Powered by Techcity

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Dự Tọa đàm có Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei; Bộ trưởng Công thương Lào; Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn; đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư của ASEAN và các đối tác.

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

ASEAN không nằm ngoài xu thế toàn cầu

Mở đầu tọa đàm, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho rằng, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới, diễn ra trong mọi mặt của đời sống xã hội. Do đó, cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các chủ thể, trong đó có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, khối tư nhân với Chính phủ các nước và giữa các nước với nhau. Qua đó, tận dụng tối đa lợi ích, đồng thời hạn chế, khắc phục tối đa những thách thức do công nghệ số mang lại.

Thủ tướng Sonexay Siphandone cho biết, là nước Chủ tịch ASEAN 2024, Lào đang thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số. Lào cũng xây dựng các khung chính sách, thúc đẩy chuyển đổi số trong ASEAN, qua đó thúc đẩy hợp tác, tận dụng tối đa lợi ích công nghệ số mang lại, biến ASEAN thành chủ thể có tính cạnh tranh cao, ứng phó hiệu quả với các thách thức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone tham dự Tọa đàm với doanh nghiệp ASEAN và đối tác. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Tại tọa đàm, lãnh đạo các doanh nghiệp ASEAN, lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác thảo luận sôi nổi về cơ hội, thách thức trong hợp tác kinh tế số của ASEAN; giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN và đối tác trong phát triển kinh tế số; khuyến nghị hình thành hệ sinh thái kinh tế số ASEAN; yêu cầu đặt ra trong phát triển thương mại điện tử ở ASEAN hiện nay; thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn ở khu vực ASEAN.

Cùng với đó các đại biểu cũng thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản trị doanh nghiệp và đề xuất hợp tác với các nước ASEAN; chuyển đổi số trong lĩnh vực thông tin; hợp tác xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao; cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư công nghệ cao…

Chủ tịch Google khu vực châu Á – Thái Bình Dương Scott Beaumont cho rằng, ASEAN là khu vực phát triển minh chứng sống động cho hội nhập và liên kết. Google vinh dự đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số, thu hẹp khoảng cách số tại ASEAN. Cùng với phát triển các nền tảng, ứng dụng trên môi trường số, tại Việt Nam, Google đang hợp tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, nhất là nhân lực trong lĩnh vực AI, cung cấp tài nguyên, xây dựng các nguồn dữ liệu lớn…

Cho rằng, tiềm năng kinh tế số của ASEAN có thể phát triển tăng gấp đôi hiện nay, muốn vậy ASEAN cần đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, xây dựng các trung tâm dữ liệu, nhất là dữ liệu quốc gia. Cùng với đó, các nước ASEAN cần đảm bảo môi trường pháp lý đủ mạnh, đảm bảo cho các nhà đầu tư đạt được các mục tiêu đề ra…

Lãnh đạo doanh nghiệp ASEAN và các đối tác tham dự Toạ đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Tổng Giám đốc Hãng Hàng không Vietjet Air Đinh Việt Phương cho biết, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của việc ứng dụng AI, Hãng đã triển khai rất nhiều giải pháp trên nền tảng AI giúp thay đổi hoạt động của ngành hàng không. Vietjet đã đầu tư nghiên cứu phát triển các dự án công nghệ mới, xây dựng Trung tâm công nghệ Galaxy Innovation Hub nơi đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thế giới.

Ông Đinh Việt Phương, Tổng giám đốc Vietjet Air trình bày về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý doanh nghiệp và đề xuất hợp tác với các nước ASEAN. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Ông Đinh Việt Phương đề xuất tăng cường hợp tác đa phương và tạo ra môi trường chia sẻ các nguồn lực và công nghệ giữa các Chính phủ và các doanh nghiệp; phát triển các khu vườn ươm công nghệ, nghiên cứu phát triển, nhất là về AI; có giải pháp đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu trong cộng đồng doanh nghiệp ASEAN; mong muốn Chính phủ các nước mở rộng cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trong thị trường chung ASEAN cởi mở, phát triển bền vững.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến đầu tư và thương mại Nhật Bản tại Hà Nội điểm lại quá trình hợp tác, đầu tư tại Việt Nam và ASEAN; cho rằng, để thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, các nước cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách; xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng số có chất lượng cao, chống lại được các thảm họa thiên nhiên và có tốc độ truyền dữ liệu cao; xây dựng các phòng thí nghiệm, các khu thử nghiệm, trung tâm thông tin; có chính sách hỗ trợ mua máy móc công nghệ cao; cần có sự hợp tác giữa giới học thuật, nghiên cứu với các doanh nghiệp; bảo vệ bản quyền các sản phẩm; đầu tư phát triển các doanh nghiệp đủ lớn để tiếp nhận các dự án đầu tư lớn từ bên ngoài…

Đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao nhiều ý kiến phát biểu sâu sắc, tâm huyết, xây dựng, sát thực tiễn, thể hiện rõ sự quan tâm, mong muốn của đại biểu về thúc đẩy tương lai kinh tế số của ASEAN.

Cho rằng, trong thế giới ngày nay, cùng với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, là một động lực tăng trưởng mới cho phát triển nhanh, bền vững, vì tương lai thịnh vượng của ASEAN, khu vực và toàn cầu, với Kế hoạch tổng thể số ASEAN 2025, ASEAN đã thống nhất cách tiếp cận tổng thể, chiến lược để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện – coi đây là một động lực then chốt để phát triển kinh tế bao trùm và bền vững.

Theo Thủ tướng, sự phát triển kinh tế số của ASEAN được thúc đẩy bởi các yếu tố thuận lợi: Vị trí địa chiến lược, địa kinh tế quan trọng; thị trường tiêu dùng lớn, cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng; tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh; mạng lưới liên kết, hợp tác kinh tế rộng rãi; hệ sinh thái kinh tế số ASEAN đang phát triển mạnh mẽ.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam xác định chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một định hướng phát triển chiến lược đến năm 2030; với quan điểm xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực quan trọng của chuyển đổi số.

Qua đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về chuyển đổi số như: tốc độ tăng trưởng kinh tế số đạt bình quân 20%/năm; hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trên 80% người dân sử dụng dịch vụ Internet…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ASEAN và các đối tác tăng cường hợp tác, đồng hành và hỗ trợ thúc đẩy các lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế số, gồm: Phát triển ngành công nghệ thông tin, truyền thông; thúc đẩy số hóa các ngành, lĩnh vực gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực quản trị số, phát triển dữ liệu số; hỗ trợ Việt Nam về về tài chính, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và phát triển hạ tầng.

Bày tỏ niềm tin vào tiềm năng, thế mạnh của ASEAN; sự quyết tâm, đồng lòng của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân; sự hợp tác, gắn kết chặt chẽ của các đối tác khu vực, quốc tế về một Cộng đồng ASEAN số hóa trong tương lai không xa, Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Trong đó, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng trong chuyển đổi số, kinh tế số trên nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bảo đảm minh bạch, an toàn, bao trùm, bền vững, để mọi người dân, doanh nghiệp, cộng đồng đều tham gia và thụ hưởng thành quả; thúc đẩy mạnh mẽ tự lực, tự cường, tự chủ của ASEAN trong chuyển đổi số, trên cơ sở các yếu tố đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng nước, khẩn trương hoàn tất Hiệp định khung ASEAN về kinh tế số, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả.

Cùng với đó, thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện trong phát triển kinh tế số của ASEAN; thực hiện theo lộ trình và có bước đi đồng bộ, phù hợp với năng lực của từng quốc gia; đồng thời chú trọng giải quyết những vấn đề chung, mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến toàn dân như sức ép chuyển dịch cơ cấu lao động, an ninh mạng, tội phạm mạng, mặt trái của trí tuệ nhân tạo…; không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình số hóa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị các nước, các đối tác, cộng đồng doanh nghiệp ASEAN và các đối tác tăng cường hợp tác về chuyển đổi số để góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ số hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành, lĩnh vực để tạo ra động lực tăng trưởng mới.

Đại diện các bộ, ngành tham dự Tọa đàm. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Các bên thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ về nguồn lực tài chính, tri thức, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực số để ASEAN và Việt Nam tham gia sâu hơn vào các khuôn khổ, cơ chế, các chuỗi cung ứng về chuyển đổi số trong khu vực và trên thế giới; chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định chung về chuyển đổi số trên phạm vi toàn cầu; tăng cường hợp tác nâng cao năng lực quản trị số, bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và an toàn dữ liệu.

Cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ mà còn là sự thay đổi sâu sắc mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện, Thủ tướng tin tưởng, cộng đồng doanh nghiệp của ASEAN và các nước đối tác sẽ nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, nỗ lực gắn kết, tự lực, tự cường, tự chủ, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nhanh, bền vững, bao trùm của từng quốc gia thành viên ASEAN, khu vực và thế giới.

Theo baotintuc.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở

  Sáng 9/9/2024 đã xảy ra sự cố sập nhịp cầu Phong Châu qua sông Thao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ – Ảnh: Báo Phú Thọ Công điện gửi Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn; Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc

Hội nghị WEF Đại Liên 2024 diễn ra từ ngày 25-27/6 với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới” có quy mô lớn thứ hai sau Hội nghị WEF Davos với sự tham gia của 1.600 đại biểu, được tổ chức với tinh thần là nơi hội tụ, kiến tạo những ý tưởng mới, các lĩnh vực mới, mô hình tiên phong, sáng tạo sẽ định hình các ngành kinh tế trong tương...

Nỗ lực định hình một tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng ASEAN

Chiều 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 - (ASEAN Future Forum 2024 - AFF 2024) đã bế mạc sau một ngày làm việc với các phiên thảo luận sôi nổi, hiệu quả. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Ảnh: An Đăng/TTXVN Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ hy vọng Diễn đàn sẽ...

Thủ tướng sẽ dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN – Australia

Tối 30/1, trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn nghệ chào Xuân qua biên giới và Liên hoan nhân dân biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 2024, tại Quảng trường Bắc Sơn, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Ngàn núi chung vẻ đẹp, một dòng sông chung mùa xuân - viết tiếp chương mới câu chuyện hay về tình hữu nghị”. Nguồn

Thủ tướng phát biểu tại Đối thoại chính sách “Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu”

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu". Ảnh: Dương Giang/TTXVN Đây là một trong 8 phiên đối thoại với những người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại WEF Davos 2024, thể hiện sự quan tâm, đánh giá tích cực của WEF và các thành viên đối với vai trò, vị thế quốc...

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVI thông qua 10 Nghị quyết

CTTĐT - Sau 1/2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, HĐND tỉnh Lào Cai đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh) đề ra và bế mạc Kỳ họp.   Dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ...

Khai mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI

CTTĐT - Sáng 09/11, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp giải quyết công việc phát sinh). Đây là kỳ họp phát sinh lần thứ 6 trong năm 2024 và là kỳ họp phát sinh thứ 15 trong thời gian từ đầu nhiệm kỳ đến nay, để thực hiện một số nội dung đề nghị theo Tờ trình của UBND tỉnh...

Giá vàng lao dốc, nhẫn trơn mất 6 triệu đồng: Liệu còn giảm sâu?

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Đẩy mạnh hợp tác đầu tư doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc

ĐẨY NHANH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT KẾT NỐI Việt Nam – TRUNG QUỐC Phát biểu chào mừng, Thị trưởng Trùng Khánh Hồ Hoành Hoa cho biết Trùng Khánh và Việt Nam có quan hệ lịch sử lâu đời và giao lưu mật thiết. Gần đây, hợp tác thương mại đầu tư giữa hai bên ngày càng được tăng cường, tiềm năng hợp tác rất rộng mở. Một số doanh nghiệp (DN) của Trùng Khánh đã triển khai các hoạt động đầu tư...

Cùng chuyên mục

Giá vàng lao dốc, nhẫn trơn mất 6 triệu đồng: Liệu còn giảm sâu?

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Chiến thắng nhọc nhằn của Xi măng Long Sơn (XMLS) Thanh Hóa trước Hà Nội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Đề xuất giải pháp khắc phục các công trình thủy lợi bị thiệt hại

Quang cảnh cuộc họp. Toàn tỉnh hiện có 107 đập, hồ chứa nước thủy lợi, với tổng dung tích gần 10,85 triệu m3; đảm bảo cung cấp nước cho hơn 1.400 ha đất sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước thô cho các công trình cấp nước...

Bảo Yên khôi phục diện tích dâu tằm sau mưa, lũ

Bà Vũ Quế Anh (phải ảnh) được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dâu tằm sau mưa, lũ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà Vũ Quế Anh khẩn trương xuống giống dâu mới được hỗ trợ. Hơn 3 sào trồng dâu bị mưa lũ vùi lấp, nay đã được...

Triệu hồi hơn 11.000 xe Honda Civic và CR-V ở Việt Nam

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Mường Khương – Bài học kinh nghiệm từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Trồng chè thâm niên gần 20 năm nay, chị Thảo khẳng định từ khi liên kết sản xuất với Hợp tác xã chè Mường Khương, chị không lo đầu ra nữa. Đầu tư chế biến chè búp khô, mỗi năm hợp tác xã thu mua tới hơn 10.000 tấn chè búp...

Xây dựng hình ảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng khi tham gia WTO

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thượng Hà khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống cho Nhân dân

Bà con trong thôn hỗ trợ gia đình chị Bàn Thị Mắn xây dựng nơi ở mới. Sau mưa bão, ngôi nhà của 3 mẹ con chị Bàn Thị Mắn bị đất sạt lở vùi lấp hoàn toàn. Cùng với giúp đỡ để gia đình tạm ổn định cuộc...

Hội chợ Trung – Việt năm 2024 dự kiến khai mạc ngày 26/11/2024

Quang cảnh cuộc họp. Dự kiến hội chợ Trung - Việt năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26/11 - 01/12/2024 tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với chủ đề: Phát triển cùng chia sẻ - Hợp tác cùng hưởng lợi. Hội chợ dự...

Thúc đẩy xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu

Tại Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành, nông sản Việt là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm trên 90%. Để đảm bảo điều kiện xuất khẩu chính ngạch, các doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác qua hàng loạt sự kiện xúc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất