Powered by Techcity

Tốc độ tăng trưởng mua sắm trực tuyến của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á

Việt Nam là quốc gia nằm trong top có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến.

Dựa trên số liệu thu thập từ một số tổ chức uy tín trên thế giới và kết quả điều tra từ khoảng 11.000 cá nhân người tiêu dùng và gần 10.000 doanh nghiệp, báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế Số (Bộ Công Thương) công bố mới đây cho thấy, Thương mại Điện tử Việt Nam trong những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD). Doanh thu tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020 và 16,4 tỷ USD năm 2022. Với doanh thu đạt tới 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C chiếm khoảng 7,8- 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Trong khi đó, báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek, Bain & Company cho thấy, Việt Nam là quốc gia nằm trong top có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến.

Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng) của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024, có thể đạt 650.000 tỷ đồng, trong đó, 5 sàn Thương mại Điện từ hàng đầu Việt Nam có thể đạt hơn 310.000 tỷ đồng vào năm 2024, tăng trưởng 35% so với năm 2023.

Đáng chú ý, thị trường Thương mại Điện tử tại Việt Nam đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ cho thị trường bao gồm: dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử, hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát…

Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ này ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Điều này là nền tảng để Thương mại Điện tử có thể tiếp tục phát triển trong năm 2024.

Tuy vậy, những vấn đề liên quan đến đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân; hạ tầng logistics Thương mại Điện tử chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường; niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến…. vẫn là những bài toán cần tìm thêm phương án của Thương mại Điện tử Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Để Thương mại Điện tử phát triển bứt phá hơn nữa trong năm 2024 và những năm tiếp theo, các chuyên gia cho rằng, cần sự chung tay của các bộ ngành đưa ra nhiều chiến lược và giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy Thương mại Điện tử phát triển hướng đến các mục tiêu như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường liên kết vùng; phát triển Xanh và bền vững; thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương và vùng miền thông qua các nền tảng Số.

Nhiều thương hiệu Việt đã chinh phục khách hàng quốc tế.

Với cùng định hướng đó, Trung tâm Tin học và Công nghệ Số (Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế Số) đã và đang triển khai các giải pháp như: Hệ thống Truy xuất nguồn gốc xuất xứ (Truyxuat.gov.vn) nhằm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử; Mô hình Flagship Store – Gian hàng địa phương trên các Sàn Thương mại Điện tử nhằm cung cấp các giải pháp đồng bộ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các địa phương phân phối các sản phẩm địa phương thông qua nền tảng Số, thu hẹp khoảng cách vùng miền.

Ngoài ra, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua Thương mại Điện tử xuyên biên giới-Go Export nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và xuất khẩu thành công các sản phẩm trong nước qua nền tảng Thương mại Điện tử lớn trên thế giới…

“Thương mại Điện tử những năm qua đã đang khẳng định vai trò quan trọng trong nền Kinh tế Số tại Việt Nam. Bằng những giải pháp, chiến lược phù hợp của các cơ quan quản lý, cùng sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp để tận dụng cơ hội, vượt qua những thử thách của thị trường, Thương mại Điện tử hứa hẹn không chỉ tiếp tục phát triển nhanh chóng mà còn hướng tới phát triển bền vững trong tương lai,” đại diện Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số cho hay.

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của Kinh tế Số chiếm từ 20-25%, mức tăng doanh số bán lẻ Thương mại Điện tử đạt 20-25%, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận hệ Sinh thái Số đạt 50%, 70% doanh nghiệp công nghiệp ứng dụng Chuyển đổi Số. Điển hình như ngành năng lượng, đã tối đa hóa và tự động hóa mạng lưới điện tử, kết nối đồng hồ đo điện, tăng sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố mạng lưới, tiết kiệm năng lượng…

VietnamPlus

Nguồn

Cùng chủ đề

Thách thức thất thu thuế thương mại điện tử

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Nhờ đâu hàng Trung Quốc về Việt Nam thần tốc, giá rẻ?

Hành trình đơn hàng được vận chuyển từ cửa khẩu Trung Quốc về đến Hà Nội (Việt Nam) và giao tận tay cho khách hàng – Ảnh: BÔNG MAI Bí quyết của những đơn vận chuyển “thần tốc” nằm ở những trung tâm livestream quy mô lớn và kho hàng được lập ở cả nội địa Việt Nam. Phóng viên báo Tuổi Trẻ vừa thực hiện hành trình 10.000km, bắt đầu từ TP.HCM đến các địa phương của Trung Quốc gồm:...

Việt Nam được đánh giá phát triển thương mại điện tử nhanh nhất Đông Nam Á

Báo cáo thương mại điện tử Đông Nam Á của tổ chức OpenGov Asia công bố gần đây cho biết Việt Nam và Thái Lan đã nổi lên là 2 thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Báo cáo nêu bật việc Việt Nam vượt qua Philippines để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực. Năm 2023, tổng giá trị...

Bảo vệ tốt hơn quyền của người tiêu dùng

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, thương mại điện tử cùng sự xuất hiện của nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới mang đến nhiều tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ðây không phải vấn đề mới nhưng trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải có cách tiếp cận phù hợp để bảo vệ quyền lợi người...

700.000 cửa hàng tạp hóa vẫn tăng trưởng chậm so với kênh online

Trong chương trình làm việc tháng 7, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) thuộc Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Lộ trình chuyển đổi số hướng đến thị trường”. Theo các bán lẻ, số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy có những doanh nghiệp, TMĐT đóng góp 30% tổng doanh thu. Qua đó, cho thấy nhiều DN lớn đã đầu tư nguồn lực để...

Cùng tác giả

Tiếp nhận hỗ trợ 500 triệu đồng từ Quỹ Tâm Tài Việt

Quỹ Tâm Tài Việt hỗ trợ 500 triệu đồng cho một số trường học ở Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai. Với tinh thần tương thân, tương ái, Quỹ Tâm Tài Việt đã trao 500 triệu đồng hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, dụng cụ học tập...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh làm việc với đoàn công tác Hiệp hội Ẩm thực Nhật Bản – Việt...

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh cho biết, hiện tổng diện tích có thể bố trí trồng cây tam giác mạch tại Lào Cai khoảng 10.000 ha. Liên quan đến một số đề xuất...

Sự thật tin đồn Văn Toàn cầu hôn Hòa Minzy gây xôn xao

Ngay khi tin đồn lan truyền, Hòa Minzy lên tiếng khẳng định: “Cô gái trong ảnh không phải tôi. Tôi muốn làm rõ điều này để tránh mọi hiểu lầm”. Trích đoạn cầu hôn trong MV của nhóm Da LAB: video-embed-169"> Thực tế, hình ảnh gây tranh cãi là một cảnh trong music video Bầu trời mới của nhóm nhạc Da LAB, trong đó Văn Toàn đảm nhận vai một chàng trai cầu hôn bạn gái. Đây là lần đầu tiên cầu...

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ bàn làm, không bàn lùi Sáng 5/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì...

Nghĩa Đô khắc phục thiên tai, đưa du lịch hoạt động trở lại

Gia đình anh Nguyễn Văn Mùi ở bản Thâm Mạ, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên đã bị sập nhà gần như hoàn toàn trong đợt ảnh hưởng bão số 3 vừa qua. Do phát hiện kịp thời nguy cơ sạt đất sau nhà, chính quyền địa...

Cùng chuyên mục

Thành phố Lào Cai dừng triển khai nhiều dự án vì chưa có quy hoạch mỏ đất san lấp

Từ tháng 4/2024, Dự án đường kết nối thành phố Lào Cai - trung tâm xã Đồng Tuyển đã phải dừng thi công. Nguyên nhân là do dự án này thừa tới gần 300.000 m3 đất nhưng không có bãi đổ thải, theo quy định mới của Luật Khoáng sản thì...

Nhiều dự án chậm tiến độ vì thiếu đất đào đắp

Gói thầu số 10, Tỉnh lộ 156 và đường BV21 (Thuộc dự án thành phần 1 - xây dựng cầu biên giới qua sông Hồng; nâng cấp Tỉnh lộ 156 Kim Thành - Ngòi Phát) có tổng giá trị trên 87 tỷ đồng. Mặc dù đã gia hạn lần 1 và tiếp tục gia...

Hỗ trợ thiết bị, máy nông nghiệp cho xã Nghĩa Đô khôi phục sản xuất

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu giá trị sản xuất vụ Đông 2024 đạt 40.000 tỷ đồng

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Đồng hành cùng nông dân khôi phục sản xuất

Nông dân thu hoạch những diện tích lúa bị gãy, đổ. Tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân thôn Bản Pàu tập trung ra đồng để cứu lại lúa sau những ngày mưa, lũ. Những diện tích lúa bị gãy, đổ đã được bà con dựng lại. Một số diện...

Doanh nghiệp Lào Cai chủ động tham gia thị trường phân bón hữu cơ ngoại tỉnh

Ngay từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Phân bón hữu cơ Lào Cai (tiền thân là Công ty Cổ phần Vận tải và Tư vấn kỹ thuật Lào Cai) đã xác định đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, phát triển sản phẩm, mở...

Xã Ngũ Chỉ Sơn trồng thành công giống ớt mới

Cách đây 1 năm, cây ớt "Trung đoàn" được Công ty TNHH Trung Thành Food liên kết với nông dân trồng thử nghiệm với diện tích 3.000 m2 tại thôn Cửa Cải. Quá trình trồng thử nghiệm cho thấy giống ớt này khá phù hợp với đất khô, địa...

Văn Bàn khôi phục sản xuất sau thiên tai

Tranh thủ những ngày nắng ráo, Nhân dân thôn bản Pàu, xã Dương Quỳ tập trung ra đồng cùng nhau buộc, dựng những diện tích lúa bị gãy, đổ, khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín nhằm vớt lại phần nào công sức đã bỏ ra (ảnh...

Những nông dân mạnh dạn tìm hướng đi mới

Chuyển từ chăn thả rông sang nuôi nhốt đại gia súc vỗ béo, ông Vinh đã vay vốn trồng cỏ, đầu tư làm chuồng trại kiên cố. Từ 2 con giống ban đầu, đến nay, đàn đại gia súc của gia đình luôn duy trì gần chục con. Với hướng...

Phàn Mùi Pham năng động trong phát triển kinh tế

Măng bói đang vào mùa thu hoạch. Đồi măng bói gần 200 gốc của gia đình chị Phàn Mùi Pham đang bước vào cuối vụ thu hoạch, với giá bán trung bình từ 18.000 – 20.000 đồng/kg, vụ măng năm nay gia đình chị có thêm khoản thu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất