Powered by Techcity

Chai”to trên cao nguyên đá

Anh Sùng Mí Phìn và mẹ (thứ 2 từ trái qua) dẫn du khách đi trải nghiệm lao động của đồng bào Mông trên núi cao.

Khởi nghiệp từ 500.000 đồng

“Sinh ra, lớn lên ở cao nguyên đá Đồng Văn. Tôi nhìn xung quanh, đâu cũng chỉ có đá và đá. Người dân vất vả mưu sinh nhưng quanh năm chỉ có ngô ăn”, Sùng Mí Phìn nói về tuổi thơ của mình. Anh đã cố gắng học và tốt nghiệp Khoa Giáo dục tiểu học Trường CĐ Sư phạm Hải Dương vào năm 2018. Ra trường, đã đi làm giáo viên nhưng anh luôn trăn trở: “Tại sao mình không tận dụng những tiềm năng của cao nguyên đá để phát triển kinh tế từ du lịch?”. Anh quyết định từ bỏ nghề giáo viên, đến Sa Pa học tiếng Anh và cách làm du lịch. Đêm trước ngày lên đường, khi nghe anh nói ý định, cha anh phản đối kịch liệt. Ông giận dữ ném cái cốc, vỡ toang. Một cuộc tranh cãi dữ dội xảy ra và anh bị dọa sẽ từ mặt nếu không từ bỏ ý định. Sáng sớm hôm sau, khi những dải núi đá còn chìm trong sương, chàng trai người Mông vẫn bỏ nhà lên đường, tìm cách khởi nghiệp. Khi ấy trong túi anh chỉ có 500.000 đồng.

“Tôi quyết định đến Sa Pa để học ngoại ngữ, bởi ở đó có rất nhiều người H’Mông thành thạo tiếng Anh. 20 giờ, tôi mới đến nơi và chỉ dám ăn 1 bát phở sau ngày dài nhịn đói. Tối đó, tôi tìm nhà nghỉ để ngủ với giá 150.000 đồng/đêm. Số tiền còn lại không nhiều, tôi cũng hoang mang lắm”, anh Sùng Mí Phìn nhớ lại. Qua YouTube, anh biết đến một trung tâm đào tạo tiếng Anh cho người H’Mông có đam mê làm du lịch ở Sa Pa. Anh liên hệ và may mắn sau khi nghe câu chuyện của anh, người chủ trung tâm đã miễn phí cho anh toàn bộ khóa học. Tại đây anh vừa học vừa xin đi làm, đủ mọi việc như bồi bàn, dọn phòng, lễ tân… để có chi phí và kỹ năng làm du lịch.

Gần 2 năm sau, trình độ tiếng Anh đã tạm ổn và có chút kiến thức về du lịch, anh quyết định về với cao nguyên đá, bắt tay khởi nghiệp. Khi ấy, khách du lịch chỉ đến TP.Hà Giang hoặc đến trung tâm H.Đồng Văn rồi đặt tour đi khám phá. Anh nghĩ, tại sao mình không để du khách được ở chính ngôi nhà của mình để trải nghiệm văn hóa của người bản địa. “Do điều kiện nơi đây toàn đá, rất khó để canh tác, nhưng chúng tôi đã sống ở trên đá qua nhiều thế hệ và biết cách sinh tồn, canh tác tốt trên những hốc đá, bằng những cách đặc biệt. Qua một vài lần tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài, họ nói với tôi: “Công việc của các bạn chúng tôi chưa từng nghe nói đến”, làm tôi nghĩ ra ý tưởng: Lấy cái khó khăn của mình để làm sự trải nghiệm cho du khách. Tôi muốn làm một homestay theo cách của mình là tận dụng chính cái nghèo để làm giàu và bắt đầu một hành trình mới ở bản làng của mình”, anh chia sẻ.

Homestay “lạ” trên núi cao

Khi anh xin cái gian bếp để làm homestay, cha mẹ anh ngơ ngác vì không ai hiểu homestay là cái gì. Cả bản làng anh cũng chưa ai biết làm du lịch cộng đồng là như thế nào. Vì vậy, cha mẹ anh lại quyết liệt phản đối. “Người Mông kiêng kỵ nhiều thứ, nên nếu xin gian chính để làm homestay thì không được. Tôi chỉ xin gian bếp để có chỗ cho khách ngủ, nhưng mẹ tôi bảo: “Bếp phải để đựng ngô, nếu mày muốn lấy thì ra ở riêng luôn đi. Tôi cũng đành chấp nhận”, anh Sùng Mí Phìn nhớ lại ngày đầu khởi nghiệp.

Anh Sùng Mí Phìn và du khách tại homestay là ngôi nhà của mình.

Từ gian bếp ấy mà anh đã có một homestay “lạ” trên cao nguyên đá. Gian bếp được anh cải tạo thành nơi ở có 4 giường nằm, đặt tên là “White Hmong homestay”, có nghĩa là homestay của người Mông trắng. “Thay vì những căn phòng lịch sự, hiện đại, tôi muốn đưa yếu tố bản địa, văn hóa địa phương vào homestay của mình. Khách đến lưu trú sẽ cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc với gia đình. Tôi cũng nói với khách: Đến đây không có gì đâu nhé, chỉ là trải nghiệm cuộc sống của bà con dân tộc. Nhà có cái gì thì ăn cái đó và làm giúp gia đình vì chúng tôi còn đang thiếu người làm”, anh chia sẻ. Không ngờ homestay của anh lại gây bất ngờ và thú vị cho khách du lịch. Quá trình ở và dời đi, họ đã đánh giá rất tốt. “Tôi thích cuộc sống như vậy, thiếu thốn, nhưng được trải nghiệm cuộc sống thật của bà con”, một vị khách người Pháp đánh giá.

Nhớ lại đoàn khách đầu tiên đặt chân đến nhà mình, anh kể: “Hồi đó, tôi mày mò làm Google Map, đăng ký homestay của mình lên mạng. Thời gian đầu, chưa có khách, nên tôi phải đi dẫn tour ở ngoài để kiếm thêm thu nhập. Một ngày, đang đi tour, mẹ tôi hốt hoảng gọi điện: “Mày đang ở đâu? Khách Tây cứ tìm đến nhà. Mày làm gì, mà sao nay nhà lại toàn người Tây thế?”. Lúc đó, anh mừng quýnh vì biết mình đã thành công. Đây cũng là lần đầu tiên khách Tây đặt chân đến bản. Anh nấu cơm đãi khách và để họ sống tự do như ở trong nhà của mình, còn nhờ khách vào bếp cùng, tham gia quét nhà, hái cỏ cho bò, lên các khe đá lấy nước về… “Ban đầu, chỉ vì nhà ít người, nên tôi nhờ khách cùng làm với mình, không ngờ họ lại thích việc đó. Về TT.Đồng Văn, họ kể cho nhau nghe: Trên xã Sà Phìn có cái homestay lạ lắm”, anh hạnh phúc chia sẻ.

Mỗi ngày, khách tìm đến đông hơn, bố mẹ anh cũng không phản đối nữa. Mẹ anh phấn khởi ra mặt, vì ngày trước đi cắt cỏ cho bò ăn, mỗi ngày chỉ được 5 bó. Nay có khách đi cùng, mỗi ngày bà có được 20 bó cỏ, lại còn có người mang giúp về tận nhà. Anh ấn tượng nhất với 2 cô gái Mỹ từng ở lại nhà anh để đón tết của người H’Mông. Các cô gái cùng vào bếp làm cơm, gói bánh… để đón năm mới. Họ còn tự tay dán miếng vải đỏ lên cửa nhà anh. “Người H’Mông quan niệm, dán miếng vải này phải là những khách xa lạ và ở thật xa càng đem lại may mắn cho gia chủ”, anh kể.

Lan tỏa, gìn giữ văn hóa truyền thống

Giờ đây, anh Sùng Mí Phìn đã có một “homestay nho nhỏ” với 4 – 5 phòng riêng, 1 phòng cộng đồng có sức chứa 30 – 40 khách lưu trú/ngày. Thu nhập từ homestay cho gia đình anh vài chục triệu đồng/tháng. Không chỉ làm giàu trên quê hương, để phát triển du lịch bền vững, anh muốn cộng đồng người Mông biết gìn giữ và lan tỏa văn hóa của đồng bào mình. Vì vậy, anh thành lập dự án Chai”to (tiếng dân tộc là cố lên), tập hợp các thanh niên trên vùng cao nguyên đá, để cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng và lan tỏa bản sắc văn hóa của người vùng cao.

Với dự án này, anh mở lớp dạy cách làm du lịch miễn phí cho thanh niên và tạo việc làm để họ dẫn khách đi tour, kiếm được gần chục triệu mỗi tháng. Đặc biệt, trước tình trạng trẻ em người Mông thường đi theo du khách chèo kéo, xin tiền, anh đã đến các khu du lịch, gom các em lại, mở lớp dạy tiếng Anh, dạy văn hóa miễn phí cho các em. Anh cũng mời các nghệ nhân đến, dạy các làn điệu truyền thống của người Mông, để các em có thể đi biểu diễn văn nghệ phục vụ du khách. Lớp học của anh đã mở được 2 năm, đào tạo hàng trăm lượt trẻ em, nhất là những dịp hè, lúc đông nhất lên tới 64 học viên. Từ đó, thiếu nhi vùng cao đã trở thành những hạt nhân góp phần giữ gìn, lan tỏa văn hóa truyền thống. Các em còn có thêm thu nhập và tham gia các hoạt động cộng đồng.

Vừa qua, dự án Chai”to của anh Sùng Mí Phìn đã được các chuyên gia đánh giá cao và đạt giải nhì tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo dành cho thanh niên nông thôn lần thứ 6, do T.Ư Đoàn tổ chức.



Nguồn

Cùng chủ đề

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Đến Sa Pa ‘chữa lành’, du khách khổ sở, phải bỏ xe đi bộ vì tắc đường

Chị Phan Thùy Mai (du khách Hà Nội) đến Sa Pa du lịch từ ngày 31/8 đến 2/9 cho biết: 8h30 ngày 1/9, chị và nhóm bạn thuê xe taxi di chuyển từ khu vực Nhà thờ đá Sa Pa xuống Tả Van. Tuy nhiên, lượng phương tiện đổ về Tả Van quá đông khiến taxi di chuyển rất chậm. “Trên đường, ở những khúc cua có tầm nhìn đẹp, nhiều người dừng xe để chụp ảnh, dẫn tới ùn...

Diễn đàn hợp tác phát triển du lịch giữa Sa Pa (Lào Cai) và Mù Cang Chải (Yên Bái)

Đó là  nội dung chính tại  Diễn đàn liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa giữa thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) lần thứ nhất vừa diễn ra chiều nay ( 30/8) tại Thị xã Sa Pa trước thềm khai mạc lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024, với chủ đề “Cung đường kết nối di sản ruộng bậc thang”. Toàn cảnh hội thảo Tham dự chương trình có lãnh...

Thị xã Sa Pa và huyện Mù Cang Chải liên kết hợp tác phát triển du lịch

Diễn đàn nhằm đánh giá những giá trị tiêu biểu của di tích danh thắng ruộng bậc thang giữa Sa Pa và Mù Cang Chải; tiềm năng, cơ hội bảo tồn và khai thác phát triển du lịch từ cách tiếp cận đa chiều bao gồm: bảo tồn di tích, quy hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng các công trình dân sinh và dịch vụ, bảo tồn không gian văn hóa, khai thác du lịch gắn với...

Hiệu quả khi sử dụng đúng người, đúng việc

Những cán bộ tự cảm thấy không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đã chấp nhận “đứng ra một bên”, những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đã sẵn sàng đảm nhận việc khó.Ngày 15/3/2023, UBND thị xã Sa Pa ban hành Kế hoạch số 127 về việc triển khai thực hiện lập lại kỷ cương, kỷ luật trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng và cơ sở kinh...

Cùng tác giả

Taekwondo Việt Nam hướng tới hành trình mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thành phố Lào Cai khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở

 Hơn 20 hộ dân khu dân cư số 2, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai đã được di dời khẩn cấp đến nơi an toàn. Phát hiện vết nứt rộng khoảng 40 cm trên quả đồi ngay sau khu dân cư, có nguy cơ sạt xuống bất...

Doanh nghiệp Lào Cai chủ động tham gia thị trường phân bón hữu cơ ngoại tỉnh

Ngay từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Phân bón hữu cơ Lào Cai (tiền thân là Công ty Cổ phần Vận tải và Tư vấn kỹ thuật Lào Cai) đã xác định đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, phát triển sản phẩm, mở...

Quân đội dùng flycam phát hiện 2 vết nứt dài trăm mét ở Hà Giang

Khu vực xảy ra sạt lở ở QL2 qua xã Việt Vinh (H.Bắc Quang, Hà Giang) đang có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở ẢNH: PHẠM VĂN VIỆT Đồng thời, phải di dời 223 nhà dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở (H.Bát Xát 130, TP.Lào Cai 90, H.Bảo Thắng 3). Mưa lũ cũng khiến nhiều địa bàn trong tỉnh Lào Cai bị chia cắt do sạt lở đất. Theo thống kê, có khoảng 1.800 m3 đất đá....

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Cùng chuyên mục

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Thủ đô Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Tripadvisor đề xuất du khách thế giới đến Hà Nội để thưởng thức những món ăn mang tính biểu tượng của Thủ đô, dù là những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng cao cấp được Michelin vinh danh. Khu phố cổ ở trung tâm Thủ đô là địa điểm vô cùng nhộn nhịp, nơi du khách có thể thưởng thức vô vàn món ăn đường phố hấp dẫn cùng...

Khám phá Y Tý trong mùa hè

Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua. Đây là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì, Dao, Mông và Kinh. Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển cùng khí hậu mát mẻ quanh...

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại. Những ngày này, đến tổ 11, phường Bình Minh (thành phố Lào Cai), đâu đâu cũng thấy không khí lao động hăng say, nhộn nhịp của bà con. Đàn ông làm đất, phụ nữ...

Hấp dẫn Hội An | Báo Lào Cai điện tử

Giếng cổ nghìn năm Không chỉ nhà cổ mà đến với Hội An, du khách còn được chiêm ngưỡng những giếng cổ. Điển hình như giếng cổ Bá Lễ, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, giếng cổ này đã tồn tại hơn nghìn năm qua, không chỉ là chứng nhân lịch sử của bao nhiêu thăng trầm nơi đô thị cổ mà còn trở thành một phần linh thiêng đối...

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai. Lợn cắp nách (hay lợn Mường Sapa, lợn lửng, lợn còi, lợn rì) được lai giữa lợn rừng và lợn Mường. Đặc sản lợn cắp nách Lào Cai được người miền núi nuôi kiểu thả rông, chỉ nặng chừng 10 kg, bé nhỏ....

Tin nổi bật

Tin mới nhất