Powered by Techcity

Thương mại song phương Việt Nam – Lào hướng đến 2 tỷ USD

Từ đầu năm 2021 trở lại đây, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là sự gắn kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng DN hai nước, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Lào ngày càng khởi sắc và tăng trưởng mạnh mẽ. Với tiềm năng phát triển còn rất lớn, kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào không chỉ tăng trưởng ở mức độ 10% – 15%/năm mà còn hướng đến phát triển ổn định bền vững.

Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào đã phát triển nhanh chóng kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1962. Mối quan hệ đó có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, đầu tư, kinh doanh và phát triển của DN hai nước. Tăng trưởng kinh tế, thương mại hai chiều không chỉ tạo ra không gian kinh tế với sự gắn kết chặt chẽ, hiệu quả hơn, mà còn là cơ hội đẩy mạnh sự giao lưu giữa hai nền văn hóa, củng cố vững chắc mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào.

Thương mại song phương Việt Nam - Lào hướng đến 2 tỷ USD ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaythong Kommasith.

Hai bên đã chính thức ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Lào (tháng 3/2015) và Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Lào (tháng 6/2015) nhằm tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, hệ thống chợ biên giới tạo điều kiện cho giao thương giữa các địa phương biên giới, mở ra những cơ hội hợp tác, khai thác thế mạnh của nhau.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaythong Kommasith cho biết, trong những năm qua, hai Đảng – hai Nhà nước luôn quan tâm hợp tác kinh tế, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, đưa đất nước phát triển ổn định, kinh tế vững mạnh, dân giàu và tiến bộ.

“Dù ở thời điểm nào cả hai nước Lào và Việt Nam đều quan tâm tới quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại của hai nước ngày càng vững mạnh, phát triển hơn nữa trên nhiều cấp độ. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Lào” Bộ trưởng Malaythong Kommasith nhấn mạnh.

Việt Nam và Lào gần gũi về địa lý, có ưu thế về thuận tiện giao thông, cũng như gần gũi về văn hóa và tiêu dùng. Hai nước có chung đường biên giới dài hơn 2.300 km, đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh, thành phố của mỗi bên, là khu vực có tiềm năng phát triển, có vị trí chiến lược trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây. Toàn tuyến biên giới Việt Nam – Lào có 9 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ cùng 27 lối mở và thành lập 9 Khu kinh tế cửa khẩu…

Thương mại song phương Việt Nam - Lào hướng đến 2 tỷ USD ảnh 2

Hội chợ thương mại Lào – Việt 2023 là một trong những hoạt động khuyến khích các nhà đầu tư, kinh doanh, sản xuất Việt Nam và Lào gặp gỡ trao đổi mua bán hàng hóa.

Thương mại hai nước được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế suất về 0% cho hầu hết các mặt hàng của hai nước theo các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Lào, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào. Các thuận lợi khác như thị trường Lào không yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có nhiều thiện cảm với hàng hóa từ Việt Nam, đặc biệt thị trường Lào luôn được đánh giá là cửa ngõ quan trọng để DN Việt Nam phát triển thị trường vào các nước ASEAN.

Thời gian qua, Chính phủ hai nước, hai Bộ Công Thương và các tỉnh giáp biên có nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho DN của hai nước. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm hạn chế khiến thương mại Việt Nam – Lào chưa phát triển tương xứng, như chính sách thu hút đầu tư vào sản xuất chế biến, cơ sở hạ tầng, giao thông, logistics tại khu vực cửa khẩu chưa hiệu quả. Hơn nữa, việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là xây dựng các tuyến đường kết nối tới cửa khẩu, tuyến đường liên huyện tại một số khu vực còn chậm, chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán, trao đổi, lưu thông hàng hóa tại khu vực biên giới.

Nhận thấy tiềm năng phát triển thương mại giữa hai nước vẫn còn rất lớn, Bộ Công Thương hai nước đã đưa ra định hướng hợp tác phát triển, như tập trung vào các vấn đề rà soát, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi đột phá; nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn kiện đã ký kết; đề xuất phương án giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào; tạo thuận lợi cho hàng hóa của mỗi nước lưu thông; phát triển nguồn nhân lực; phối hợp ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại…

“Bộ Công Thương hai nước đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương mại từ 10% – 15%/năm. Để đạt mục tiêu trên, hai bên đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, kinh doanh, sản xuất Việt Nam và Lào gặp gỡ trao đổi mua bán hàng hóa, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác và cùng nhau đưa ra những ý tưởng, sáng kiến về mô hình kinh doanh mới”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Malaythong Kommasith cho biết.

Thương mại song phương Việt Nam - Lào hướng đến 2 tỷ USD ảnh 3

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng.

Theo Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Bá Hùng, hợp tác kinh tế đã trở thành nền tảng lâu dài trong quan hệ Việt – Lào và đang trên đà phát triển hiệu quả hơn. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, mối quan hệ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại là hết sức quan trọng và cần phát huy. Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba tại Lào sau Trung Quốc và Thái Lan, các công ty Việt Nam tham gia vào gần 260 dự án đang hoạt động với tổng số vốn cam kết là gần 5,4 tỷ USD. Chính phủ Việt Nam và Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD trong tương lai gần bằng cách tối đa hóa tiềm năng hợp tác thương mại mà hai nước có thể mang lại. “Đảng, Chính phủ Việt Nam – Lào luôn luôn mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế lên mức độ cao hơn nữa để tương xứng với mối quan hệ chính trị – ngoại giao hết sức tốt đẹp”, Đại sứ Nguyễn Bá Hùng cho biết.

Với những cơ chế thuận lợi, chính sách thông thoáng, ưu đãi từ các hiệp định thương mại cùng sự quan tâm của lãnh đạo hai nước. Chắc chắn rằng, tăng trưởng thương mại Việt Nam – Lào sẽ đạt mục tiêu đề ra trong năm nay và những năm tiếp theo, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam ngày càng bền vững.

Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào đạt 1.632,2 triệu USD, tăng 18,9% so với năm 2021; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 600,4 triệu USD, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm 2021; nhập khẩu của Việt Nam từ Lào tăng 32,6% so với năm 2021.

Lũy kế đến hết tháng 7/2023, kim ngạch thương mại Việt – Lào đạt 959 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022. Tiếp tục đà phát triển này, kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm nay sẽ cao hơn năm ngoái.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Lào gồm cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, quặng và khoáng sản. Ở chiều ngược lại, các mặt hàng xuất khẩu chính sang Lào gồm sản phẩm từ sắt thép, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị, dụng cụ…

Theo VOV

Nguồn

Cùng chủ đề

Hàn Quốc – Mỹ thảo luận biện pháp tăng cường liên minh

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Ảnh tư liệu window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle,"adsWeb_AdsArticleMiddle")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle").style.display="none"}}); Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ liên minh Hàn Quốc - Mỹ. Tổng thống Yoon Suk Yeol hy vọng quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và bang Arkansas sẽ sâu sắc hơn về mọi mặt, cũng như quan hệ đồng minh giữa hai nước trong suốt 70 năm qua. Tổng...

Vun đắp quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trước sau như một, quan hệ Việt Nam - Lào luôn giữ vai trò quan trọng đặc biệt, là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tại Cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone đánh giá cao những kết quả hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại,...

Cùng tác giả

Tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, ngành nông nghiệp có 16/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm; đặc biệt 2 mục tiêu lớn là đảm bảo an ninh lương thực và giữ vững tốc độ tăng trưởng đạt nhiều kết quả. Giá trị sản xuất nông,...

Cần khẩn trương khắc phục điểm sạt lở trên địa bàn thị trấn Khánh Yên

Khu vực taluy dương đã bị sạt tại tổ dân phố Bản Coóc, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn.  Nhiều năm tích góp, gia đình anh Nghĩa đã làm được căn nhà khang trang, với tổng trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Sau niềm vui "an cư",...

Đảng bộ Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, Đảng bộ Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chuẩn bị nội dung, đảm bảo điều...

Nhân lên tinh thần đoàn kết trong cộng đồng

Già yếu, lại bị khuyết tật, cuộc sống của bà Giàng Thị Cá, ở thôn Ná Lùng, xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai luôn trong cảnh khốn khó. Nhưng chỉ ít ngày nữa, ngôi nhà xây kiên cố thay thế nếp nhà xiêu vẹo của gia đình bà...

Hơn 15,7 tỷ đồng ủng hộ Chương trình "Tết vì người nghèo – Xuân Ất Tỵ" năm 2025"

Trong đó, đăng ký ủng hộ bằng tiền hơn 5,1 tỷ đồng, đăng ký ủng hộ bằng quà và hiện vật trên 10,5 tỷ đồng. Để người nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng yếu thế có thêm điều kiện vui xuân, đón Tết, Ban...

Cùng chuyên mục

Tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, ngành nông nghiệp có 16/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm; đặc biệt 2 mục tiêu lớn là đảm bảo an ninh lương thực và giữ vững tốc độ tăng trưởng đạt nhiều kết quả. Giá trị sản xuất nông,...

Xây dựng mã số vùng trồng góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định được cấp mã số vùng trồng là điều kiện quan trọng để nâng cao giá trị kinh tế của cây bưởi Múc, hơn 50 thành viên của Hợp tác xã bưởi Múc tại xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng đã thống nhất xây dựng vùng trồng...

Lào Cai chủ động sản xuất chuối giống kháng bệnh vàng lá Panama

Nếu hoạt động hết công suất, phòng nuôi cấy mô của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh có khả năng sản xuất tối đa lên đến hàng triệu cây giống mỗi năm. Từ giữa năm nay, gen kháng bệnh vàng lá Panama đã được chuyển giao thành...

Người Dao Tả Phìn chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Gần 7 năm làm du lịch cộng đồng, chị Lý Tả Mẩy, ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa đã khai thác hiệu quả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok để quảng bá điểm đến. Hiện, khách đến với gia đình chị...

Tập trung làm mới động lực tăng trưởng

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2025. Năm 2024, Lào Cai cơ bản hoàn thành các mục...

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Lào Cai kiến nghị Chính phủ 9 nhóm vấn đề

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức đàm phán, ký kết văn...

Làm giàu từ cây cam Vinh

Sau 7 năm trồng, chăm sóc cây cam Vinh đã đến ngày gia đình chị Thu thu hoạch qủa. 700 gốc cam Vinh sai trĩu quả, thu hái gần 20 tấn quả/năm là thành quả của gia đình chị Thu sau 7 năm vun xới, chăm sóc. Sau...

Đẩy nhanh chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đo đạc thực địa tại rừng của các hộ dân. Vị trí lô rừng này, gia đình anh Hà vẫn canh tác, sản xuất nhiều năm nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đo đạc trên thực địa bằng thiết bị GPS, tọa độ vị...

Làm giàu từ mô hình sản phẩm nông nghiệp sạch

Tận dụng lợi thế diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn và nhu cầu thị trường, cách đây 5 năm, ông Lương đã học hỏi kinh nghiệm và chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, an toàn. Ông đầu tư lắp đặt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất