Powered by Techcity

Chế biến sâu nâng sức cạnh tranh cho tôm Việt

Tuy nhiên, hiện nay, ngành tôm đứng trước nhiều sự cạnh tranh khác nhau. Vì vậy, để phát triển ổn định, tôm Việt Nam đang được các doanh nghiệp hướng tới chế biến sâu.

Sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu của Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú.

Ứng phó cạnh tranh giá thành

Với công nghiệp nuôi và chế biến tôm hiện nay, giá thành góp một phần không nhỏ vào tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngành tôm. Thế nhưng, một thực tế tồn tại trong hơn 5 năm nay là các quốc gia khác cũng đang đầu tư nuôi tôm nguyên liệu giống như Việt Nam như Ecuador và Ấn Độ. Hơn nữa, cách sản xuất tôm nguyên liệu của những quốc gia này lại có giá thành thấp nên năng lực cạnh tranh tôm nguyên liệu cao.

Để nâng cao sức cạnh tranh với con tôm của các quốc gia khác, doanh nghiệp Việt Nam tìm cách sản xuất hiệu quả để duy trì hiệu quả kinh doanh, cũng như nâng giá trị sản phẩm tôm xuất khẩu trên thị trường. Theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thủy sản Minh Phú, tôm nguyên liệu của Việt Nam chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, nguyên liệu sản xuất thức ăn, thuốc phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu nên chi phí sản xuất hiện đang cao hơn khoảng 30% so với Ấn Độ, Indonesia và cao gấp mấy lần so với tôm nguyên liệu của Ecuador.

Ngoài ra, tôm Việt Nam hiện còn đang cạnh tranh với các quốc gia khác ở phân đoạn logistics. Đường đi sản phẩm tôm của Ấn Độ, Ecuador đến các thị trường Mỹ, châu Âu ngắn hơn so với đường vận chuyển của Việt Nam. Gộp các chi phí này lại, tôm Việt Nam phải cạnh tranh gấp đôi so với các quốc gia khác – ông Quang chia sẻ thêm. Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm bắt buộc phải đầu tư công nghệ tiên tiến hơn nữa để tạo ra nhiều sản phẩm chế biến sâu, giá trị cao trong chinh phục thị trường quốc tế.

Ông Hồ Quốc Lực – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, trong lĩnh vực chế biến tôm, cả thế giới có được 6 quốc gia, thì Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia đứng đầu về công nghệ chế biến sâu. Cũng nhờ vào sự đầu tư công nghệ hiện đại, nên dù phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ, Indonesia, tôm Việt Nam vẫn có thể đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường quốc tế so với các quốc gia khác. Chính vì vậy, để giữ được vị thế xuất khẩu và ứng phó với chênh lệch giá thành tôm nguyên liệu, ngành tôm Việt phát huy thế mạnh là chế biến sâu, đa dạng sản phẩm chế biến sâu để duy trì thị phần.

Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tại thị trường Trung Quốc, người tiêu dùng vẫn rất ưa chuộng sản phẩm tôm sú hấp với màu đỏ bắt mắt. Để tạo ra sản phẩm chất lượng và mẫu mã làm hài lòng khách hàng, công nghệ chế biến đóng vai trò rất lớn. Ghi nhận từ VASEP cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam tăng 71% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) tăng trưởng 275% so với cùng kỳ năm 2023.

Lựa chọn thị trường gần

Sơ chế tôm xuất khẩu.

Sau thời gian dài nỗ lực và dồn tiềm lực cho con tôm, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Ông Hồ Quốc Lực cho biết, tôm Việt Nam đã vươn lên, khẳng định vị trí hàng đầu về đẳng cấp chế biến và lần lượt chiếm lĩnh các thị trường, thị phần tôm cao cấp, nhất là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Australia… Trình độ chế biến tôm của Việt Nam đang không ngừng tăng, với mặt hàng mới ngày càng phong phú.

Mặc dù công nghệ chế biến hiện đại góp phần nâng cao chất lượng cho con tôm chế biến nhưng cũng cần có những yếu tố như bàn tay khéo léo của đội ngũ lao động mới hoàn thiện sản phẩm. Đây là thế mạnh của Việt Nam. Ngoài yếu tố đẳng cấp chế biến, doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam còn hướng đến sử dụng lợi thế về mặt vị trí địa lý với nhiều thị trường gần.

Theo ông Hồ Quốc Lực, có không ít doanh nghiệp lo ngại rằng tôm Ecuador và Ấn Độ lợi thế hơn Việt Nam khi bán sang Mỹ và châu Âu. Nhất là nhu cầu hàng chế biến trung bình, khá ở hai thị trường này tương đối lớn.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng biết chọn lối đi phù hợp, khi tập trung bán tôm vào Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là hai thị trường có lợi thế địa lý lớn hơn so các nước khác; ngoài việc giữ vững thị trường Mỹ, EU, Australia… Tại những thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, tôm Việt Nam có thu hút về mẫu mã đẹp, đồng đều và chất lượng ổn định và từ đó giữ vị thế đứng đầu.

Hiện cũng có ý kiến cho rằng, Việt Nam đang “bỏ trứng vào một giỏ” khi chỉ tập trung vào chế biến trong khi các mảng khác đều thua thiệt, nhưng ông Hồ Quốc Lực lại cho rằng, ngành tôm Việt Nam đang phát huy được lợi thế cạnh tranh. Bởi ngành sản xuất nào cũng có rủi ro và ngành tôm tránh rủi ro “bỏ trứng vào một giỏ” bằng cách mỗi doanh nghiệp chế biến đừng quá tập trung một thị trường, đừng quá tập trung một sản phẩm, dù đang có lợi thế; đừng quá tập trung một khách hàng. Hơn nữa, thách thức này chỉ là ngắn hạn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu. Khi mọi thứ dần trở lại bình thường, tôm chế biến vẫn giữ vững vị thế của mình.

Thêm vào đó, hiện nay người tiêu dùng thế giới đang hướng đến tiêu dùng xanh và an toàn cho sức khoẻ. Việt Nam đang có thế mạnh nguồn nguyên liệu từ tôm sinh thái cộng với cách chế biến đa dạng kết hợp với rau củ để hình thành sản phẩm “ready to eat” như sản phẩm rau củ trộn, sẽ hỗ trợ nhà nội trợ tối đa, nhà nội trợ sẽ rảnh tay cho công việc khác. Đây cũng là một trong những giải pháp chế biến mang tính cạnh tranh tại cả thị trường gần và thị trường xa.

TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành thủy sản hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt hơn 10 tỷ USD

Khó khăn bủa vây ngành thủy sản Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm chính, mực, bạch tuộc và các loại cá khác (cá biển, cá nước ngọt) có giá trị xuất khẩu thấp hơn...

Tín hiệu lạc quan về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Chế biến tôm xuất khẩu ở nhà máy của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú. Xuất khẩu thủy sản đầu năm 2024 đã có tín hiệu lạc quan hơn với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều tăng. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành thuỷ sản vẫn gặp rất nhiều thách thức khi cầu thị trường chưa ổn định và giá cước vận tải biển tiếp tục tăng. Theo Hiệp hội Chế...

Cùng tác giả

Nhiều cơ sở y tế bị ảnh hưởng sau mưa lũ

Sau mưa lớn, một phần taluy phía sau Phòng khám Đa khoa khu vực Lùng Phình bị sạt, làm sập đổ khu vực bếp ăn, nhà xe, công trình vệ sinh ngoài trời và bể chứa nước. Đất tràn vào tầng 1 khu vực nhà điều trị làm vỡ, hỏng...

Tổng cục Quản lý thị trường hỗ trợ Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với Lào Cai sau thiên tai, Tổng cục Quản lý thị trường hỗ trợ 50 triệu đồng tiền mặt; một số thuốc chữa bệnh thông thường, lương khô trị giá 20 triệu đồng cùng 3 tấn gạo và 5 tấn rau củ quả...

Doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa đến miền Trung, góp phần bình ổn thị trường sau bão

TPO – Không chỉ tiếp tục hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nhiều doanh nghiệp phía Nam còn cấp tập đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm đến các địa phương ở miền Trung đang bị cơn bão số 4 hoành hành. Đưa hàng chục tấn hàng ra miền Trung Ngày 20/9, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền...

Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho trường học ở địa bàn khó khăn

Dãy nhà 3 tầng với 8 phòng học, trong đó có 4 phòng học bộ môn, cùng các hạng mục phụ trợ vừa được bàn giao trước thềm năm học mới 2024 - 2025, giúp thầy và trò Trường Tiểu học xã Tả Ngài Chồ có điều kiện...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thăm và tặng quà cho người dân tỉnh Lào Cai bị thiệt hại do thiên tai

CTTĐT - Chiều ngày 20/9/2024, Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Hà Văn Khương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hỗ trợ người dân bị thiệt hại do mưa lũ của tỉnh Lào Cai. Tiếp đoàn công tác về phía tỉnh Lào...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN lần thứ 28

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Báo Lào Cai phối hợp với Công ty Cổ phần Giao nhận vận tải Con Ong hỗ trợ người dân bị thiệt hại do...

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Khôi phục vùng sản xuất nông nghiệp thiệt hại do thiên tai

Cánh đồng thôn Mường Bát, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai rộng hàng chục ha. Hơn một tuần trước, nơi đây là vùng rau màu xanh tốt, nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ dân. Vậy nhưng, những gì còn lại ở thời điểm này là bùn...

Vệ sinh môi trường đô thị thành phố sau mưa lũ

Tại khu vực bờ kè chợ Kim Tân trên suối Ngòi Đum, mưa lũ đi qua để lại khối lượng lớn bùn, đất và rác thải, nhưng giờ đã phong quang, sạch sẽ, nhờ sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng và người dân thành phố. Hoạt động...

Dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ

Nhân dân trong tổ 6 phường Kim Tân cùng với các công nhân Xí nghiệp Môi trường thành phố Lào Cai tiến hành dọn dẹp vệ sinh các tuyến đường quanh khu vực chợ Kim Tân. Mỗi người 1 việc, người vét bùn, người dọn rác, người quét rửa... tất...

[Infographic] Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế Nguồn

Khắc phục hậu quả thiên tai: Đảm bảo các mục tiêu cả trước mắt và lâu dài

Trước mắt, cần đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt, nơi ở tạm và nhu cầu thiết yếu cho những hộ dân mất nhà cửa, tài sản; kế tiếp là khẩn trương khảo sát, bố trí khu vực tái định cư an toàn; vận dụng tối đa các quy...

Nhiều hộ kinh doanh thiệt hại nặng nề sau lũ

Hàm Nghi là tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng buôn bán của thành phố Lào Cai. Bởi vậy khi xảy ra lũ, rất nhiều hàng hóa và vật dụng của người dân bị trôi theo dòng nước. Toàn bộ cửa hàng này đã bị ngập sâu trong nước khoảng 2...

Phường Pom Hán: Xuất hiện điểm sạt lở nhiều hộ dân gặp nguy hiểm

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

[Ảnh] Cận cảnh khắc phục điểm sạt lở lớn nhất trên quốc lộ 279

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất