Powered by Techcity

Thôn Đầu Nhuần vững bước theo Đảng

Thôn Đầu Nhuần hiện có 103 hộ dân, 524 nhân khẩu thuộc 4 dân tộc sinh sống, trong đó 95% số hộ là người Dao. Trải qua quá trình dài xây dựng và phát triển, người dân nơi ngày càng tin tưởng, son sắt theo tiếng gọi của Đảng.

Cũng như nhiều địa bàn thôn vùng cao khác của Lào Cai, trước khi có chi bộ Đảng, việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại thôn Đầu Nhuần gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2006, Chi bộ thôn Đầu Nhuần được thành lập, tiếp đó là Ban Công tác mặt trận, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên thôn. Đây được coi là một mốc son đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

p2P.jpg
Các buổi sinh hoạt của Chi hội Phụ nữ thôn Đầu Nhuần thường lồng ghép các nội dung tuyên truyền phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần thay đổi nhận thức của phụ nữ trong thôn.

Hồi tưởng lại quãng thời gian từ năm 1998 đến năm 2021 khi còn là Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn, bà Triệu Thị Mấy kể cho chúng tôi về Đầu Nhuần của những ngày vượt khó. Bà bảo năm mà bà mới làm công tác phụ nữ, người dân trong thôn khi ấy chủ yếu trồng sắn, đào củ mài để ăn thay cơm. Sau này, khi hợp tác xã được tách ra và chia ruộng đất thì các chính sách mới về đất đai mới thay đổi cuộc sống của bà con đi nhiều. Dưới sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền, bà con được phát giống lúa thuần, được hướng dẫn cách trồng, chăm sóc lúa đạt năng suất cao. Cũng từ đó mới không còn những ngày ăn củ mài trừ bữa. Đảng và Nhà nước cũng có thêm các chính sách hỗ trợ hộ nghèo làm nhà, cấp giống cây trồng (tre, quế)…, người dân vì vậy càng yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của thôn đã giảm từ 70% trong những năm trước xuống còn 35%.

P1.jpg

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc sống của người dân thôn Đầu Nhuần đã có nhiều đổi thay. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước giúp người dân yên tâm sinh sống và phát triển kinh tế.

Bà Triệu Thị Mấy

Bà Mấy cũng cho biết, một trong những nội dung được đặc biệt chú trọng thực hiện tại thôn là quan tâm giáo dục. Tại các cuộc họp thôn, người dân đều được tuyên truyền về việc cho con em đi học đầy đủ. Như đối với bà Mấy, ngoài tuyên truyền, bản thân bà còn gương mẫu cho con, cháu đi học. “Tôi đã cho con đi học đại học, thấy vậy nhiều người trong thôn cũng cố gắng cho con đi học đầy đủ”, bà Mấy nói. Nhiều người dân thôn Đầu Nhuần dần có niềm tin rằng, con trẻ được học hành đầy đủ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, sau này có thể trở về phát triển kinh tế gia đình, giúp ích cho quê hương. Suy nghĩ ấy dần lan tỏa giúp số trẻ em bỏ học của thôn dần tiệm cận con số “0”, nhận thức của người dân được nâng lên đáng kể, đời sống khu dân cư ngày càng văn minh.

Về cơ sở hạ tầng, năm 2010, những cây cầu qua thôn cũng bắt đầu được xây dựng vững chắc, đường sá được quan tâm mở rộng, nối đến các khu vực trung tâm xã. Con đường thoát nghèo, hướng tới phát triển của người dân thôn Đầu Nhuần cũng vì thế thuận lợi hơn. Có thể kể đến công trình xây dựng cầu treo Đầu Nhuần (năm 2010); mở mới và đổ bê tông đường giao thông nông thôn từ trục chính của thôn ra trung tâm xã (năm 2012); đổ bê tông tuyến đường Đầu Nhuần đi Khe Hoi (năm 2016); mở mới các tuyến đường liên thôn (năm 2017); mở rộng mặt đường từ 4m lên 6m và đổ bê tông các tuyến đường trong thôn (năm 2020). Đáng chú ý, năm 2023, thôn tiếp tục được đầu tư xây dựng 2,5km đường giao thông nông thôn và cầu Đầu Nhuần để kết nối giao thông thuận lợi lên điểm du lịch thác Đầu Nhuần; nâng cấp công trình cấp nước sạch để bà con bảo đảm nước sạch cho sinh hoạt…

p4.jpg
Người dân chung sức làm đường giao thông nông thôn.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, cấp ủy đảng, chính quyền xã và Chi bộ thôn Đầu Nhuần còn luôn sát sao trong hướng dẫn, khuyến khích người dân trong thôn phát triển kinh tế. Các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi đã được mở ra để giúp người dân hình thành những mô hình kinh tế phù hợp, như canh tác các cây trồng truyền thống (lúa, ngô) theo phương thức cải tiến cho năng suất cao, phát triển chăn nuôi vật nuôi truyền thống (như trâu, bò, lợn bản, gà bản) mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, nghị quyết đảng bộ các cấp xác định cây quế là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người dân, cũng là cây trồng phù hợp phát triển tại địa phương, Chi bộ thôn Đầu Nhuần đã vận động người dân tập trung phát triển cây quế trên đất đồi, gia đình nào có nhiều đất thì trồng nhiều. Hiện 100% số hộ tại thôn đều trồng quế, hộ ít thì vài héc-ta, hộ nhiều có cả chục héc-ta. Theo thống kê của xã Phú Nhuận, diện tích quế tại Đầu Nhuần đã vượt mốc 400 ha, trong đó có nhiều diện tích chuẩn bị cho thu hoạch… Đây sẽ là mỏ “vàng xanh” để mỗi hộ dân có thu nhập tiền tỷ trong thời gian không xa.

Với nỗ lực của người dân, nếu năm 2010 thôn có 40 hộ nghèo thì đến năm 2023 chỉ còn 10 hộ nghèo (chiếm 9,7%). Thu nhập bình quân của người dân tăng qua các năm: Năm 2000 đạt 5,3 triệu đồng/người/năm; năm 2010 là 10,2 triệu đồng/người/năm; năm 2020 là 41,5 triệu đồng/người/năm và năm 2023 là 66,78 triệu đồng/người/năm.

Sự nghiệp y tế, giáo dục trong thôn được chăm lo. 100% trẻ trong độ tuổi được ra lớp, tỷ lệ chuyên cần của các khối lớp luôn đạt trên 90%.

Việc xây dựng đời sống văn hóa cũng được cấp ủy, Chi bộ thôn đặc biệt quan tâm. Các hủ tục trong việc cưới, việc tang được đẩy lùi. Số gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” đều tăng qua các năm (riêng năm 2022 có 72/103 gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa). Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền, Chi bộ thôn còn tích cực vận động, khuyến khích người dân phục dựng và duy trì bản sắc văn hóa của người Dao (như bảo tồn sách cổ, nghi lễ cấp sắc, thành lập câu lạc bộ múa chiêng, câu lạc bộ hát dân vũ…) nhằm mục đích bảo tồn và hướng tới phát triển phục vụ du lịch.

Nói về những thành quả đạt được, ông Bàn Thanh Hải, Bí thư Chi bộ thôn không khỏi tự hào: “Những trái ngọt” được kết tinh từ chính sự nỗ lực của người dân và hơn hết là nhờ ánh sáng soi đường của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên. Bà con trong thôn đã tin và làm theo sự lãnh đạo của Chi bộ, đồng sức đồng lòng từng bước vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận – ông Phạm Quốc Vương cũng đánh giá rất cao vai trò lãnh đạo của Chi bộ thôn Đầu Nhuần. Theo Bí thư Vương: “Kết quả này là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Đảng bộ xã qua các giai đoạn và là sự nỗ lực của từng cán bộ, đảng viên, người đứng đầu Chi bộ về đổi mới công tác lãnh đạo, đi sâu, đi sát với Nhân dân. Đặc biệt là Chi bộ thôn Đầu Nhuần đã luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ trong tổ chức đảng và trong thôn. Nhờ đó đã phát huy tinh thần làm chủ của người dân trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng. Có thể thấy rõ trong phong trào xây dựng nông thôn mới, bà con đã tích cực tham gia đóng góp tiền của và công sức làm đường giao thông nông thôn và thực hiện các tiêu chí cần nguồn lực từ người dân”.

P3.jpg

Kết quả có được tại thôn Đầu Nhuần là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Đảng bộ xã qua các giai đoạn và là sự nỗ lực của từng cán bộ, đảng viên, người đứng đầu Chi bộ về đổi mới công tác lãnh đạo, đi sâu, đi sát với Nhân dân. Đặc biệt là Chi bộ thôn Đầu Nhuần đã luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ trong tổ chức đảng và trong thôn. Nhờ đó đã phát huy tinh thần làm chủ của người dân trong thực hiện chủ chương, chính sách của Đảng…

Ông Phạm Quốc Vương, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận

Hướng đến phát triển du lịch sinh thái, thúc đẩy kinh tế, ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Lào Cai đã ký quyết định xếp hạng thắng cảnh thác Đầu Nhuần là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. UBND huyện Bảo Thắng cũng đã công bố việc khoanh vùng bảo vệ danh lam thắng cảnh thác Đầu Nhuần với tổng diện tích gần 350 ha. Xã Phú Nhuận đã cho xây dựng công trình đường giao thông nông thôn tuyến Phú Thủy – Đầu Nhuần. Đảng ủy xã Phú Nhuận đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/ĐU ngày 28/12/2022 về lãnh đạo bảo tồn và phát triển giá trị các di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh gắn với phát triển kinh tế du lịch, thương mại trên địa bàn xã Phú Nhuận, trong đó khẳng định “cần xây dựng quy hoạch chi tiết danh lam thắng cảnh thác Đầu Nhuần để thu hút đầu tư, phát triển đồng bộ hạ tầng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng gắn với danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa của địa phương”. Việc quan tâm đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đầu Nhuần sẽ mở thêm cơ hội để người dân thôn Đầu Nhuần khai thác các tiềm năng một cách bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, xây dựng thôn văn hóa người Dao, thôn kiểu mẫu trên đỉnh Đầu Nhuần.

P5.jpg
Quan tâm đầu tư phát triển du lịch sinh thái Đầu Nhuần sẽ mở thêm cơ hội để người dân khai thác tiềm năng một cách bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, xây dựng thôn kiểu mẫu trên đỉnh Đầu Nhuần.

Có thể khẳng định, ánh sáng của Đảng đã dẫn đường, chỉ lối cho bà con vùng cao Đầu Nhuần vượt qua bao gian lao, thử thách để hôm nay vững trọn niềm tin theo Đảng, cùng quyết tâm xây dựng vùng quê giàu đẹp, văn minh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Khách Tây thích thú đeo gùi, đội nón lá chuối, lên rừng hái ‘thần dược’ ở Sa Pa

Cung đường băng rừng khoảng chừng 6 - 7 km, chưa kể có nhiều côn trùng như muỗi, vắt… song khách Tây thích thú vì được trải nghiệm hái lá “thần dược” ở Sa Pa về làm nước tắm.Chị Kayla, một du khách đến từ Anh cho biết rất ấn tượng với nước tắm lá của người Dao đỏ ở bản Tả Phìn. Chị đã hai lần thử tắm loại nước này và bất ngờ vì “cơ thể được...

https://baolaocai.vn/-post387527.html

https://baolaocai.vn/-post387527.html Nguồn

Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_SdaArticleAfterComment!="undefined"){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment,"sdaWeb_SdaArticleAfterComment")}else{document.getElementById("sdaWeb_SdaArticleAfterComment").style.display="none"}}); Nguồn

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình, dòng họ và cộng đồng Trước hết trong lĩnh vực ngôn ngữ, bằng lời ru, tiếng hát, trong sinh hoạt hàng ngày, người mẹ là người sử dụng tiếng nói của dân tộc với con nhiều nhất. Do đó, ngôn ngữ truyền thống của dân tộc được bảo tồn và trao truyền. Đến với các gia đình người Giáy ở Tả Van, hay...

https://baolaocai.vn/phu-nu-dao-xa-xuan-thuong-giu-nghe-theu-truyen-thong-post386363.html

https://baolaocai.vn/phu-nu-dao-xa-xuan-thuong-giu-nghe-theu-truyen-thong-post386363.html Nguồn

Cùng tác giả

Về nhà mới

Toàn cảnh khu tái định cư Nậm Tông. Được về nhà mới, Em Lý Thị Sua, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà hân hoan bày tỏ: “Em thấy rất vui khi chuẩn bị được về nhà mới. Em cùng mẹ, anh chị và bà con...

Tuổi trẻ chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia đình ông Niên sẽ kịp về nhà mới trước tết Ất Tỵ. Mấy chục năm qua, cả gia đình ông Niên sống trong ngôi nhà gỗ đã xuống cấp, không an toàn, nhất là mỗi khi mùa mưa bão về. Được Thành đoàn Lào Cai huy động từ...

Ngày hội của nhân dân thôn Kho Vàng

Lễ Khánh thành tại thôn Kho Vàng có sự tham dự của đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Bắc Hà. Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đồng chí Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc; đồng chí Trần Quang Dũng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy...

Đổi thay ở lõi nghèo Nậm Chày

Từ một hộ gia đình khó khăn nhất thôn Hỏm Trên, anh Và A Lử đã vươn lên ổn định kinh tế và có "của ăn, của để". Kết quả này có được khi năm 2014, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của...

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Cùng chuyên mục

Về nhà mới

Toàn cảnh khu tái định cư Nậm Tông. Được về nhà mới, Em Lý Thị Sua, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà hân hoan bày tỏ: “Em thấy rất vui khi chuẩn bị được về nhà mới. Em cùng mẹ, anh chị và bà con...

Tuổi trẻ chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia đình ông Niên sẽ kịp về nhà mới trước tết Ất Tỵ. Mấy chục năm qua, cả gia đình ông Niên sống trong ngôi nhà gỗ đã xuống cấp, không an toàn, nhất là mỗi khi mùa mưa bão về. Được Thành đoàn Lào Cai huy động từ...

Ngày hội của nhân dân thôn Kho Vàng

Lễ Khánh thành tại thôn Kho Vàng có sự tham dự của đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Bắc Hà. Về phía Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) có đồng chí Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc; đồng chí Trần Quang Dũng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy...

Đổi thay ở lõi nghèo Nậm Chày

Từ một hộ gia đình khó khăn nhất thôn Hỏm Trên, anh Và A Lử đã vươn lên ổn định kinh tế và có "của ăn, của để". Kết quả này có được khi năm 2014, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của...

Trao hỗ trợ đoàn viên công đoàn thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của bão số 3

Trao hỗ trợ đoàn viên công đoàn thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng của bão số 3. Từ nguồn hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Liên đoàn lao động tỉnh, Liên đoàn lao động huyện Mường Khương đã trao hỗ trợ...

Đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết

Theo kế hoạch, Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” sẽ được tổ chức vào ngày 15/1 tại thành phố Lào Cai. Trong chương trình sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như: thi gói bánh chưng và tặng bánh cho các đơn vị;...

Lào Cai: Họp duyệt các Đề án hợp nhất các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường

CTTĐT – Ngày 23/12/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh chủ trì cuộc họp duyệt các Đề án hợp nhất các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Tài chính; Trưởng phòng các phòng;...

Thầy Khang đi gặp các ‘cháu nội’ ở Làng Nủ

Thầy Nguyễn Xuân Khang chụp ảnh chung với 22 cháu bé ở Làng Nủ mà ông đã nhận nuôi dưỡng để ghi dấu ngày “ông cháu nhận nhau” – Ảnh: VĨNH HÀ Khi trận lũ tràn qua Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) cuốn đi 39 hộ dân khiến nhiều người thiệt mạng, có những đứa trẻ còn sống sót đã mất hết nhà cửa và người thân. Xin chính thức được làm “ông nội” Thầy giáo Nguyễn...

Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, Giá heo hơi Việt Nam tuy có cao song đã xuống 1 bậc trên thế giới. (Nguồn: Vincom) Giá heo hơi hôm nay 23/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Sáng ngày 23/12, thị trường heo hơi miền Bắc đã xuất hiện đỉnh giá mới 69.000 đồng/kg tại Hà Nội, Tuyên Quang, Bắc Giang và Thái Bình. Cùng tăng 1 giá trong sáng nay, heo hơi tại Lào...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Tin nổi bật

Tin mới nhất