Powered by Techcity

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển kinh tế đồi rừng chính là phát huy giá trị đa dụng của rừng. Thông qua khai thác những giá trị kinh tế, môi trường, sinh thái từ rừng, đất đồi rừng hiệu quả, bền vững, huyện Bảo Thắng đã mang lại thu nhập cao nhất cho người làm rừng, gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Huyện Bảo Thắng hôm nay.
Huyện Bảo Thắng hôm nay.

Huyện Bảo Thắng là địa phương có diện tích đất rừng và rừng lớn. Xác định lấy kinh tế đồi rừng làm trọng tâm, với diện tích trên 690km2 chủ yếu là đất lâm nghiệp, nên huyện nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh Lào Cai. Thực hiện Nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chính vì vậy, với trên 30.000ha rừng sản xuất, giá trị kinh tế trên 36 triệu đồng/năm, chiến lược phát triển cây lâm nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bảo Thắng.

Nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Bảo Thắng đã đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị. Trong đó, huyện rất chú trọng quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, phát triển giống cây chất lượng cao, khuyến khích các cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống. Trên địa bàn huyện hiện có 39 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp với quy mô 14,3ha, công suất khoảng 15,3 triệu cây giống/năm, cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng rừng của người dân. Đồng thời, huyện cũng có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển, thu hút đầu tư chế biến lâm sản.

Điển hình như gia đình bà Thào Thị Vế, người dân tộc Mông ở thôn Mom Đào, xã Thái Niên, mới khai thác được khoảng 1ha cây quế và mỡ, đã thu trên 200 triệu đồng. Với 4ha được trồng theo hình thức gối lứa, để được thu hoạch nối tiếp giữa các năm, kết hợp với kinh doanh, gia đình bà Vế đã thoát nghèo, cuộc sống ngày càng tốt hơn. Bà Vế cười vui vẻ nói: “Ngày trước, gia đình mình không biết trồng cây, chỉ đi làm đồi để trồng lúa nên không đủ ăn. Bây giờ chuyển sang trồng cây lâm nghiệp nên đã giúp cho gia đình mình có cuộc sống khá giả hơn”.

Còn tại thôn Khe Bá, xã Phú Nhuận, nhiều diện tích đất trống đang được phủ cây xanh. Nhờ có hơn 280ha quế, đã giúp cuộc sống của 120 hộ đồng bào Dao nơi đây đổi thay từng ngày. Những ngôi nhà khang trang, xen lẫn giữa rừng quế được xây dựng ngày càng nhiều, toàn thôn chỉ còn 6 hộ nghèo, năm nay Khe Bá phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm. Bí thư Chi bộ thôn Khe Bá, ông Triệu Kim Phúc cho hay: “Để nâng cao chất lượng quế, tôi đã tuyên truyền sản phẩm hữu cơ cho bà con sử dụng ở vùng quế. Trồng rừng không chỉ xóa đói, giảm nghèo, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu”.

Huyện Bảo Thắng hiện có trên 30.000ha rừng sản xuất, trong đó có 25.000ha rừng trồng với khoảng 8.000ha quế. Từ đầu năm đến nay, người dân đã khai thác được 3.500m3 gỗ các loại, giá trị trên 5,5 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương.

Để nâng cao hơn nữa kinh tế rừng, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện đang tích cực vận động người dân chuyển đổi diện tích đất đồi cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây lâm nghiệp gắn với sản xuất hữu cơ, chế biến sâu, phấn đấu nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 35 triệu đồng/ha năm 2022 lên đến 40 triệu đồng/ha vào năm 2025. Trưởng phòng Dân tộc huyện Bảo Thắng, ông Phạm Văn Tùng chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên tiếp cận, tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn cho người dân ở huyện Bảo Thắng về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đồng thời, chúng tôi cũng giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận cho nguồn vốn ưu đãi. Nhờ trồng rừng và phát triển kinh tế rừng mà bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở nơi đây khá giả hơn”.

Bà Thào Thị Vế chăm sóc cây lâm nghiệp.
Bà Thào Thị Vế chăm sóc cây lâm nghiệp.

Có thể khẳng định rằng, bằng sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cùng hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, đã đem lại hiệu quả cao. Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Thắng, ông Hà Nguyễn Văn Năm cho biết: “Những năm gần đây, công tác phát triển rừng trên địa bàn huyện Bảo Thắng có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đã triển khai đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các chính sách hỗ trợ cây giống, chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhiều năm nay, huyện luôn hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu trồng, phát triển rừng. tỷ lệ độ che phủ rừng của huyện tăng lên theo từng năm. Rừng đang giúp người dân địa phương không chỉ xóa đói giảm nghèo, mà còn ngày càng càng khá giả hơn”.

Kết thúc năm 2023, huyện Bảo Thắng có 840 hộ đã thoát nghèo, toàn huyện chỉ còn 4,72% hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu người đạt 72,8 triệu đồng/năm. Có được thành quả này là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự chung tay của các cấp, các ngành đến với người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào phát triển sản xuất từ rừng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Diện mạo huyện miền núi vùng biên Bảo Thắng ngày càng khởi sắc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Đạt được những kết quả quan trọng

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ III, năm 2019, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo đạt được kết quả nổi bật, nhất là ở địa bàn kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Đời sống của...

Hơn 17.000 người tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025” tuần 1

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

“Tiếp sức” xây dựng nông thôn mới

“Tiếp sức” xây dựng nông thôn mới Nguồn

U70 khởi nghiệp từ nghề nông

U70 khởi nghiệp từ nghề nông Nguồn

Cùng tác giả

Quân đội dùng flycam phát hiện 2 vết nứt dài trăm mét ở Hà Giang

Khu vực xảy ra sạt lở ở QL2 qua xã Việt Vinh (H.Bắc Quang, Hà Giang) đang có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở ẢNH: PHẠM VĂN VIỆT Đồng thời, phải di dời 223 nhà dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở (H.Bát Xát 130, TP.Lào Cai 90, H.Bảo Thắng 3). Mưa lũ cũng khiến nhiều địa bàn trong tỉnh Lào Cai bị chia cắt do sạt lở đất. Theo thống kê, có khoảng 1.800 m3 đất đá....

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Hội nghị góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Quy định 212 của Ban Bí thư

Quang cảnh hội nghị. Hội nghị đã khẳng định: Việc sửa đổi Quy định 212, ngày 30/12/2019 của Ban bí thư về chức năng nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội...

Cùng chuyên mục

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Hấp dẫn Hội An | Báo Lào Cai điện tử

Giếng cổ nghìn năm Không chỉ nhà cổ mà đến với Hội An, du khách còn được chiêm ngưỡng những giếng cổ. Điển hình như giếng cổ Bá Lễ, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ này đã tồn tại hơn nghìn năm qua, không chỉ là chứng nhân lịch sử của bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối...

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai. Lợn cắp nách (hay lợn Mường Sapa, lợn lửng, lợn còi, lợn rì) được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Đặc sản lợn cắp nách Lào Cai được người miền núi nuôi kiểu thả rông, chỉ nặng chừng 10 kg, bé nhỏ....

TripAdvisor bình chọn Cuba là điểm đến văn hóa số 1 thế giới

Theo bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor, Cuba là điểm đến văn hóa số một trên thế giới, hạng mục tính đến trải nghiệm tại các bảo tàng, di tích lịch sử và truyền thống địa phương. Khách du lịch tại La Habana, Cuba. Ảnh: AFP/ TTXVN Nhân sự kiện này, trên tài khoản mạng xã hội X, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cho biết du khách đến thăm đảo quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất