Powered by Techcity

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để nông sản vươn xa

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để nông sản vươn xa ảnh 1

Các lãnh đạo, chuyên gia nông nghiệp tại diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” .

Sáng 22/9, tại TP Hồ Chí Minh, báo Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” .

Tại diễn đàn, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc đầu tư phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, trên cơ sở thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền vững các tiêu chí nông thôn mới (Quyết định số 922/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025).

Theo đó, đã có nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh miền Tây đưa sản phẩm OCOP vào phát triển du lịch khá hiệu quả. Ông Đoàn Văn Khanh, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Long Thuận (xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) cho biết, phát triển du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp đang đem lại giá trị khá cao cho nông dân, vừa giúp nông sản đến tận tay khách hàng và giúp nông sản vươn xa. Cụ thể, vừa qua ông Khanh đã tận dụng 8.000 m2 đất vườn trồng bưởi, dừa sáp và nhiều loại thuốc nam khác để giới thiệu đến du khách. Mặt khác, ông cũng xây dựng được hình ảnh con người và quê hương miền Tây với khu du lịch mang tên “Ve chai Thần kỳ” để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của miền Tây.

Với kinh nghiệm của bản thân, ông Khanh cho rằng, các đơn vị, doanh nghiệp nông nghiệp cần phải làm cái gì độc, lạ và có tính bền vững mới thu hút được khách du lịch. Không chỉ thế, đây còn là giải pháp tạo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo một điểm đến thu hút khách đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống của sông nước miền Tây.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để nông sản vươn xa ảnh 2

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ở giữa) tham quan, tìm hiểu các sản phẩm OCOP tại Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP Hồ Chí Minh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Nam Miền Trung Group cho biết, việc đưa chương trình OCOP thành thương hiệu mang tầm quốc gia có giá trị to lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Mặt khác, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu tất yếu của nhiều địa phương. Tuy nhiên, quá trình này cần được triển khai một cách bài bản, đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao. Đáng chú ý, cần phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để tìm đầu ra bền vững cho nông sản và đưa nông sản Việt vươn xa. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp, các địa phương cần xác lập tour, tuyến gắn với địa điểm có nhiều sản phẩm OCOP để quảng bá giới thiệu đến với du khách nhiều hơn.

“Với 65% dân số nông thôn, có liên quan hoặc sống phụ thuộc vào nông nghiệp, Chương trình đưa sản phẩm OCOP vào phát triển du lịch đang được xã hội đón nhận tích cực khi giúp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và còn phát huy được giá trị của các sản phẩm thương hiệu OCOP. Ở giai đoạn mới, thương hiệu OCOP cũng đang được khẳng định với nhiều sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ, bền vững các sản phẩm OCOP cần gắn với phát triển dịch vụ, văn hóa, du lịch của từng địa phương. Ngoài ra, các địa phương cần quy hoạch vùng miền, các địa điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc trưng để du khách dễ dàng tìm đến và nhận biết các sản phẩm OCOP đặc trưng của từng vùng để tìm mua”, ông Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ.

Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thống kê tại Việt Nam, hiện có hơn 10.000 sản phẩm OCOP, các trung tâm OCOP đang được hình thành tại địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP. Theo đó, trong 5 năm qua, Bộ tập trung phát triển OCOP trong nước theo hướng phát triển số lượng, củng cố chất lượng, từ đó, hình thành mỗi đặc sản địa phương mang đặc trưng khác nhau của từng vùng miền để hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng miền. Mặt khác, Thủ tướng cũng đã ban hành quyết định về phát triển du lịch nông thôn.

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch để nông sản vươn xa ảnh 3

Các sản phẩm OCOP được xem là thế mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam khi giới thiệu đến người dân và du khách TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ký văn bản liên tịch với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để phát triển chương trình này. Tất cả các hành động này hướng tới mục tiêu khai thác ngành kinh tế du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP và đưa sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu của du lịch nông thôn Việt Nam.

“Về lâu dài, để phát triển sản phẩm OCOP thông qua hoạt động du lịch, Bộ xác định cần 3 yếu tố: phát huy thế mạnh địa phương để nâng cao giá trị đó lên, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân;hình thành vùng sản xuất để tạo thành sức mạnh, ứng phó với áp lực cơ chế thị trường; xây thương hiệu sản phẩm OCOP ở nông thôn có giá trị lớn để phục vụ ngành du lịch phát triển”, ông Trần Thanh Nam cho biết thêm.

TTXVN/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Thêm 5 sản phẩm nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu đạt OCOP 5 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đợt 2 năm 2024 đã công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.   Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng...

Đoàn công tác Ủy ban Quốc gia về thanh niên làm việc với UBND tỉnh

Sáng 20/8, đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia về thanh niên do đồng chí Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, thành viên Ủy ban Quốc gia về thanh niên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai việc thực hiện chính sách pháp luật về khởi nghiệp cho thanh niên giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị...

Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế tiêu biểu cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi

từ khóa : #OCOP #Sa Pả #Bình đẳng giới #dự án 8 #mô hình sinh kế tiêu biểu Nguồn

Chủ thể OCOP Lào Cai tham gia Hội chợ – Triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ lần X

Hội chợ – Triển lãm Giống, nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, lần X - năm 2024 được tổ chức với Chủ đề “Nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi số”. Hội chợ - triển lãm diễn ra từ 20 - 23/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút 154 đơn vị đến từ 19 tỉnh, thành trong cả nước tham gia với hơn 300 gian hàng, chia thành các...

Cùng tác giả

Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Phát thanh cơ sở lần thứ V, năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Hội thi phát thanh cơ sở năm 2024 được tổ chức với chủ đề: "Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai". Ban...

Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu sốDù có nhiều lợi thế để phát triển, nhưng đến nay diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu sản xuất trong nước còn rất hạn chế; chưa thu hút được các doanh nghiệp xúc tiến đầu tư vào trồng, chế biến, tiêu thụ dược liệu. Kết nối giao thương phát triển dược liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cục Quản lý Y, Dược...

Phát huy vai trò đảng viên

Ông Chiến thành công với mô hình trồng rau sạch. Ông Trần Hữu Chiến ở tổ 7, thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát năm nay 65 tuổi, đã có 37 năm tuổi Đảng. Dù nghỉ hưu, nhưng ông vẫn tiếp tục phát huy vai trò tuổi cao,...

Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật cụm các tỉnh Tây Bắc

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, công tác thi đua, khen thưởng của Cụm thi đua số 3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật 8 tỉnh Tây Bắc được triển khai hiệu quả; các phong trào thi đua như: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cả nước...

Bát Xát phát động Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

Năm 1999, huyện Bát Xát phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên, hiện tại đã lan ra 19/21 xã. Tính đến đầu tháng 11/2024, có 309 ca nhiễm HIV, 299 ca chuyển sang giai đoạn AIDS, 158 trường hợp đã tử vong. Điều này cho thấy căn bệnh HIV/AIDS ở...

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh sản xuất vùng rau chuyên canh Gia Phú sau mưa lũ

Toàn bộ giàn để trồng dưa chuột, su su, mướp đắng… đã bị hư hỏng sau mưa lũ, để khôi phục lại sản xuất, gia đình ông Bùi Văn Dũng ở thôn Phú Xuân, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng đã khẩn trương cải tạo lại đất, gieo trồng rau ngắn...

Nghị quyết 10 thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Huyện Mường Khương là địa phương bước đầu thành công với các vùng sản xuất hàng hóa tâp trung quy mô lớn, với vùng chè gần 5.000 ha; cùng với đó là các vùng dứa, chuối trên 3.000 ha…Thực hiện Nghị quyết 10, từ chủ trương đúng và trúng...

Vườn Quốc gia Hoàng Liên chủ động tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng đầu mùa khô

Tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, những vạt tế, guột dưới tán rừng bắt đầu chết khô. Chỉ cần một sơ xuất nhỏ khi sử dụng lửa trong rừng cũng có thể bùng phát lên thành "biển lửa", uy hiếp hàng trăm ha rừng. Hiện, cán bộ kiểm lâm Vườn Quốc...

13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bảo Yên nhiều sáng tạo trong giảm nghèo bền vững

Gia đình ông Trần Văn Hiển là hộ tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng ở xã Minh Tân. Để nâng cao giá trị sản phẩm, cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật để thanh long cho quả trái vụ, sản phẩm còn được...

Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Bắc Hà

Địa danh Bản Liền gắn với sản phẩm chè hữu cơ nổi tiếng. Chè  Bản Liền cũng là sản phẩm đầu tiên “đặt nền móng” cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Bắc Hà. Với quy mô hơn 1.100 ha, sản phẩm chè hữu cơ của nông dân Bản Liền sản...

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra tiến độ một số dự án tại Văn Bàn

Sau khi nghe báo cáo tiến độ xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn; tiến độ thi công, nâng cấp Tỉnh lộ 151; đường Chiềng Ken và các tuyến giao thông tại xã Nậm Chày, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chỉ...

Si Ma Cai sẵn sàng nguồn giống cây ăn quả cho vụ mới

Tại xã Nàn Sín, những cây lê Tai Nung VH06 khỏe mạnh gần một năm tuổi được các nông dân chăm sóc cẩn thận theo từng công đoạn để đảm bảo điều kiện trước khi chuyển đến cho bà con trồng mới dịp cuối năm (ảnh trên). Với trên 1 triệu...

Việt Nam giành ngôi vô địch đôi nam nữ tại Giải Cầu lông quốc tế Li-Ning 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Ngân hàng đẩy mạnh giải ngân tín dụng cuối năm

Bà Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai có nhiều năm kinh doanh các mặt hàng chăn ga gối đệm. Dự báo cuối năm lượng hàng tiêu thụ mạnh, bà đã có kế hoạch nhập số lượng lớn các mặt hàng này, đồng thời mở thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất