Powered by Techcity

Nhiều giải pháp kinh tế giúp mục tiêu giảm nghèo ở Tây Bắc có bước đột phá

Những con số mơ ước

Giảm 10% số hộ nghèo những năm trước, đây là con số mơ ước, thậm chí là không tưởng trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở các địa phương Tây Bắc mỗi năm. Thực tế, con số giảm nghèo ở Tây Bắc đạt được thường chỉ bình quân từ 3 – 4%. Thế nhưng tại huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La, trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ giảm nghèo đạt được mỗi năm đã ở con số hơn 10%. Một số xã như Chiềng Khoong, Mường Hung… con số đạt được còn cao hơn.

Ông Đặng Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cho biết: “Trong những năm vừa qua xã Chiềng Khoong đã giảm từ 10 – 14 % hộ nghèo, như năm 2023 là 14 %; kế hoạch thực hiện năm 2024 là 12%”.

Sông Mã là vựa nhãn lớn nhất của tỉnh Sơn La. Đến nay, toàn huyện đã có gần 7.500 ha nhãn, tập trung chủ yếu ở các xã Nà Nghịu, Chiềng Sơ, Chiềng Khoong…

Theo ông Cương, có được kết quả này là nhờ cấp uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã đã quyết liệt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển các loại cây, con có giá trị, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Như xã Chiềng Khoong, tận dụng lợi thế đất vườn rộng lớn, thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện về chuyển đổi diện tích cây ngô, cây sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, đến nay, diện tích cây ăn quả của xã đã gần 1.400 ha; trong đó riêng nhãn hơn 1.100 ha.

Anh Lê Công Hoàn, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản C5, xã Chiềng Khoong cho biết, ý Đảng gặp lòng dân, các hộ trồng nhãn ở C5 không bằng lòng với các giống nhãn cũ; qua đó đã tích cực học hỏi, tìm tòi, lai tạo ra các giống mới cho năng suất, hiệu quả cao hơn, thu nhập cũng cao hơn; cả bản C5 hiện không còn hộ nào thuộc diện hộ nghèo.

“Thực hiện chủ trương của Nhà nước, của tỉnh thúc đẩy phát triển trồng cây mô hình trên đất dốc, những năm gần đây bà con nhân dân trong bản cũng phát triển rất nhiều các loại cây nhãn chín sớm trên đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá nhãn chín sớm cao hơn giá nhãn chính vụ nhiều. Vào đầu mùa nhãn chín sớm thì giá bán được 40.000 – 50.000 đồng/kg; có thời điểm còn bán được hơn 50.000 đồng/kg; còn nhãn chính vụ thì chỉ được tầm 18.000 – 20.000 đồng/kg” – anh Hoàn nói.

Tại tỉnh Yên Bái, xác định chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là quyết sách đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu và miền núi, vì vậy địa phương đã tăng cường nhiều giải pháp để thực hiện chương trình này.

Người dân Sông Mã chăm sóc nhãn chín sớm.

Trong đó, ngoài các hội nghị tập huấn, Yên Bái cũng chú trọng việc tổ chức các đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại một số tỉnh trong nước có các mô hình kinh tế hiệu quả, nhằm thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức, kiến thức cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế và đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo.

Anh Giàng A Tuấn ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái chia sẻ: “Sau khi mình qua đào tạo thì mình có tay nghề, có công ăn việc làm; làm một ngày có thể kiếm được 400.000 – 500.000 đồng”.

Huy động nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội

Bên cạnh nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tỉnh Yên Bái cũng huy động từ nhiều nguồn để có trên 12.000 tỷ đồng phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tập trung vào hỗ trợ sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, giáo dục, y tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Chính vì vậy, số hộ nghèo toàn tỉnh trong năm 2023 đã giảm 3,76%, vượt so với kế hoạch đề ra là 3,5%.

Tại Lào Cai, bên cạnh công tác giảm nghèo nói chung, địa phương này còn có một Nghị quyết chuyên đề mang số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tập trung phát triển 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, bình quân tới trên 70% theo tiêu chí nghèo đa chiều. Cùng với đó là ưu tiên nguồn lực cho các xã này, với trên 800 tỷ đồng, phân bổ cho hơn 200 dự án từ đầu nhiệm kỳ đến nay, như dự án trồng măng sặt, chăn nuôi bò, ngựa, lợn đen sinh sản, liên kết trồng gừng trâu xuất khẩu, trồng chè shan, cây ăn quả…. Nhờ đó, 2 năm qua, các xã này đã giảm được trên 1.300 hộ nghèo, tỷ lệ giảm bình quân đạt trên 10%/năm.

Ông Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai cho biết, mục tiêu đến hết năm 2025 phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% đối với 10 xã này là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, mọi sự đầu tư, hỗ trợ mới là điều kiện cần, điều kiện đủ phải có sự tham gia thật sự trách nhiệm của nhân dân là những người làm chủ tại địa phương.

“Chúng ta cần xem xét lại vấn đề nhận thức, tư tưởng, tâm lý, sự quyết tâm và nỗ lực của người dân. Người dân họ có nhận thức được mình có nghèo hay không, chưa chắc họ đã nhận thức được. Thứ hai là họ có mong muốn thoát nghèo không. Không thể bỏ qua được công tác tuyên truyền, vận động, chúng ta thuận lợi vì có hệ thống tuyên vận đến tận thôn, bản” – ông Hoàng Giang nói.

Cánh đồng Mường Thanh ở lòng chảo Điện Biên rộng lớn nhất vùng Tây Bắc.

70 năm sau giải phóng, Điện Biên hôm nay đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 7,1%, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, đạt khá cao so bình quân chung cả nước, thuộc tốp đầu của 14 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.750 tỷ đồng và cũng là năm đầu tiên du lịch của tỉnh cán mốc 1 triệu lượt khách. Tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn khoảng 26%.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: Có được kết quả này là nhờ địa phương đã phát huy mạnh mẽ những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nhất là giá trị di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ; nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư. Cùng với đó là thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh như công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch…

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: “Trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ nỗ lực, năng động đổi mới sáng tạo, quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo tinh thần chủ động, nhạy bén, nắm chắc thời cơ, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên thành tỉnh phát triển khá trong khu vực”.

Việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững tại các địa phương Tây Bắc đã đạt kết quả tích cực từ việc cấp uỷ, chính quyền các địa phương xây dựng chương trình hành động sát hợp với thực tiễn; huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và tích cực tìm tòi, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương…

Đặc biệt, Nghị quyết số 11 ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã, đang được triển khai sẽ như đòn bẩy giúp khu vực này phát triển đột phá.

vov.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Lào Cai: Tập trung “chữa lành lá phổi xanh” sau thiên tai

Những cánh rừng, những ngọn núi loang lổ do bị trượt sạt là vết tích sau trận mưa lũ lịch sử ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 để lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Huyện Bát Xát là một trong các địa phương chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra; trong đó, hàng nghìn điểm sạt lở đã khiến nhiều cánh rừng chỉ còn trơ trọi đất đá. Trong số đó,  có nhiều điểm rất...

[Ảnh] Trong vắt những nụ cười trẻ thơ sau thảm họa sạt lở ở Lào Cai

NDO – Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại các vùng Kho Vàng, Nậm Tông (huyện Bắc Hà) hay Làng Nủ (Bảo Yên) đã có thể nở nụ cười hồn nhiên, chờ đợi tương lai tươi sáng hơn ở phía trước. NDO – Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại các vùng Kho...

Thống nhất kế hoạch tham gia Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung – Việt (Hồng Hà) năm 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Lào Cai tiếp tục nỗ lực toàn diện để vượt qua khó khăn

Tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn, thách thức (đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi), tuy nhiên dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương và cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và bạn bè quốc...

Thống nhất phương án tuyến và vị trí ga tuyến đường sắt mới Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Cùng tác giả

Cả nước đồng loạt giữ giá phiên đầu tuần

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (18/11/2024) tại miền Bắc đi ngang ở mức cao, tiếp tục duy trì mức giá từ trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội và Phú Thọ vẫn là hai địa phương có mức giá heo hơi cao nhất cả nước với 64.000 đồng/kg. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải Dương; Nam Định; Thái Nguyên; Thái Bình; Hà Nam; Vĩnh Phúc;...

Xây nhà trước tuổi 30

Với số tiền 100 triệu đồng vay ngân hàng, năm 2019, anh Thào Mìn Hồ và vợ khởi nghiệp bằng nghề thêu may trang phục thổ cẩm. Năng động trong kinh doanh, lại chịu khó, trung bình mỗi tháng, 2 vợ chồng bán từ 100 – 150 bộ trang phục, giá 1 triệu...

Quyết tâm đảm bảo tiến độ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở

CTTĐT - Đây là yêu cầu của đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh tại cuộc họp tổ chức chiều ngày 15/11/2024 đánh giá tình hình, tiến độ triển khai, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở...

Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai

Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hải Phòng trị giá 11,6 tỷ USD vào tháng 7/2027Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 417 km sẽ được xây dựng mới với khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, điện khí hóa, vận tải chung hàng hóa và hành khách. Ảnh minh họa. Ban quản lý dự án đường sắt vừa có báo cáo Bộ GTVT về tình hình lập Báo cáo...

Petrovietnam khảo sát tiến độ thi công dự án tái thiết thôn Kho Vàng

Tham gia đoàn công tác, về phía tỉnh Lào Cai có ông Nguyễn Trọng Hài – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà; đại diện ban quản lý dự án, các nhà thầu thi công. Về phía Petrovietnam có ông Đỗ Chí Thanh – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; đại diện Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn; đại diện các đơn vị thành viên PVEP, PV...

Cùng chuyên mục

Việt Nam giành ngôi vô địch đôi nam nữ tại Giải Cầu lông quốc tế Li-Ning 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Ngân hàng đẩy mạnh giải ngân tín dụng cuối năm

Bà Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai có nhiều năm kinh doanh các mặt hàng chăn ga gối đệm. Dự báo cuối năm lượng hàng tiêu thụ mạnh, bà đã có kế hoạch nhập số lượng lớn các mặt hàng này, đồng thời mở thêm...

Tín hiệu vui từ mô hình trồng cà chua trái vụ ở Sàng Ma Sáo

Triển khai từ đầu tháng 5 tại thôn Kin Chu Phìn, mô hình cà chua trái vụ ứng dụng công nghệ cao của cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Tuấn Nam được sự hỗ trợ tối đa của cấp ủy, chính quyền xã Sàng Ma Sáo....

Bí thư Chi đoàn tiên phong phát triển kinh tế

Vườn quýt rộng 2,5 ha của gia đình anh Lù Dín Sần. 4 năm trước, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Lù Dín Sần, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương mạnh dạn bắt tay vào trồng quýt. Thời...

Hành trình hơn nửa thế kỷ

Hành trình hơn nửa thế kỷ Nguồn

“Đất thép” Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Làm giàu từ mô hình du lịch nông nghiệp

Những đồi quýt sen ở thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương đang vào mùa chín rộ. Mỗi ngày, gia đình chị Lò Dìn Sủi đón hàng chục lượt khách vào tham quan, trải nghiệm. Cùng chủ nhân chăm sóc, thu hái quýt và chụp ảnh ngay tại...

Mô hình sản xuất gà giống bằng thụ tinh nhân tạo ở Lào Cai

Với quy mô gần 1.000 m2, mô hình sản xuất gà giống bằng thụ tinh nhân tạo của gia đình chị Huyền có 7 khu riêng biệt cho gà đẻ, gà hộ bị, gà trống và lò ấp. Mỗi năm, gia đình chị xuất bán hơn 70.000 con gà...

Ngổn ngang cánh đồng đá Trịnh Tường sau thiên tai

Cánh đồng lớn nhất của xã Trịnh Tường được ghi lại trước khi xảy ra trận lũ quét do hoàn lưu bão số 3 gây ra. Hình ảnh hiện tại. Sau mưa lũ, từ một cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ, mang lại cho người dân nơi đây những mùa vàng bội thu,...

Phát triển thủy sản ở Bảo Thắng

Chuyển từ nuôi các loài cá cá chép, trắm, rô phi... sang nuôi cá lăng chấm trên diện tích ao hơn 0,4 ha (ảnh dưới) được hơn 2 năm nay, gia đình ông Hưng ở xã Phú Nhuận đã có nguồn thu vượt trội. Theo ông Hưng, dù kỹ thuật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất