Powered by Techcity

Quá trình hình thành và phát triển

Cách đây hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai.

Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang – là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa danh… Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.

Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay. Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam.

Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa danh hành chính,qua nhiều lần tách nhập:

– Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907), phần đất của châu Thủy Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thủy Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thủy Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thủy Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Hmông, Dao, Tày, Giáy… trong đó người H’mông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác. – Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, Lào Cai được chia thành 8 huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.

– Ngày 7/5/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.

– Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.

– Ngày 17/4/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.

– Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai.

– Ngày 01/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.

– Ngày 9/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.

– Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.

– Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.

– Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới).

– Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai, gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn.

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ Lào Cai

Cùng chủ đề

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốc

Làm rõ khả năng bố trí 139.828 tỷ đồng cho những dự án kết nối các tuyến cao tốcTổng nhu cầu vốn xây dựng nút giao, đường kết nối các tuyến cao tốc trong kỳ đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 theo đề xuất của Bộ GTVT và các địa phương là rất lớn, có thể lên tới 139.828 tỷ đồng. Phối cảnh nút giao Đầm Nhà Mạc trên cao tốc Hạ Long – Hải Phòng. Bộ...

Thu hút khách quốc tế từ thị trường tiềm năng, chi tiêu cao

Theo Cục Du lich Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế từ các khu vực đến nước ta đã vượt cùng kỳ năm 2019. Với khu vực Nam Á, thị trường tiềm năng Ấn Độ tăng trưởng đột phá, đạt mức 312% so với trước COVID-19. Khách Ấn Độ được đánh giá sẽ trở thành thị trường du lịch...

Trung tâm dữ liệu dự phòng là yêu cầu cấp thiết cho TP.HCM

Trung tâm dữ liệu dự phòng là tập hợp các chính sách, công cụ và quy trình để cho phép khôi phục hoặc tiếp tục cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ quan trọng sau thảm họa tự nhiên hoặc do con người gây ra. Hệ thống này còn bao gồm các kiến thức về mô hình, bảo mật, khả năng phục hồi sau sự cố và đảm bảo tính liên tục trong hoạt động ứng...

Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao tại Giải U19 Đông Nam Á 2024

Theo kế hoạch, đội tuyển U19 Việt Nam sẽ có quỹ thời gian khoảng 2 tuần để chuẩn bị cho Giải vô địch U19 Đông Nam Á 2024. Huấn luyện viên Hứa Hiền Vinh cho biết, trong giai đoạn tập huấn này Ban huấn luyện sẽ tập trung cải thiện các nhược điểm mà đội đã bộc lộ ở giải đấu tại Trung Quốc, không chỉ là tình huống cố định trong phòng ngự...

Mưa lớn gây lũ lụt ảnh hưởng tới người dân khu vực Nam Á

Tại Myitkyina, thuộc bang Kachin, mực nước sông Ayeyarwady đã vượt quá mức cảnh báo vào ngày 1-2/7, khiến 2.064 hộ gia đình phải di dời. Trong khi đó, tại thị trấn Hpakant cùng bang này, 386 hộ dân bị ảnh hưởng cũng đã được sơ tán vào ngày 2/7. Ngoài ra, 188 hộ gia đình tại thị trấn Hkamti thuộc vùng Sagaing cũng phải rời bỏ nhà cửa khi mực nước sông Chindwin...

Cùng tác giả

Sầu riêng xuất khẩu qua Lào Cai đạt gần nửa tỷ USD

Sầu riêng đang đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản. Mặt hàng này xuất khẩu qua cửa khẩu ở Lào Cai trong 6 tháng đạt gần nửa tỷ USD. Mặt hàng sầu riêng được thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng. Ảnh: H.D. Sầu riêng thành mặt hàng trọng điểm Sầu riêng hiện là mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu ở Lào Cai. Tại Cửa khẩu Quốc tế đường...

Si Ma Cai (Lào Cai): Giữ rừng để làm giàu bằng du lịch cộng đồng

Là huyện vùng cao, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi đá, địa hình phức tạp, nên việc trồng rừng không được thuận lợi như một số địa phương khác, có tỷ lệ rừng thấp nhất tỉnh Lào Cai. Nhưng nhờ sự nỗ lực, đổi mới tư duy của người dân và sát sao của các cơ quan chức năng, đến nay huyện Si Ma Cai đã nâng độ che phủ lên gần 40% diện tích,...

Làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác Lào Cai – Vân Nam

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã ký thỏa thuận hợp tác hữu nghị với chính quyền nhân dân châu Văn Sơn và thỏa thuận hợp tác với chính quyền nhân dân châu Hồng Hà. Đây là sự kiện rất quan trọng, góp phần nâng quan hệ giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam lên tầm cao mới. Để thấy rõ hơn nội dung hợp tác, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Quốc...

Hương sắc vùng cao Lào Cai hấp dẫn du khách

Từ ngày 28 - 30/6, tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao lần thứ II năm 2024. Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao diễn ra trong thời gian 3 ngày (từ ngày 28 đến ngày 30/6/2024). Trong khuôn khổ Chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Lễ hội mận Tả van lần thứ II tại thôn Seng Sui,...

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Ðể hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chủ động tăng cường đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương, các nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực; qua đó, vừa góp phần quảng bá về vùng đất, con người nơi đây, vừa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, toàn...

Cùng chuyên mục

Sầu riêng xuất khẩu qua Lào Cai đạt gần nửa tỷ USD

Sầu riêng đang đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản. Mặt hàng này xuất khẩu qua cửa khẩu ở Lào Cai trong 6 tháng đạt gần nửa tỷ USD. Mặt hàng sầu riêng được thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng. Ảnh: H.D. Sầu riêng thành mặt hàng trọng điểm Sầu riêng hiện là mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu ở Lào Cai. Tại Cửa khẩu Quốc tế đường...

Si Ma Cai (Lào Cai): Giữ rừng để làm giàu bằng du lịch cộng đồng

Là huyện vùng cao, diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đồi núi đá, địa hình phức tạp, nên việc trồng rừng không được thuận lợi như một số địa phương khác, có tỷ lệ rừng thấp nhất tỉnh Lào Cai. Nhưng nhờ sự nỗ lực, đổi mới tư duy của người dân và sát sao của các cơ quan chức năng, đến nay huyện Si Ma Cai đã nâng độ che phủ lên gần 40% diện tích,...

Làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác Lào Cai – Vân Nam

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã ký thỏa thuận hợp tác hữu nghị với chính quyền nhân dân châu Văn Sơn và thỏa thuận hợp tác với chính quyền nhân dân châu Hồng Hà. Đây là sự kiện rất quan trọng, góp phần nâng quan hệ giữa tỉnh Lào Cai với tỉnh Vân Nam lên tầm cao mới. Để thấy rõ hơn nội dung hợp tác, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Quốc...

Hương sắc vùng cao Lào Cai hấp dẫn du khách

Từ ngày 28 - 30/6, tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã diễn ra Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao lần thứ II năm 2024. Chương trình Si Ma Cai – Hương sắc vùng cao diễn ra trong thời gian 3 ngày (từ ngày 28 đến ngày 30/6/2024). Trong khuôn khổ Chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Lễ hội mận Tả van lần thứ II tại thôn Seng Sui,...

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Ðể hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chủ động tăng cường đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương, các nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực; qua đó, vừa góp phần quảng bá về vùng đất, con người nơi đây, vừa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, toàn...

Hoa đỗ quyên nở rộ trên đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan đang vào mùa hoa đỗ quyên nở rộ nhất, là điểm check in cho du khách đến Sa Pa dịp lễ 30/4. Đỗ quyên, loài hoa được mệnh danh "nữ hoàng của núi rừng Tây Bắc" đang bung nở khắp Lào Cai. Một trong những nơi ngắm hoa nhiều, đẹp và ở cự ly gần nhất là đường đi dạo ngắm hoa đỗ quyên (ảnh) nằm tại Kim Sơn Bảo Thắng Tự thuộc quần thể kiến trúc văn...

Chợ phiên rực rỡ sắc màu ở vùng biên Y Tý

Chợ phiên của của các dân tộc Hà Nhì, Mông, Giáy tại xã vùng biên giới huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, rực rỡ sắc màu của các trang phục thổ cẩm truyền thống, nông sản và các món ẩm thực dân dã trong vùng. Y Tý là xã nằm giáp biên giới Trung Quốc của huyện Bát Xát, cách trung tâm TP Lào Cai khoảng 70km. Nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, Y Tý...

Săn mây, ngắm rừng phong thay lá trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn

Quay lại chinh phục đỉnh Ngũ Chỉ Sơn sau 7 năm, anh Cung được chiêm ngưỡng biển mây, rừng phong thay lá và những loài hoa đang khoe sắc trên dãy Hoàng Liên. Ngũ Chỉ Sơn hay còn được gọi là "núi bàn tay" do 5 ngọn núi có hình dạng giống như bàn tay hướng lên trời. Núi thuộc khu vực đèo Hoàng Liên Sơn, giáp ranh giữa Tam Đường (Lai Châu) và Sa Pa (Lào Cai). Nằm ở...

Sáu điểm ngắm mùa lúa chín sớm ở Sa Pa dịp 2/9

Kỳ nghỉ 4 ngày sắp tới là dịp để du khách có thể tận dụng ngắm những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa bắt đầu chuyển vàng. Từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9, trong khi nhiều điểm đến nổi tiếng của Tây Bắc như Tú Lệ, Mù Cang Chải, Trạm Tấu lúa chưa chín thì một số nơi tại Sa Pa, ruộng bậc thang đã vàng ươm. Những điểm dưới đây thích hợp cho chuyến đi săn...

Mê mẩn những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ ở Sa Pa

Đầu tháng 8, nắng vàng hanh đổ về khắp những sườn núi Sa Pa, gọi mùa lúa xanh chín dần trên khắp bản làng, đẹp tựa tuyệt tác của vị họa sĩ tài ba. Không giống với những vùng đất khác ở Tây Bắc, Sa Pa chỉ có một vụ lúa duy nhất trong năm và mùa gặt sẽ bắt đầu từ giữa tháng 8 đến hết tháng 9. Mùa lúa chín ở Sa Pa cũng rải rác theo địa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất