm, tình đoàn kết để cùng hướng tới sự văn minh, phát triển. Cán bộ xã cho biết, tất cả các hộ dân liên quan tới con đường đều tự nguyện hiến đất để công trình chung của thôn, của xã được hoàn thiện sớm nhất, đẹp nhất, mang lại sự tiện lợi cho nhân dân và chào đón khách xa.

Một vài năm trở lại đây, xác định du lịch cộng đồng như một hướng phát triển đầy tiềm năng, xã Mường Báng đã lựa chọn một số thôn, bản vùng thấp như Phai Tung, Tiên Phong để xây dựng mô hình bản văn hóa để tạo sức hút, phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Đến nay, cùng với triển khai mô hình homestay phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách du lịch trong nước và quốc tế, nhiều hộ dân đã chủ động nâng cấp, cải tạo nhà sàn của gia đình theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu du khách, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ở hai thôn, bản nêu trên, bà con dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao, khi đến đây, du khách sẽ được khám phá trải nghiệm thực tế sinh hoạt, lao động sản xuất của dân tộc Thái; trực tiếp tham gia chế biến món ăn, giao lưu văn hóa văn nghệ, thưởng thức ẩm thực địa phương…

Bản Phai Tung có bốn hộ đang kinh doanh dịch vụ lưu trú gồm: Lò Văn Giót (Homestay Phương Đông), Mào Văn Bổn (Homestay Bằng An), Điêu Chính Thủy (Homestay Quốc Khánh), Lò Văn Quyến (Homestay Quyến Choi). Lần lượt dừng chân tại các homestay, chúng tôi cảm nhận được sự khang trang của nhà cửa, công trình vệ sinh cũng như cách đầu tư trong trang trí cây cảnh, các vật dụng truyền thống với đời sống của đồng bào. Mới đi vào hoạt động chưa lâu, song, các homestay đã đón nhiều đoàn khách, trong đó sự hài lòng thông qua phản hồi là không gian thoáng đãng, trong lành và ẩm thực phong phú.

Rời Phai Tung, chúng tôi theo chân cán bộ xã đến thôn Súng Ún – nơi quy tụ chủ yếu của đồng bào H’Mông, cũng là niềm tự hào của nhân dân bởi ở đây có các nghệ nhân khèn nức tiếng miền Tây Bắc. Từ con đường dốc cheo leo xuyên bản, chúng tôi đã nghe thấy điệu khèn da diết, vang vọng. Hỏi bà con, mọi người chỉ về một nóc nhà đang phất phơ làn khói bếp, xa xa thấy bóng dáng người phụ nữ H’Mông đang cặm cụi thêu hoa văn xanh, đỏ rực rỡ dưới ánh nắng chan hòa. Đó là nhà của nghệ nhân trẻ Chang A Vàng (sinh năm 1985).

Vừa mời khách vào nhà, anh vừa khoe: “Mình thuộc biết bao nhiêu bài khèn, đếm không nổi, thổi không hết”. Bố anh – ông Chang A Phộng – cũng là nghệ nhân làm khèn và em trai Vàng là Chang A Chu (sinh năm 2001) đang tiếp nối truyền thống gia đình. Anh kể, lúc 10 tuổi đã bắt đầu làm khèn. Vừa làm khèn, vừa thổi khèn. Lúc buồn thổi điệu buồn, vui thổi điệu vui, bản có lễ lạt gì cũng mang khèn đến thổi. Bây giờ, người biết làm khèn không nhiều, người thổi được những bài mang tính lễ nghi, tín ngưỡng càng ít nữa.

Khèn Mông độc đáo bởi hình dáng, cấu tạo và độ vang vọng của âm thanh. Mỗi chiếc khèn Mông thường có 6 ống làm từ một loại trúc gắn trên một cái bầu thường bằng gỗ pơ mu khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Chi tiết quan trọng nhất “lưỡi gà” làm bằng đồng, mà chỉ những người thợ tinh tế mới chế tạo sắc nét, chuẩn mực được, để âm thanh của khèn đạt nhất.

Mọi công đoạn làm khèn đều được chế tác thủ công, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân đo bằng tay, ngắm bằng mắt và cảm giác của riêng mình. Để có chiếc khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca H’Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn, kinh nghiệm và tài hoa. Dù đi đâu, người đàn ông H’Mông cũng luôn mang theo khèn bên mình. Khèn còn xuất hiện ở trong những ngày Tết đến, xuân về khi hoa mơ, hoa mận, hoa ban bung nở khắp núi rừng.

“Con trai thổi khèn hay, nhảy đẹp thì mới có nhiều con gái thích”, Chang A Vàng nháy mắt tinh nghịch nói với khách xa. Bấy giờ, vợ anh là Thào Thị Chư đang ngồi thêu bên bếp. Căn bếp nhìn ra khoảng không gian mênh mông. Phía này, lúa đã lên xanh. Phía kia, những vạt nương vừa đốt còn vương khói. Ngày nối ngày, mùa nối mùa trong bình yên, hy vọng.

Chang A Vàng hồ hởi khoe, những lúc nông nhàn, mỗi tháng anh làm được 6-7 chiếc khèn, giá trị mỗi chiếc vài triệu đồng, có chiếc đặc biệt thì cao hơn và nhiều lần sang tận Sìn Hồ (Lai Châu) bán.

Anh tự hào bởi ở nơi xa xôi ấy, có những hộ gia đình bảy người đàn ông thì tất cả đều biết đến khèn của mình. Cách nhà Vàng một đoạn, em trai anh – Chang A Chu đang gùi nước từ khe lên nhà. Mùa khô nào bà con cũng cực nhọc và nhẫn nại như thế…

Cần phát triển đa dạng hơn

Mỗi dân tộc ở xã Mường Báng đều có bản sắc văn hóa riêng. Trong đó tiêu biểu nhất là bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc H’Mông với lễ hội xuân hằng năm, hội chọi dê, bảo tồn được các nghề thủ công truyền thống (rèn, làm khèn, thêu…); các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Thái trắng, Khơ Mú và kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, gồm: chữ viết, các bài thuốc dân gian, sản vật vùng cao nổi tiếng (rượu Mông pê, dê núi đá, lợn cắp nách, gà đen, khoai sọ tím, đậu huyết rồng…).

Nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân địa phương về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới đang ngày càng được nâng lên. Dù vậy, mô hình homestay vẫn đang vận hành theo hình thức tự phát, nhiều khi chưa đáp ứng yêu cầu của du khách và thân thiện, hài hòa với cảnh quan chung quanh.

Để phát triển xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với các yếu tố lịch sử, văn hóa cần bảo đảm bốn chủ thể cùng tham gia: người dân (trực tiếp xây dựng sản phẩm, tổ chức phục vụ khách…), chuyên gia (tư vấn mô hình, định hướng sản phẩm, thị trường, công tác đào tạo…), Nhà nước (quản lý về chất lượng, quy mô, hỗ trợ vốn, bảo đảm an ninh…) và sự chung tay của doanh nghiệp lữ hành (đầu tư, chia sẻ lợi nhuận thỏa đáng…).

Theo các chuyên gia, những địa phương giàu tiềm năng như xã Mường Báng muốn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng phát triển cần giữ nguyên gốc, nguyên sơ, chân thực của văn hóa bản địa, bởi đó là giá trị cốt lõi của cộng đồng

Khảo sát thực tế cho thấy, để thu hút được du khách tham gia du lịch cộng đồng thì người dân địa phương phải giữ nếp sinh hoạt truyền thống của địa phương, ví như truyền thống canh tác nông nghiệp, phát triển nghề thủ công, giữ nét đẹp trao đổi sản phẩm canh tác, chăn nuôi…

Trong điều kiện còn khó khăn, nếu du lịch cộng đồng phải tận dụng chính cơ sở vật chất của người dân thì chính quyền cần có chính sách hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghiệp vụ, tổ chức các chương trình quảng bá, xây dựng sản phẩm…

Có thể nói thời gian qua, mô hình du lịch cộng đồng ở xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa đã có bước phát triển tích cực, từ đó đã tạo bước chuyển biến trong công tác đầu tư, khai thác du lịch đúng định hướng. Khi có chủ trương tổ chức các tour du lịch cộng đồng, người dân nơi đây rất thích thú và khẳng định ủng hộ đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương mình.

Phần lớn bà con đều sẵn sàng cho khách du lịch cư trú tại nhà mình. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, điều quan trọng nhất chính là hoạt động du lịch cộng đồng đã giúp người dân thật sự hiểu và trân trọng bản sắc văn hóa của chính cộng đồng mình bởi đó là vốn để phát triển du lịch.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác lợi thế, đón xu hướng du lịch mới

Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những giải pháp cụ thể đã giúp ngành Du lịch địa phương từng bước phục hồi và phát triển. Trên cơ sở Nghị quyết này, Lào Cai đã phát triển thêm nhiều sản phẩm mới gắn với đặc trưng văn hóa, bản sắc dân tộc, sản phẩm du lịch được...

Điện ảnh Việt: Xây bản sắc để vươn xa

Trang phục truyền thống và nghi thức đám cưới độc đáo trong "Tết ở làng địa ngục" và "Kẻ ăn hồn". Ảnh: ĐPCC Lấy văn hóa bản địa làm gốc “Theo tôi, dù dòng phim thương mại hay nghệ thuật, yếu tố bản địa thật sự rất quan trọng với một tác phẩm điện ảnh. Nó không chỉ giúp bộ phim tiếp cận, tạo sự gần gũi với khán giả, mà còn là cầu nối...

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người...

Cuốn sách gửi gắm những thông điệp sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa. Những ý kiến của người đứng đầu Ðảng ta về văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản thể hiện trong cuốn sách đã bao quát một cách hệ thống, đầy đủ, sáng tạo về những vấn đề căn cốt của...

Phát triển du lịch Lào Cai theo hướng bền vững

Riêng trong tháng 5/2024, lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 766.000 lượt, tăng 2,9% so với tháng trước. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2024, Lào Cai đã đón hơn 3,5 triệu lượt khách, bằng 41,6% kế hoạch năm. Những kết quả lạc quan của ngành du lịch Lào Cai là do các cấp chính quyền và người dân ở tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động sự...

Đặc sắc ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục Mường Khương

Ngày 10/5, huyện Mường Khương tổ chức ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm 2024. Ngày hội được tổ chức nhằm giáo dục học sinh truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; giáo dục thái độ trân trọng di sản văn hóa...

Cùng tác giả

Quân đội dùng flycam phát hiện 2 vết nứt dài trăm mét ở Hà Giang

Khu vực xảy ra sạt lở ở QL2 qua xã Việt Vinh (H.Bắc Quang, Hà Giang) đang có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở ẢNH: PHẠM VĂN VIỆT Đồng thời, phải di dời 223 nhà dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở (H.Bát Xát 130, TP.Lào Cai 90, H.Bảo Thắng 3). Mưa lũ cũng khiến nhiều địa bàn trong tỉnh Lào Cai bị chia cắt do sạt lở đất. Theo thống kê, có khoảng 1.800 m3 đất đá....

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Quy định 212 của Ban Bí thư

Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã khẳng định: Việc sửa đổi Quy định 212, ngày 30/12/2019 của Ban bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội...

Cùng chuyên mục

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Hấp dẫn Hội An | Báo Lào Cai điện tử

Giếng cổ nghìn năm Không chỉ nhà cổ mà đến với Hội An, du khách còn được chiêm ngưỡng những giếng cổ. Điển hình như giếng cổ Bá Lễ, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ này đã tồn tại hơn nghìn năm qua, không chỉ là chứng nhân lịch sử của bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối...

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai. Lợn cắp nách (hay lợn Mường Sapa, lợn lửng, lợn còi, lợn rì) được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Đặc sản lợn cắp nách Lào Cai được người miền núi nuôi kiểu thả rông, chỉ nặng chừng 10 kg, bé nhỏ....

TripAdvisor bình chọn Cuba là điểm đến văn hóa số 1 thế giới

Theo bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor, Cuba là điểm đến văn hóa số một trên thế giới, hạng mục tính đến trải nghiệm tại các bảo tàng, di tích lịch sử và truyền thống địa phương. Khách du lịch tại La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/ TTXVN Nhân sự kiện này, trên tài khoản mạng xã hội X, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cho biết du khách đến thăm đảo quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất