Powered by Techcity

Khơi thông dòng chảy chính sách pháp luật

2.jpg
Sản xuất pin năng lượng mặt trời ở Công ty TNHH JA Solar Việt Nam tại Khu công nghiệp Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương nỗ lực rất cao tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Song bên cạnh đó, vẫn còn một số “điểm nghẽn” pháp lý khiến nhiều doanh nghiệp phát sinh chi phí, giảm năng lực cạnh tranh.

Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ nhận diện, sớm “khơi thông” dòng chảy chính sách pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển trong giai đoạn mới.

Rào cản pháp lý

Theo VCCI, trong năm 2023, các cơ quan trung ương đã ban hành 16 luật, 98 nghị định, 33 quyết định, 510 thông tư; trong đó có một số chính sách lớn như Luật Ðất đai, Luật Nhà ở, Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt,… nhận được sự quan tâm, hưởng ứng rất lớn từ người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, gần 100 vướng mắc, bất cập từ phản ánh của doanh nghiệp về các quy định gây tác động đến hoạt động đầu tư, kinh doanh được VCCI gửi tới các cơ quan hữu quan, phần lớn những kiến nghị này đều nhận được phản hồi, ghi nhận và đã có kế hoạch rà soát, sửa đổi nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong các vấn đề về thủ tục hành chính, chi phí,… Ðặc biệt, tư duy soạn thảo chính sách cũng như trong quá trình thực thi của các cơ quan quản lý đã cải thiện rất nhiều, tạo thuận lợi hơn cho các chủ thể kinh doanh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong việc ban hành quy chuẩn xây dựng về phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra hàng vận chuyển quá cảnh, trần chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết với ngân hàng,… đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để hoặc chưa có sự thống nhất về quan điểm giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết, hoạt động cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh đã được triển khai rất quyết liệt, nhưng gần đây không còn mạnh mẽ như giai đoạn trước.

Có một nghịch lý, khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành, các quy định, điều kiện kinh doanh bất hợp lý lại xuất hiện thêm hoặc được lồng ghép dưới dạng giấy phép con trong các quy chuẩn kỹ thuật hay thể hiện dưới hình thức chứng chỉ đang tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Do đó, với sự vận động không ngừng của các hoạt động kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước phải tháo gỡ “điểm nghẽn” này, đồng thời thay đổi tư duy cải cách theo hướng tạo lập thể chế minh bạch, cải cách thực chất, quyết liệt, nhằm đưa ra những chính sách phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp chia sẻ, thủ tục hành chính về đầu tư ở Việt Nam rất nhiêu khê, rắc rối. Ðể đáp ứng được quy định về đầu tư, đòi hỏi phải có đủ tận hơn 30 con dấu, khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, thủ tục pháp lý cần được tinh gọn một cách triệt để, có những quy định tư pháp rõ ràng về trách nhiệm trong giải quyết các thủ tục hành chính và phải có sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền thì công tác cải cách mới thật sự hiệu quả.

Cắt giảm thực chất, hiệu quả

Thực tế nhiều năm qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp khắc phục những bất cập về chính sách, thông qua các hoạt động rà soát, sửa đổi các quy định gây vướng. Báo cáo về cải cách thủ tục hành chính của Văn phòng Chính phủ cho thấy, từ năm 2021 đến 2023, đã có 2.770 quy định tại 224 văn bản quy phạm pháp luật trên tổng số 15.801 quy định kinh doanh được cập nhật, công khai trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa.

Song theo đánh giá của các chuyên gia, những hoạt động này chỉ mang tính chất giải quyết tình huống, sửa chữa một vài khiếm khuyết ở “phần ngọn” mà chưa xem xét tổng thể từ “gốc rễ” của vấn đề trong hệ thống văn bản pháp luật. Số lượng các điều kiện kinh doanh cắt bỏ rất ít hoặc chỉ cắt bỏ những điều kiện kinh doanh ít ý nghĩa, chưa thật sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, số lượng các quy định được coi là cắt giảm, đơn giản hóa chủ yếu tổng hợp theo báo cáo hành chính, chưa có đánh giá về chất lượng cải cách. Vì vậy, trên thực tế chi phí tuân thủ của doanh nghiệp có giảm nhưng chưa nhiều.

TS Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, từ năm 2019, nhất là từ năm 2020 đến nay, vấn đề cải cách môi trường kinh doanh và cắt giảm điều kiện kinh doanh có xu hướng chững lại. Các điều kiện kinh doanh vẫn còn chung chung, thiếu rõ ràng, tạo ra nhiều rào cản, làm hạn chế về quyền tự do kinh doanh, ẩn chứa rủi ro và tạo thêm gánh nặng chi phí tuân thủ với doanh nghiệp.

Kết quả rà soát năm 2023 của CIEM cho thấy, còn một số vấn đề bất cập khi việc thu gọn ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chưa thực chất, chưa đúng tinh thần cải cách. Có những điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không có ý nghĩa và hiệu quả về quản lý nhà nước vẫn đang tồn tại; một số bất cập kéo dài trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Thí dụ, bất cập trong quy định về phòng cháy, chữa cháy được doanh nghiệp phản ánh từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn đang nằm ở bước dự thảo hướng dẫn do đặt ra yêu cầu quá chặt chẽ và đòi hỏi nhận được sự đồng thuận của 100% bộ, ngành.

Ðể cải thiện môi trường kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, TS Nguyễn Minh Thảo kiến nghị các bộ, ngành cần nỗ lực rà soát, quyết liệt cải cách nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Việc cải cách phải chi tiết, cụ thể, minh bạch, dễ hiểu, dễ xác định và có sự thống nhất trong triển khai cũng như với các đạo luật hiện hành. Bên cạnh đó, trước khi sửa đổi, cải cách, cần tăng cường tham vấn, lấy ý kiến doanh nghiệp nhằm bảo đảm điều kiện kinh doanh phải cụ thể, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và khả thi. Ðối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp thực tiễn hoặc can thiệp sâu vào hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp thì kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, giảm chi phí tuân thủ và không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy mới tạo thêm niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp, tăng tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh và khơi thông các “điểm nghẽn” trong dòng chảy chính sách pháp luật cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Theo Báo Nhân Dân

Nguồn

Cùng chủ đề

Triển khai hiệu quả thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Nghị định số 88/2024/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 87, Điều 92, Điều 94, Điều 95, Điều 96, Điều 98, Điều 99, Điều 100, Điều 102, Điều 106, Điều 107, Điều 108, Điều 109 và Điều 111 của Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất...

Tránh chồng chéo trong xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại

Đó là góp ý của VCCI về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gửi tới Bộ Công thương. Theo đó, dự thảo đề xuất các hành vi vi phạm và mức xử phạt nhưng miêu tả của...

260 báo cáo viên tham dự tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật

Sáng 31/5, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháo luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở. Hội nghị tập huấn giúp cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế các sở, ngành trên địa bàn tỉnh nắm vững những kỹ năng về nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến,...

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các Tổ chức tín dụng theo thẩm quyền và trách nhiệm đã được giao. Công điện gửi Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu rõ: ...

Cùng tác giả

Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho trường học ở địa bàn khó khăn

Dãy nhà 3 tầng với 8 phòng học, trong đó có 4 phòng học bộ môn, cùng các hạng mục phụ trợ vừa được bàn giao trước thềm năm học mới 2024 - 2025, giúp thầy và trò Trường Tiểu học xã Tả Ngài Chồ có điều kiện...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thăm và tặng quà cho người dân tỉnh Lào Cai bị thiệt hại do thiên tai

CTTĐT - Chiều ngày 20/9/2024, Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Hà Văn Khương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa lũ của tỉnh Lào Cai. Tiếp đoàn công tác về phía tỉnh Lào...

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão lũ

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024. (Ảnh minh họa) Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đạo các đơn vị trong hệ thống khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại...

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3

CTTĐT- Sáng 20/9/2024, Sở Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch Lào Cai sau cơn bão số 3 (yagi). Tham dự chỉ đạo có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo một số...

Xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Bảo Thắng với hai lỗi vi phạm về giá cả và vệ sinh...

Ngoài lỗi vi phạm không niêm yết giá, cơ sở này cũng không tuân thủ quy định về chế độ kiểm thực 3 bước - yêu cầu quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với những vi phạm này, cơ sở đã bị...

Cùng chuyên mục

Báo Lào Cai phối hợp với Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải Con Ong hỗ trợ người dân bị thiệt hại do...

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Khôi phục vùng sản xuất nông nghiệp thiệt hại do thiên tai

Cánh đồng thôn Mường Bát, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai rộng hàng chục ha. Hơn một tuần trước, nơi đây là vùng rau màu xanh tốt, nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ dân. Vậy nhưng, những gì còn lại ở thời điểm này là bùn...

Vệ sinh môi trường đô thị thành phố sau mưa lũ

Tại khu vực bờ kè chợ Kim Tân trên suối Ngòi Đum, mưa lũ đi qua để lại khối lượng lớn bùn, đất và rác thải, nhưng giờ đã phong quang, sạch sẽ, nhờ sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng và người dân thành phố. Hoạt động...

Dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ

Nhân dân trong tổ 6 phường Kim Tân cùng với các công nhân Xí nghiệp Môi trường thành phố Lào Cai tiến hành dọn dẹp vệ sinh các tuyến đường quanh khu vực chợ Kim Tân. Mỗi người 1 việc, người vét bùn, người dọn rác, người quét rửa... tất...

[Infographic] Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế Nguồn

Khắc phục hậu quả thiên tai: Đảm bảo các mục tiêu cả trước mắt và lâu dài

Trước mắt, cần đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt, nơi ở tạm và nhu cầu thiết yếu cho những hộ dân mất nhà cửa, tài sản; kế tiếp là khẩn trương khảo sát, bố trí khu vực tái định cư an toàn; vận dụng tối đa các quy...

Nhiều hộ kinh doanh thiệt hại nặng nề sau lũ

Hàm Nghi là tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng buôn bán của thành phố Lào Cai. Bởi vậy khi xảy ra lũ, rất nhiều hàng hóa và vật dụng của người dân bị trôi theo dòng nước. Toàn bộ cửa hàng này đã bị ngập sâu trong nước khoảng 2...

Phường Pom Hán: Xuất hiện điểm sạt lở nhiều hộ dân gặp nguy hiểm

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

[Ảnh] Cận cảnh khắc phục điểm sạt lở lớn nhất trên quốc lộ 279

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nguồn cung lương thực, thực phẩm được đảm bảo

Hiện, lượng hàng hóa tại các chợ dân sinh khá đầy đủ. Sáng 11/9, tại các chợ dân sinh lớn trên địa bàn thành phố Lào Cai như: Nguyễn Du, Kim Tân, Pom Hán, các cửa hàng đã dọn dẹp và bán hàng trở lại. Hiện, lượng hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất