Powered by Techcity

Sản xuất Xanh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Sản xuất Xanh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp ảnh 1

Tọa đàm: “Sản xuất và phân phối xanh – Giải pháp cho phát triển kinh tế bền vững” do Tạp chí Công Thương tổ chức.

Sản xuất, tiêu dùng bền vững là một trong những xu hướng tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn nguyên vật liệu sơ cấp của Việt Nam ngày càng cạn kiệt.

Đây là ý kiến của đại diện Bộ Công Thương tại Tọa đàm: “Sản xuất và phân phối Xanh – Giải pháp cho phát triển kinh tế bền vững” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 30/8, tại Hà Nội.

Nhiều triển vọng tích cực

Việt Nam là nước cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam năm 2004, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và mới đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Hoàng Huân, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin (VITE), sản xuất Xanh, sạch hơn là một xu hướng tất yếu và điều này sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp theo cả hai hình thức là chủ động và bị động.

Ví dụ từ ngành than, ông cho rằng, trong quá trình sản xuất, một phần các nguyên nhiên vật liệu có thể sẽ bị thải bỏ, song xu hướng sẽ chuyển đổi để làm sao các chất thải được đưa vào thành một dạng thành phẩm khác để kéo dài quá trình sản xuất.

Hơn nữa, trong quá trình triển khai sản xuất Xanh, sạch hơn các doanh nghiệp sản xuất than có cơ hội được tiếp cận với công nghệ, phương pháp khai thác, chế biến hiện đại để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như tiết kiệm năng lượng và từ đó góp phần bảo vệ môi trường một cách tốt hơn. Quan trọng hơn, sản xuất Xanh, sạch hơn giúp tăng hiệu quả các dự án, nâng uy tín của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các sản phẩm.

Trong khi đó, xu hướng tiêu dùng bền vững cũng ngày một lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng, Quản lý Bộ phận Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của MM Mega Market Việt Nam nhìn nhận, Người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ rất chủ động trong việc tìm kiếm những sản phẩm hay những dịch vụ bảo vệ môi trường bền vững. Đơn cử từ việc không lấy túi nilon khi đi mua hàng, hay chủ động lựa chọn những sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe và môi trường như dùng các hộp được làm từ bã mía, hoặc sữa chua ít đường hơn…

“Xu hướng tiêu dùng Xanh càng ngày càng mạnh mẽ hơn, làm cho doanh nghiệp phải có tư duy thay đổi, làm sao để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay,” đại diện MM Mega Market Việt Nam nói.

Thích ứng xu hướng này, MM Mega Market đã xây dựng chuỗi siêu thị đầu tiên không phát túi nilon cho khách hàng tại quầy tính tiền và đưa ra những giải pháp cho khách hàng, như thùng carton để khách hàng đựng, túi mua hàng sử dụng nhiều lần, túi nilon phân hủy sinh học, tập trung kinh doanh các sản phẩm hữu cơ…

Sản xuất Xanh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp ảnh 2

Người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn đối với các tiêu chuẩn về sản xuất xanh và bền vững.

Bên cạnh đó, tại các cơ sở, MM Mega Market dùng hệ thống khuếch tán ánh sáng tự nhiên để tiết kiệm điện, thay thế trang thiết bị để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, như lắp đặt hệ thống năng lượng Mặt Trời tại 11 trung tâm.

“Với tất cả những hành động như vậy, hằng năm MM Mega Market giảm phát ra ngoài môi trường từ 5.000 – 7.000 tấn CO2,” bà Nguyễn Thị Mỹ Hưng cho hay.

Tạo “đòn bẩy” từ cơ chế chính sách

Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những xu hướng tất yếu tại Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, khi triển khai, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều vướng mắc.

Đối với ngành than, ông Nguyễn Hoàng Huân cho rằng, một trong những khó khăn hiện tại là thiếu sự tương đồng, kết nối với địa phương. Lấy ví dụ thực tế theo ông, có rất nhiều đơn vị xung quanh khu vực mà Vinacomin đang triển khai sản xuất thực hiện còn chưa đồng bộ. Chưa kể, các chi phí để chuyển đổi công nghệ, nhân lực, chi phí về chuyển giao, nghiên cứu, đào tạo… cũng cần rất lớn.

Hơn nữa, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một hình thức hay chính sách mang tính chất ưu tiên những đơn vị sản xuất xanh, sạch hơn.

“Ở nhiều quốc gia, nếu hai đơn vị cùng sản xuất ra một thiết bị nhưng đơn vị nào sản xuất sạch hơn, Xanh hơn thì sẽ được ưu tiên sử dụng và không những ưu tiên về chính sách và mà còn ưu tiên về quảng bá sản phẩm,” ông Huân nêu ý kiến.

Thực tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững là mắt xích không thể thiếu trong phát triển bền vững. Vậy nên, thay đổi mẫu hình sản xuất và tiêu dùng là tất yếu, là trách nhiệm đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của chúng ta trong tương lai.

Theo ông Cù Huy Quang, Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương), trong sản xuất bền vững, Bộ Công Thương đã xây dựng được những phương pháp tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong các ngành công nghiệp; xây dựng những mô hình thu gom, tái chế, những mô hình về tái sản xuất, tái sử dụng đối với những mặt hàng.

Trong lĩnh vực tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương đã áp dụng trong nhiều hệ thống siêu thị, hệ thống chợ đầu mối nhằm thay đổi nhận thức của người dân trong việc tiêu dùng, sử dụng những túi nilon sử dụng một lần bằng những đồ vật sử dụng vật liệu có thể tái chế được như túi cói hay làm bằng những vật liệu khác.

Thời gian tới, đơn vị này sẽ tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương nhằm xây dựng tiêu chuẩn về những mô hình kinh tế tuần hoàn, định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong các ngành công nghiệp.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào những khu công nghiệp, khu chế xuất. Áp dụng những mô hình về tái chế, tái thu hồi, tái sử dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các ngành có rất nhiều tiềm năng về tái chế; nâng cao năng lực quản lý cho các địa phương nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất bền vững.

Sản xuất Xanh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp ảnh 3

Cù Huy Quang, Phó Chánh Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương.

Tuy vậy, ông Cù Huy Quang cũng lưu ý các doanh nghiệp cần xác định quá trình chuyển đổi sang nền sản xuất bền vững, sản xuất Xanh, tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh là một xu thế tất yếu và sản xuất bền vững là con đường chiến lược để hướng tới phát triển bền vững.

“Chúng ta có thể thúc đẩy doanh nghiệp từ những chính sách ưu tiên để giúp họ chuyển đổi sang mô hình sản xuất Xanh, chuyển đổi mô hình, phương pháp, phương thức Xanh hóa trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình tiêu dùng,” ông nói.

Trong khi đó, đại diện MM Mega Market khuyến nghị các doanh nghiệp nên có thêm những bộ phận hay cán bộ chuyên trách về mảng phát triển bền vững để tìm hiểu những khung luật, hiểu về chính sách. Bởi doanh nghiệp sẽ hiểu rõ chính mình đang ở mức độ nào trong phát triển bền vững và đi tìm những giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình thì hành trình chuyển đổi sang hướng bền vững sẽ nhanh hơn.

VietnamPlus

Nguồn

Cùng chủ đề

Những chuyến xe chở nặng nghĩa tình…

Những chuyến xe… rau Những ngày tháng 9 năm 2024 là những ngày không thể nào quên khi bão số 3 (Yagi) đi qua các tỉnh phía Bắc nước ta đã gây thiệt hại rất nặng nề cho nhiều địa phương. Nhiều khu vực chìm sâu trong nước, bị cô lập; nhiều thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, cùng những nỗi đau không thể đong đếm… Nhưng cũng chính trong những tháng ngày khó khăn đó, có những “đốm...

Cùng tác giả

Thường trực UBND tỉnh Lào Cai làm việc với đoàn công tác Bộ Xây dựng

Quang cảnh buổi làm việc. Công tác hỗ trợ nhà ở được tỉnh xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, gắn với trách nhiệm người đứng đầu. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đã chủ động sử dụng nguồn kinh...

Sáng tạo giữ nghề truyền thống

Anh Giàng A Su, ở tổ 4, phường Sa Pả, thị xã Sa Pa rất tự hào về nghề rèn gia truyền, công việc đã nuôi sống gia đình nhiều năm nay. Nhưng để giữ nghề và phát triển nghề, năm 2024, anh Su đã có một quyết định...

Cục Quản lý thị trường thu nộp ngân sách trên 6 tỷ đồng

Theo đó, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 888 vụ, xử lý trên 700 vụ; tổng giá trị xử lý trên 12,14 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 5,44 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm gần 6,7 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước...

Tổng kết phong trào Chữ thập đỏ và công tác hiến máu năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã triển khai hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào lớn như: “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, "Người tốt, việc thiện – Chung sức xây dựng cộng đồng...

Nâng cao chất lượng dân số

Một buổi nói chuyện chuyên đề về nâng cao chất lượng dân số đã được tổ chức, thu hút sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo, quản lý, thành viên tổ tuyên vận, người có uy tín trong cộng đồng cùng đại diện nhiều hộ...

Cùng chuyên mục

Sáng tạo giữ nghề truyền thống

Anh Giàng A Su, ở tổ 4, phường Sa Pả, thị xã Sa Pa rất tự hào về nghề rèn gia truyền, công việc đã nuôi sống gia đình nhiều năm nay. Nhưng để giữ nghề và phát triển nghề, năm 2024, anh Su đã có một quyết định...

Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường dây điện 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Quang cảnh buổi làm việc. Dự án Giải phóng mặt bằng đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên đoạn qua tỉnh Lào Cai có tổng số 101 cột. Trong đó, tại huyện Bảo Thắng có 33 vị trí cột và Bảo Yên 68 vị trí cột....

Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện thẩm định chủ trương đầu tư cho 258 dự án đầu tư công, với tổng vốn đầu tư 2.092 tỷ đồng; trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án vốn...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên có thêm thu nhập

Nhu cầu nhân sự của các cơ sở kinh doanh tại Lào Cai tăng cao. Để chuẩn bị cho kinh doanh dịp Tết, một số quán cà phê trên địa bàn thành phố Lào Cai đã thông báo tuyển thêm nhân viên cho các vị trí chạy bàn,...

Tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Năm 2024, ngành nông nghiệp có 16/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm; đặc biệt 2 mục tiêu lớn là đảm bảo an ninh lương thực và giữ vững tốc độ tăng trưởng đạt nhiều kết quả. Giá trị sản xuất nông,...

Gặp mặt phóng viên và các lực lượng đi thăm, chúc Tết tại quần đảo Trường Sa

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Xây dựng mã số vùng trồng góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định được cấp mã số vùng trồng là điều kiện quan trọng để nâng cao giá trị kinh tế của cây bưởi Múc, hơn 50 thành viên của Hợp tác xã bưởi Múc tại xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng đã thống nhất xây dựng vùng trồng...

Lào Cai chủ động sản xuất chuối giống kháng bệnh vàng lá Panama

Nếu hoạt động hết công suất, phòng nuôi cấy mô của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh có khả năng sản xuất tối đa lên đến hàng triệu cây giống mỗi năm. Từ giữa năm nay, gen kháng bệnh vàng lá Panama đã được chuyển giao thành...

Người Dao Tả Phìn chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Gần 7 năm làm du lịch cộng đồng, chị Lý Tả Mẩy, ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa đã khai thác hiệu quả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok để quảng bá điểm đến. Hiện, khách đến với gia đình chị...

Tập trung làm mới động lực tăng trưởng

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2025. Năm 2024, Lào Cai cơ bản hoàn thành các mục...

Tin nổi bật

Tin mới nhất