Powered by Techcity

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực ảnh 1

Người dân ở Đắk Nông thu hoạch cà phê.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.

Nhờ có nhiều kỷ lục về nông sản, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vững mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 54 – 55 tỷ USD trong năm 2023 dù gặp khó khăn do tác động tiêu cực từ sức mua giảm mạnh của nhiều thị trường lớn.

Nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu

Hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực nhờ cắt giảm thuế quan như các mặt hàng gạo, càphê, thủy sản, rau quả. Nông sản Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường, đối tác phù hợp, có nhiều lợi thế hơn trong thương mại.

Bên cạnh đó, với những lợi thế về nông nghiệp và điều kiện tự nhiên, nông sản Việt Nam có những thế mạnh nhất định để cạnh tranh trên thị trường thế giới với nông sản xuất khẩu.

Thứ nhất là nhu cầu về lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng mạnh. Trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự mất ổn định và biến động về kinh tế, chính trị thế giới, mối lo ngại về an ninh lương thực mở ra nhiều cơ hội trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới đặc biệt là những thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản… Với nhiều thuận lợi trong sản xuất các mặt hàng nông sản chủ lực như hoa quả vùng nhiệt đới đặc trưng cho khí hậu của Việt Nam và nhiều mặt hàng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu nhiều thị trường, trữ lượng ngày càng lớn và có thể cung cấp cho những thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao như Trung Quốc. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ những vị trí đứng đầu trong xuất khẩu trên thế giới như càphê, lúa gạo, hạt điều…

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực ảnh 2

Chế biến điều xuất khẩu.

Thứ hai là Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó có nhiều cam kết rất chặt chẽ. Trước tiên là lộ trình giảm thuế về 0% cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời có nhiều quy định mới về quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường. Các FTA thế hệ mới tác động tích cực tới hoạt động thương mại, xuất khẩu thông qua thúc đẩy các dòng thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ.

Như hiệp định EVFTA từ khi có hiệu lực từ tháng 8/2020, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất sang EU đã tăng lên hơn 20% trong những năm vừa qua. Các FTA thế hệ mới cũng góp phần giúp xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước trong thị trường nội khối có mức tăng trưởng khá cao.

Thứ ba là sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ với việc ứng dụng nền tảng số sẽ đem lại nhiều cơ hội cho chuyển đổi chuỗi giá trị nông sản Việt Nam. Công nghệ số sẽ hỗ trợ, góp phần chuyển từ hệ thống canh tác và phân phối truyền thống sang hệ thống canh tác thông minh, phân phối hiện đại tích hợp với các nền tảng trực tuyến và kết nối các quốc gia với nhau.

Thứ tư là phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu. Chuỗi cung ứng nông sản bao gồm doanh nghiệp, nhà thu gom hàng nông sản, nhà sản xuất, chế biến và phân phối, các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics tham gia vào quá trình chuyển đổi hàng nông sản từ trang trại nuôi trồng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Mục tiêu của chuỗi là đảm bảo cung cấp một cách hiệu quả cho thị trường quốc tế sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, an toàn, tiện lợi với mức giá phù hợp và sự lựa chọn đa dạng, cũng như thân thiện với môi trường, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trên thị trường.

Không ít thách thức

Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện, mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới trong thời gian tới.

Trước hết là quá trình hội nhập quốc tế làm gia tăng cạnh tranh. Việt Nam đã ký kết tham gia và đàm phán 17 FTA. Tham gia FTA sẽ thu hút nhiều vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, đây là một thách thức lớn đặt ra, xu hướng đầu tư vào ngành nông nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài với lợi thế cả về tài chính, công nghệ và thị trường.

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực ảnh 3

Chế biến cá tra phi lê xuất khẩu ở nhà máy của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Cửu Long An Giang.

Với lợi ích thu được từ Hiệp định, nhất là những ưu đãi về thuế quan, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ dịch chuyển nhà máy từ nhiều quốc gia khác sang Việt Nam, gây áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước. Khi đó nông sản trong nước sẽ bị cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.

Quá trình hội nhập làm thu hẹp một số lĩnh vực sản xuất có khả năng cạnh tranh thấp. Các nước đang phát triển mạnh sản xuất nông sản với chất lượng cao cũng trở thành đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu gạo như Campuchia, Myanmar; xuất khẩu thủy sản như Ấn Độ, Mexico, Indonesia.

Tiếp đến là yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng nông sản xuất khẩu ngày càng cao. Thị trường tiêu dùng hàng nông sản hướng đến các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội đòi hỏi các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được khai thác hợp lý, từ đó đưa ra các tiêu chuẩn tương ứng về nguồn gốc sản phẩm như thủy sản, rau quả, gỗ…

Các quốc gia và người tiêu dùng trên thế giới đang đặt mục tiêu phát triển bền vững, giảm phát thải carbon. Nông sản Việt Nam đối mặt với nguy cơ chịu mức thuế đối với sản phẩm có mức phát thải lớn. Đây cũng là một trong những thách thức với xuất khẩu nông sản Việt Nam trong khi hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý khai thác chưa được thực hiện bài bản, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp bắt đầu quá trình đổi mới để thích ứng được với bối cảnh mới.

Ngoài ra, nông sản cũng sẽ đối mặt với nhiều rào cản thương mại, chính sách nhập khẩu của các nước với những yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường và xã hội.

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực ảnh 4

Kho gạo xuất khẩu tại ấp Bình Cang, xã Bình Thành, huyện Thủ Thừa (Long An).

Thứ ba là chủ nghĩa bảo hộ thương mại xuất hiện trở lại. Những biến động kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới như dịch bệnh COVID-19, xung đột Nga – Ukraine, xung đột thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc, xung đột lãnh thổ trong các khu vực và giữa các nền kinh tế lớn, thay đổi trong chính sách thương mại của các quốc gia dẫn đến xu hướng bảo hộ gia tăng. Thêm vào đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và hiệu quả sản xuất, giảm sức cạnh tranh về giá của nông sản Việt Nam, giá xăng dầu biến động tạo bất ổn trong hệ thống sản xuất kinh doanh.

Thứ tư là phải đáp ứng yêu cầu cao về công nghệ. Đây vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối với phát triển công nghệ ngành nông nghiệp. Việt Nam có nông nghiệp chưa thực sự phát triển, sản xuất còn manh mún, năng suất thấp, công nghệ lạc hậu.

Để đảm bảo các quy định về kỹ thuật, quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu về môi trường đối với xuất khẩu nông sản chủ lực, cần đáp ứng các yêu cầu về công nghệ sản xuất hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt là công nghệ số như hiện nay.

Để làm được cần đầu tư mạnh vào công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại, ứng dụng nền tảng số, công nghệ số vào quy trình sản xuất, kinh doanh, đây là một thách thức nhưng cũng là điều kiện để tạo ra năng lực cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Cơ hội, thách thức trong giai đoạn tới của xuất khẩu nông sản chủ lực ảnh 5

Nuôi trồng và thu hoạch tôm nước lợ tại trang trại công nghệ cao ở Sóc Trăng.

Thách thức cuối cùng là nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm cùng với biến đổi khí hậu. Nguồn tài nguyên đang dần bị suy thoái và cạn kiệt, sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, đô thị hóa làm thu hẹp diện tích đất đai, diện tích rừng đầu nguồn. Nước sông, biển đang bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do có nhiều độc tố từ các chất thải kim loại nặng, chất thải hữu cơ, vô cơ từ sinh hoạt, sản xuất, các dư lượng hóa dược nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ các tác động của thiên tai như biến đổi khí hậu dẫn đến các hình thái thời tiết xảy ra bất thường, nhiệt độ tăng cao, mưa đá, nước biển dâng, xâm nhập mặn mức độ nghiêm trọng hơn, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh hàng nông sản trong đó đặc biệt là các hàng nông sản chủ lực như gạo, càphê, rau quả, thủy sản, gỗ.

VietnamPlus

Nguồn

Cùng chủ đề

Cá tra “đắt hàng” tại thị trường CPTPP; giá cà phê sắp phá vỡ mức đỉnh lịch sử, doanh nghiệp đứng trước “cơ hội...

Giá hạt “giàu vị đắng” sắp phá vỡ mức đỉnh lịch sử, doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước “cơ hội vàng”; “vàng xanh” ghi nhận tăng trưởng 2 con số… là những tin xuất khẩu nổi bật từ 8-14/7. Năm 2023 là năm khó khăn nhất trong 10 năm trở lại đây đối với xuất khẩu cá tra, và CPTPP cũng không ngoại lệ. (Nguồn: Báo Hải quan) Một mặt hàng thủy sản tận dụng tốt cơ hội từ CPTPP Theo số...

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu tiến gần mốc 1.000 USD

Bên cạnh Brunei, giá xuất khẩu gạo sang một số thị trường cũng neo ở mức cao như giá xuất khẩu gạo trung bình sang Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan đạt 857 USD/tấn, Ukraine đạt 847 USD/tấn, Iraq đạt 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn… Giá gạo xuất khẩu tăng cao đã góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle,"adsWeb_AdsArticleMiddle")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle").style.display="none"}}); Một...

Xuất khẩu thủy sản, cà phê, rau quả “made in Việt Nam” đang tăng tốc

Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 239 tỷ USD, tăng 15,1%, tương ứng tăng 31,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 124 tỷ USD, tăng 15,1% và nhập khẩu đạt 115 tỷ USD, tăng 15,1%. Tính chung 4 tháng, cán cân thương mại tiếp tục ghi...

Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

Thái Lan đứng Top đầu nhập khẩu rau quả Việt Nam tại ASEAN Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 2/2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả đạt 325,7 triệu USD, mặc dù tăng nhẹ 1,4% so với mức 321 triệu USD ghi nhận cùng kỳ năm 2023 nhưng giảm tới 33% so với kết quả ghi nhận trong tháng 1/2024. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt...

Lý do Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

Số liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy, năm 2023, xuất khẩu rau, củ, quả và sản phẩm chế biến của các nước sang nước này đạt 24,4 tỷ USD. Thái Lan tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch 8,6 tỷ USD, chiếm 36% thị phần tại thị trường này. So với cùng kỳ năm 2022, thị phần của Thái Lan giảm gần 2%. Đứng vị trí thứ 2 là Việt Nam với kim ngạch 3,4 tỷ...

Cùng tác giả

Quý II năm 2025 giải quyết xong vướng mắc cho 28 hộ dân tại khu vực đất cạnh Nhà Văn hóa Duyên Sơn

Quang cảnh buổi làm việc. 28 hộ dân đang ở nhờ một phần đất Nhà Văn hóa Duyên Sơn, nằm trong số 260 hộ nhận chuyển nhượng (bằng giấy viết tay) đất nông nghiệp của các hộ chính chủ khác đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng...

Bảo Yên nhiều sáng tạo trong giảm nghèo bền vững

Gia đình ông Trần Văn Hiển là hộ tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng ở xã Minh Tân. Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật để thanh long cho quả trái vụ, sản phẩm còn được...

Lào Cai hoàn thành công tác tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024

Do ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3, Ngày hội năm nay phần lễ được rút ngắn, những vẫn đảm bảo trang trọng. Tham dự Ngày hội, các đại biểu và Nhân dân cùng ôn lại truyền thống 94 năm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nghe Thư...

Một Kho Vàng mới đang thành hình, vững vàng trên sườn núi

Đẩy nhanh tiến độ từng ngày, từng giờ Ngược dòng sông Chảy, đoàn công tác gồm hơn chục người cấp tốc hướng về Kho Vàng. Những ngày qua, con sông chảy cạn nước, có những đoạn trơ đất đá. Dọc hai bờ sông, nhiều đoạn đường bê tông bung gãy, ngổn ngang do xói lở như những “vết sẹo” để lại từ trận lũ thế kỷ do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra. Bởi vậy, không ít người trong...

Thú vị và bổ ích những tiết học an toàn giao thông

“Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông” là một trong những tiết học thu hút em Tẩn Minh Khánh và các bạn trong lớp hào hứng tham gia. Tại tiết học này, Khánh cùng các bạn, được các chiến sỹ Cảnh sát giao thông trực tiếp truyền đạt những...

Cùng chuyên mục

Bảo Yên nhiều sáng tạo trong giảm nghèo bền vững

Gia đình ông Trần Văn Hiển là hộ tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng ở xã Minh Tân. Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật để thanh long cho quả trái vụ, sản phẩm còn được...

Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Bắc Hà

Địa danh Bản Liền gắn với sản phẩm chè hữu cơ nổi tiếng. Chè  Bản Liền cũng là sản phẩm đầu tiên “đặt nền móng” cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Bắc Hà. Với quy mô hơn 1.100 ha, sản phẩm chè hữu cơ của nông dân Bản Liền sản...

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra tiến độ một số dự án tại Văn Bàn

Sau khi nghe báo cáo tiến độ xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn; tiến độ thi công, nâng cấp Tỉnh lộ 151; đường Chiềng Ken và các tuyến giao thông tại xã Nậm Chày, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chỉ...

Si Ma Cai sẵn sàng nguồn giống cây ăn quả cho vụ mới

Tại xã Nàn Sín, những cây lê Tai Nung VH06 khỏe mạnh gần một năm tuổi được các nông dân chăm sóc cẩn thận theo từng công đoạn để đảm bảo điều kiện trước khi chuyển đến cho bà con trồng mới dịp cuối năm (ảnh trên). Với trên 1 triệu...

Việt Nam giành ngôi vô địch đôi nam nữ tại Giải Cầu lông quốc tế Li-Ning 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Ngân hàng đẩy mạnh giải ngân tín dụng cuối năm

Bà Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai có nhiều năm kinh doanh các mặt hàng chăn ga gối đệm. Dự báo cuối năm lượng hàng tiêu thụ mạnh, bà đã có kế hoạch nhập số lượng lớn các mặt hàng này, đồng thời mở thêm...

Tín hiệu vui từ mô hình trồng cà chua trái vụ ở Sàng Ma Sáo

Triển khai từ đầu tháng 5 tại thôn Kin Chu Phìn, mô hình cà chua trái vụ ứng dụng công nghệ cao của cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Tuấn Nam được sự hỗ trợ tối đa của cấp ủy, chính quyền xã Sàng Ma Sáo....

Bí thư Chi đoàn tiên phong phát triển kinh tế

Vườn quýt rộng 2,5 ha của gia đình anh Lù Dín Sần. 4 năm trước, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Lù Dín Sần, thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương mạnh dạn bắt tay vào trồng quýt. Thời...

Hành trình hơn nửa thế kỷ

Hành trình hơn nửa thế kỷ Nguồn

“Đất thép” Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất