Powered by Techcity

Cơ chế CBAM của EU tạo động lực thúc đẩy “xanh hóa” ngành thép Việt

Cơ chế mới giảm lượng phát thải carbon

CBAM sẽ hướng tới việc đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất nước sở tại. Bốn nhóm hàng bao gồm: sắt thép, nhôm, xi-măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế này. Trong đó, các sản phẩm từ sắt thép chiếm 96% giá trị của bốn mặt hàng xuất khẩu này.

Cơ chế được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thí điểm từ tháng 10/2023, áp dụng ban đầu với các hàng hóa nhập khẩu, trong đó có ngành thép. Các doanh nghiệp xuất khẩu giai đoạn này chỉ phải khai báo mức phát thải. Giai đoạn bắt buộc mua chứng chỉ phát thải CBAM và mở rộng ngành hàng sẽ bắt đầu từ sau năm 2026.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới (WSA), tính riêng năm 2022, ngành thép tạo ra mức phát thải tương đương với 3,5 tỷ tấn khí carbon, chiếm khoảng 7 – 8% tổng lượng khí nhà kính phát sinh toàn cầu. Cùng với hóa chất và xi-măng, sắt thép là 1 trong 3 ngành công nghiệp có mức phát thải lớn nhất thế giới.

“Cao tốc EVFTA” mở đường thuận lợi cho xuất khẩu thép sang EU

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực, thép Việt đã liên tục mở rộng thị phần xuất khẩu sang EU. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết tháng 6/2020, xuất khẩu thép sang thị trường EU chỉ chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thép, con số này sau hai năm đã tăng lên 20,51%, tương ứng mức tăng hơn 6 lần.

Trong 4 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD của ngành thép, EU là thị trường có mức tăng “khủng” cả về khối lượng lẫn trị giá. Và khoảng một năm sau khi EVFTA có hiệu lực, vào tháng 11/2021, lần đầu tiên thép lọt top các mặt hàng có giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD.

Tính riêng 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,36 triệu tấn thép sang châu Âu, tăng gần 34% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 21% tổng cơ cấu xuất khẩu thép.

Cơ chế CBAM của EU tạo động lực thúc đẩy "xanh hóa" ngành thép Việt ảnh 1

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “So với giai đoạn 2019 – 2020 khi thị phần xuất khẩu sang EU chỉ chiếm khoảng 3% đến 6%, ngành thép Việt Nam đã có bước đột phá lớn trong việc chinh phục các thị trường tiêu chuẩn cao. Xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ phần nào cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã chuẩn hóa sản xuất, tận dụng tốt cơ hội cạnh tranh về giá và các ưu đãi thuế quan EVFTA. Tuy nhiên, với tham vọng tiên phong trong hoạt động giảm lượng khí thải nhà kính, thị trường EU dưới cơ chế CBAM sẽ đặt ra thách thức lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam”.

Thách thức xuất khẩu dưới cơ chế CBAM

Theo cơ chế này, sau giai đoạn thí điểm, giai đoạn vận hành kể từ năm 2026 sẽ buộc các nhà nhập khẩu thép tại EU mua giấy chứng nhận CBAM. Giá của các chứng chỉ sẽ được tính tùy thuộc vào giá đấu giá trung bình hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải (ETS) của EU, biểu thị bằng EUR/tấn CO2 thải ra. Nếu các doanh nghiệp thép Việt không lên kế hoạch giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất thì sản phẩm xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh về mặt giá trị.

Cơ chế CBAM của EU tạo động lực thúc đẩy "xanh hóa" ngành thép Việt ảnh 2

Ngoài ra, thủ tục và cơ chế liên quan tới khai báo thông tin phát thải từ nhà xuất khẩu cũng có thể trở thành hàng rào kỹ thuật và hàng rào thương mại vào thị trường này

Theo ước tính của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), lĩnh vực thép có khả năng sẽ giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM. Nhu cầu giảm kéo theo sản lượng giảm khoảng 0,8%, cùng với tác động bất lợi về khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Theo ước tính sơ bộ của VSA, CBAM làm giảm trung bình GDP hằng năm của Việt Nam khoảng 100 triệu USD. Mặc dù so với quy mô tổng thể nền kinh tế, đạt khoảng hơn 400 tỷ USD, con số này không đáng kể. Tuy nhiên, cơ chế tương tự đang nhen nhóm tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Australia, Canada… sẽ tác động mang tính dài hạn cho cả nền kinh tế.

Đây là thách thức, song cũng là động lực thúc đẩy ngành thép trong nước hướng tới sản xuất xanh. Hiện tại, đã có một số công ty dự tính giảm 50% lượng khí thải carbon bằng một số kỹ thuật tiên tiến, sản xuất thép bằng Hydro (H2). Đây là xu hướng tất yếu về dài hạn và phù hợp với mục tiêu Net zero của Chính phủ.

Động lực xanh hóa ngành thép, hướng đi tất yếu của Việt Nam

Việt Nam cũng đang bước đầu xây dựng lộ trình trung hòa carbon ngành thép. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tối ưu hóa quy trình, năng lượng, nguyên liệu thô và cải tiến công nghệ nhằm giảm 10-30% lượng phát thải CO2. Giai đoạn 2025 – 2030 sẽ sử dụng nguyên liệu carbon thấp, tăng cường lượng khí H2 trong các nhà máy sắt xốp lên 30%, phù hợp xu hướng thế giới.

Cơ chế CBAM của EU tạo động lực thúc đẩy "xanh hóa" ngành thép Việt ảnh 3

Ngoài ra, kế hoạch phát triển thị trường tín chỉ carbon được kỳ vọng sẽ thúc đẩy động lực xanh hóa trong ngành thép nói riêng và các ngành phát thải nói chung.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết về việc đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai giao dịch các sản phẩm tín chỉ carbon liên thông với các Sở Giao dịch lớn trên thế giới ngay trong quý IV năm nay. Đây sẽ là bước lấy đà rất quan trọng, trong quá trình phát triển thị trường giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” cũng đã được xây dựng trên cơ sở Nghị định 06/2022. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam tập trung xây dựng quy định quản lý, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Qua đó, có thể thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất xanh và hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về “0” vào năm 2050 theo thỏa thuận chung tại Hội nghị COP26.

Theo CBMA, nếu các nhà nhập khẩu EU có thể chứng minh rằng giá carbon đã được thanh toán trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu, số tiền tương ứng có thể được khấu trừ vào hóa đơn. Các quốc gia ngoài EU có chính sách định giá carbon rõ ràng, như thuế carbon hoặc thị trường tín chỉ carbon, có thể được miễn trừ CBAM.

“Tác động của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang thị trường EU rõ ràng là một thách thức không nhỏ, nếu xét về ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, cùng với quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, phát triển năng lượng xanh, sản xuất xanh thì đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và phát triển bền vững”, ông Phạm Quang Anh nhận định.

Báo Nhân Dân

Nguồn

Cùng chủ đề

Phấn đấu đạt 300 triệu USD từ thị trường carbon

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, để tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường này, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân, nhiều bộ ngành phải khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hoàn thành trong Quý III năm nay. Ngoài ra, phải khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia...

Tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp

Động lực cho phát triển bền vững Việc thúc đẩy doanh nghiệp chủ động, tích cực tham gia ứng phó biến đổi khí hậu đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Tuy nhiên hiện nay, so với thế giới, phần lớn công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn. Việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với...

Việt Nam được chi trả 51,5 triệu cho giảm phát thải thông qua bảo tồn rừng

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam ngày 21/3 cho biết, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ các-bon thông qua trồng và tái tạo rừng. Ảnh minh họa. Khoản chi trả này đã được chuyển cho Việt Nam do giảm được 10,3...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hungary

Thủ tướng Hungary mong muốn đẩy mạnh thương mại song phương theo hướng cân bằng hơn, đề nghị phía Việt Nam thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh sang đầu tư tại Hungary. "Việt Nam tăng trưởng rất nhanh và chúng tôi mong muốn đầu tư của Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam", Thủ tướng Viktor Orbán nói và khẳng định tương tự Việt Nam, Hungary sẽ...

Nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Theo thống kê của ngành tài nguyên và môi trường, tỉnh Lào Cai đã có chính sách khuyến khích người dân áp dụng công nghệ thích hợp để giảm phát thải khí nhà kính như xử lý chất thải bằng hầm biogas để tận dụng làm khí đốt. Từ năm 2014, Lào Cai đã thực hiện Dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi với 4.700 công trình bể khí sinh học xử lý...

Cùng tác giả

Công an thị xã Sa Pa tìm kiếm xuyên đêm du khách nước ngoài lạc trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Khu vực tìm thấy du khách bị lạc. Qua xác minh, xác định địa điểm cuối cùng du khách nam Bryan Hanselman, quốc tịch Thụy Sỹ xuất hiện gần trụ T2, Vườn Quốc gia Hoàng Liên thuộc thôn Sín Chải, xã Hoàng Liên. Công an thị xã Sa Pa đã khẩn trương phối...

Khôi phục nuôi cá nước lạnh sau thiên tai

Chỉ sau 1 đêm, 6 tấn cá tầm đang bước vào thời kì thu hoạch của gia đình anh Chẳn đã bị cuốn trôi trong trận lũ dữ hồi tháng 9 vừa qua, thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Không còn vốn để đầu tư mua cá giống, người đàn...

Lào Cai: Tích cực chuẩn bị các nội dung tham gia và phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du...

CTTĐT – Sáng 05/11/2024, Thường trực UBND tỉnh tổ chức cuộc họp thống nhất nội dung Kế hoạch tham gia gian hàng và phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024, tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh -...

Những mái nhà đầu tiên dần hoàn thiện ở khu tái định cư Làng Nủ

Trải qua đau thương, mất mát sau trận lũ quét hung dữ, cuộc sống của người dân thôn Làng Nủ đã từng bước đi vào ổn định.  Những ngày qua, Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh Đặng Thanh Hòa thường xuyên tới thôn Làng Nủ để gặp gỡ và nắm bắt tình hình cuộc sống của bà con tại khu tạm cư. Theo ông Hòa, được sự quan tâm của cấp trên và các nhà hảo tâm trong cả nước, hiện...

Thống nhất kế hoạch tham gia Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung – Việt (Hồng Hà) năm 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Cùng chuyên mục

Khôi phục nuôi cá nước lạnh sau thiên tai

Chỉ sau 1 đêm, 6 tấn cá tầm đang bước vào thời kì thu hoạch của gia đình anh Chẳn đã bị cuốn trôi trong trận lũ dữ hồi tháng 9 vừa qua, thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Không còn vốn để đầu tư mua cá giống, người đàn...

Thống nhất kế hoạch tham gia Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung – Việt (Hồng Hà) năm 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Vẫn còn tồn tại xe máy cũ nát, không bảo đảm an toàn lưu hành

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Quang Kim tích cực khôi phục sản xuất vụ đông

Ông Đỗ Văn Nguyên chăm sóc lứa rau vụ đông của gia đình. Sau lũ, hơn 1 ha đất trồng rau của gia đình ông Đỗ Văn Nguyên bị phủ bởi lớp cát pha dày cả mét. Để gieo được lứa rau mới, ngoài công sức, ông Nguyên còn phải đầu tư hàng...

Tỷ phú nông dân Nguyễn Văn Hợp

Với 2 ha ao nuôi cá chép lai, cá trắm, cá rô phi thương phẩm này, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Lượng thu về khoảng 2 tỷ đồng. Giá trị kinh tế từ nuôi trồng thủy sản tăng gấp nhiều lần từ khi ông Lượng tham gia Hợp tác xã Thủy sản...

Nông dân Bắc Hà trồng rau trong nhà lưới

Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng bệnh cho cây rau. Gần 3 năm làm việc tại đây, các công đoạn từ làm đất đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng bệnh cho cây rau chị Phấn đều được hướng dẫn. Do vậy, chị rất...

Hỗ trợ nông dân Mường Khương nâng cao chất lượng cây quýt

Mật độ trồng quýt quá dày, việc cắt tỉa chưa đạt, vì thế dẫn đến một số vấn đề về sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.  Đồi quýt 15 năm tuổi của gia đình chị Lò Dìn Sủi, được chuyển đổi từ những thửa ruộng bậc...

Bảo Yên: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Doanh nghiệp chủ động nguồn hàng hóa dịp cuối năm

Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, thời điểm này, hoạt động kinh doanh nhôm, sắt, thép trở nên sôi động hơn. Do giá cả từ các nhà máy sản xuất vẫn chưa ổn định, từ đầu quý 3 có sự tăng, giảm liên tục, bởi vậy, Công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất