Powered by Techcity

Kinh tế thế giới 2024: Chưa hết những… “cơn gió ngược”

Nền kinh tế thế giới tỏ ra kiên cường một cách đáng kinh ngạc trong năm 2023 và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong năm 2024 dưới áp lực của các cuộc xung đột, lạm phát và lãi suất tiếp tục cao.

kt-tg10224.jpg
Biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng đến lạm phát trên toàn thế giới trong năm 2024.

An ninh giữ vai trò quyết định

Năm 2023 để lại một loạt cú sốc và diễn biến kinh tế bất lợi. Tỷ lệ lạm phát dai dẳng, mặc dù thấp hơn năm trước, khi các ngân hàng trung ương tiếp tục quỹ đạo tăng lãi suất. Đáng chú ý, Mỹ đã phải vật lộn với cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng và bị hạ bậc xếp hạng tín dụng. Trong bối cảnh đó, có thể dự báo như thế nào về tình hình kinh tế toàn cầu năm 2024?

Giống như năm 2023, an ninh sẽ tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Sự bất ổn bắt đầu từ cuộc xung đột Nga – Ukraine năm 2022, tiếp tục nhân lên sau khi xảy ra cuộc xung đột Israel – Hamas năm 2023… và tiếp tục kéo sang năm 2024. Kết quả là giá hàng hóa, đặc biệt là giá dầu sẽ còn biến động, tức là nếu không có các cuộc đàm phán dẫn đến hòa bình thì giá nhiên liệu có thể tăng tới một ngưỡng đẩy nền kinh tế đến suy thoái. Thương nhân sẽ được lợi, các hộ gia đình vật lộn với chi phí tăng cao, các chính phủ gặp khó khăn trong việc giữ cân bằng giữa tăng trưởng và trượt giá.

Lãi suất trên toàn thế giới tăng – giảm theo lạm phát có liên quan đặc biệt đến biến động về giá dầu. Mỹ giữ lãi suất ở mức cao (5,5% hiện nay, so với mức dưới 1% vào tháng 3/2022) và các quốc gia khác chịu áp lực phải bắt kịp, chẳng hạn như Ấn Độ, nơi lãi suất hiện đã ở mức 6,5%. Với các nền kinh tế có mức lạm phát cao, lãi suất đã tăng lên 30% ở Thổ Nhĩ Kỳ, 22% ở Pakistan và 18% ở Iran… Các nhà phân tích cho rằng, nếu tỷ lệ lạm phát toàn cầu do chiến tranh gây ra giảm đều đặn và tình trạng bất ổn về an ninh được cải thiện thì năm 2024 sẽ chứng kiến các hành động mạnh mẽ hơn từ các ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo, “nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những rủi ro mới do căng thẳng địa chính trị gia tăng, đặc biệt nếu xung đột Israel – Hamas lan rộng. Điều này có thể dẫn đến sự gián đoạn đáng kể đối với thị trường năng lượng và các tuyến thương mại chính”. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa ở Biển Đỏ của lực lượng Houthi, tình hình liên quan tới Yemen, Hamas, Azerbaijan, Venezuela… là những dấu hiệu cho thấy rủi ro mà thế giới phải đối mặt.

Bà Courtney Rickert McCaffrey, nhà phân tích địa chính trị tại EY-Parthenon, lưu ý: “Ngay cả khi những xung đột này là nhỏ thì chúng vẫn có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu theo những cách không ngờ. Quyền lực địa chính trị ngày càng bị phân tán và điều đó làm tăng tính bất ổn”.

Hiện hữu những rủi ro giảm tốc

Theo Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu (GEO) mới nhất của Fitch Ratings, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2024 dự kiến giảm xuống mức 2,1% so với ước tính 2,9% của năm 2023; còn theo Reuters, mức tăng trưởng năm 2024 dự kiến khoảng 2,6%, trong khi S&P Global Market Intelligence dự báo mức 2,3%, thấp hơn ước tính 2,7% của năm 2023. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá, sự bấp bênh của nền kinh tế toàn cầu đã giảm đáng kể so với hồi đầu năm 2023, tuy nhiên, rủi ro giảm tốc vẫn lấn át động lực tăng tốc của nền kinh tế trong năm 2024.

Giới chuyên gia dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ tránh được một cuộc suy thoái, nhưng mối lo ngại về khả năng xảy ra “suy thoái vừa phải” ở châu Âu và Anh vẫn tồn tại. Tăng trưởng kinh tế tại khu vực Eurozone trong năm 2024 được kỳ vọng đạt mức 0,9%. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ việc người tiêu dùng tăng chi tiêu trong bối cảnh tiền lương tăng và lạm phát giảm dần.

Tuy nhiên, OECD lưu ý, nền kinh tế Eurozone vẫn dễ bị tổn thương nếu giá năng lượng và các loại hàng hóa tăng cao trở lại. Bất chấp những bất ổn xung quanh chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), vẫn có một niềm tin mạnh mẽ cho cú “hạ cánh mềm” của nền kinh tế số một toàn cầu. OECD dự báo, tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 đạt 1,5% (so với mức ước tính 2,4% của năm 2023). Nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng việc làm tại Mỹ được kỳ vọng khởi sắc hơn kể từ nửa cuối năm 2024 khi lạm phát hạ nhiệt.

Ngược lại, sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có vẻ mong manh khi các công ty đa quốc gia đang tìm kiếm địa điểm sản xuất thay thế. Người dân Trung Quốc có thể tiếp tục hạn chế chi tiêu, xuất khẩu sẽ ở mức yếu khi nhu cầu ảm đạm. Trong khi đó, thị trường bất động sản của nước này vẫn đang trong quá trình phục hồi.

IMF lưu ý, mặc dù đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực, hoạt động đầu tư trên toàn cầu vẫn đang thấp hơn so với trước đại dịch, trong đó không ít doanh nghiệp ngại mở rộng sản xuất – kinh doanh và không muốn dấn thân vào rủi ro trong bối cảnh lãi suất cao, căng thẳng địa chính trị và nhiều chính phủ ngừng các biện pháp kích cầu tài khóa. Mặt khác, lòng tin trong thương mại quốc tế đang bị xói mòn khi các quốc gia ngày càng sẵn sàng “vũ khí hóa” các mặt hàng quan trọng, gia tăng hàng rào bảo hộ nhằm đạt các mục tiêu kinh tế lẫn phi kinh tế.

Châu Á – Thái Bình Dương: Triển vọng tươi sáng

Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, châu Á – Thái Bình Dương đã thể hiện sức sống mạnh mẽ với những tiến bộ liên tục đạt được trong hợp tác khu vực. Giới phân tích cho rằng, khu vực này có yếu tố sản xuất phong phú, quy mô thị trường khổng lồ, nguồn tài nguyên đa dạng và sự bổ sung kinh tế mạnh mẽ.

Hiện tại, áp lực lạm phát tại một số nước trong khu vực đang giảm dần. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực tiên phong – minh chứng cho việc thúc đẩy số hóa và phát triển nền kinh tế số. Theo dự báo của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDC), nền kinh tế kỹ thuật số đóng góp 65% tổng sản lượng kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2023 và các doanh nghiệp dự kiến sẽ tạo ra 43% doanh thu từ chuỗi kinh tế số.

Vào năm 2024, người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương dự kiến chi tiêu nhiều hơn năm 2023. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của một chu kỳ mới sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng hàng hóa trở lại mức trước đại dịch, đảo ngược tốc độ tăng trưởng. Nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng như đồ gia dụng và quần áo, cũng được dự đoán sẽ vực dậy khu vực sản xuất ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Vào tháng 6-2023, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã có hiệu lực đối với tất cả 15 thành viên, bước vào giai đoạn thực hiện toàn diện mới. Theo thỏa thuận, hơn 90% thương mại hàng hóa trong khu vực sẽ được miễn thuế. Điều này làm cho quan hệ thương mại giữa các nước thành viên trở nên suôn sẻ và gần gũi hơn, giúp thúc đẩy đầu tư và tăng cường động lực tăng trưởng kinh tế nội tại của khu vực.

Theo các chuyên gia kinh tế, khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là động lực tăng trưởng của thế giới trong năm 2024.

Nguồn

Cùng chủ đề

Giá vàng lao dốc, nhẫn trơn mất 6 triệu đồng: Liệu còn giảm sâu?

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Mặt bằng giá cả được kiểm soát tốt

Đến thời điểm này, mặt bằng giá cả vẫn đang được kiểm soát tốt. Trong tuần đầu tiên sau khi chính sách tăng lương có hiệu lực, giá cả tại các chợ dân sinh cơ bản ổn định. Không có tình trạng "tát nước theo mưa", tăng giá sau tăng lương là cảm nhận của nhiều người tiêu dùng. Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng khoảng 8,5% trong nửa đầu năm nay cũng là yếu tố làm...

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Vàng đã tồn tại hàng nghìn năm và được công nhận là có giá trị ở mọi nơi trên thế giới. Bất kể môi trường xã hội, chính trị hay tài chính ra sao, vàng chưa bao giờ mất đi giá trị của nó. Ảnh minh họa. Vàng thường được coi là công cụ chống lạm phát. Điều này là do khi lạm phát "ăn mòn" đồng USD, giá của mỗi ounce vàng cũng...

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Theo Thông báo, công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chịu nhiều thách thức. Kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn còn nhiều thách thức; lãi suất ngân hàng của nhiều nước còn ở mức cao. Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn,...

FED có khả năng hạ lãi suất sớm nhất là vào tháng 9/2024

Các nhà kinh tế dự kiến chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 5/2024 của Mỹ sẽ không thay đổi và chỉ số cốt lõi không bao gồm thực phẩm và năng lượng sẽ tăng tối thiểu 0,1%, dựa trên dự báo trung bình trong một cuộc khảo sát các nhà kinh tế của hãng tin Bloomberg. Báo cáo, dự kiến công bố vào thứ sáu (28/6), có thể cho thấy...

Cùng tác giả

Lễ tổng kết, trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lào Cai lần thứ 19, năm 2024

CTTĐT- Sáng ngày 10/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh diễn ra Lễ tổng kết, trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lào Cai lần thứ 19, năm 2024. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu...

Bộ trưởng Bộ Công an thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Lào Cai

Trước khi nói chuyện với với cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh, Đại tướng Lương Tam Quang cùng đoàn công tác của Bộ Công an và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã dâng hoa, dâng hương tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí...

Hành trình trở về của những em nhỏ Làng Nủ

Em Mông Hoàng Thảo Ngọc, 11 tuổi bị cuốn trôi trong trận lũ kinh hoàng cách đây 2 tháng. May mắn được cứu sống nhưng em nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy đa phổi, suy hô hấp nặng do hít phải bùn đất. Trải qua "cuộc chiến"...

Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lào Cai lần thứ 19, năm 2024

Quang cảnh buổi lễ. Các đại biểu tham dự buổi lễ. Trải qua 18 lần tổ chức, Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lào Cai đã có sức lan tỏa rộng rãi, là sân chơi trí tuệ thu hút hàng vạn học sinh trên địa...

Bộ trưởng Lương Tam Quang dự Ngày hội Đại đoàn kết cùng người dân Lào Cai

Sáng 10/11, nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con nhân dân tại Nhà Văn hóa Hữu nghị Việt – Trung ở xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Nhà Văn hóa Hữu nghị Việt – Trung nơi diễn ra sự kiện là công trình...

Cùng chuyên mục

Giá vàng lao dốc, nhẫn trơn mất 6 triệu đồng: Liệu còn giảm sâu?

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Chiến thắng nhọc nhằn của Xi măng Long Sơn (XMLS) Thanh Hóa trước Hà Nội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Đề xuất giải pháp khắc phục các công trình thủy lợi bị thiệt hại

Quang cảnh cuộc họp. Toàn tỉnh hiện có 107 đập, hồ chứa nước thủy lợi, với tổng dung tích gần 10,85 triệu m3; đảm bảo cung cấp nước cho hơn 1.400 ha đất sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước thô cho các công trình cấp nước...

Bảo Yên khôi phục diện tích dâu tằm sau mưa, lũ

Bà Vũ Quế Anh (phải ảnh) được hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dâu tằm sau mưa, lũ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà Vũ Quế Anh khẩn trương xuống giống dâu mới được hỗ trợ. Hơn 3 sào trồng dâu bị mưa lũ vùi lấp, nay đã được...

Triệu hồi hơn 11.000 xe Honda Civic và CR-V ở Việt Nam

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Mường Khương – Bài học kinh nghiệm từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Trồng chè thâm niên gần 20 năm nay, chị Thảo khẳng định từ khi liên kết sản xuất với Hợp tác xã chè Mường Khương, chị không lo đầu ra nữa. Đầu tư chế biến chè búp khô, mỗi năm hợp tác xã thu mua tới hơn 10.000 tấn chè búp...

Xây dựng hình ảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng khi tham gia WTO

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thượng Hà khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống cho Nhân dân

Bà con trong thôn hỗ trợ gia đình chị Bàn Thị Mắn xây dựng nơi ở mới. Sau mưa bão, ngôi nhà của 3 mẹ con chị Bàn Thị Mắn bị đất sạt lở vùi lấp hoàn toàn. Cùng với giúp đỡ để gia đình tạm ổn định cuộc...

Hội chợ Trung – Việt năm 2024 dự kiến khai mạc ngày 26/11/2024

Quang cảnh cuộc họp. Dự kiến hội chợ Trung - Việt năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26/11 - 01/12/2024 tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với chủ đề: Phát triển cùng chia sẻ - Hợp tác cùng hưởng lợi. Hội chợ dự...

Thúc đẩy xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu

Tại Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành, nông sản Việt là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm trên 90%. Để đảm bảo điều kiện xuất khẩu chính ngạch, các doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác qua hàng loạt sự kiện xúc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất