Powered by Techcity

Cân nhắc quy định ngân hàng thương mại làm đại lý bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Quy định chặt chẽ về điều kiện và thủ tục cấp tín dụng

Đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) cho biết, về can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dự thảo Luật trình Quốc hội lần này bổ sung thêm quy định Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản chấm dứt can thiệp sớm. Theo đại biểu, quy định này làm thay đổi bản chất can thiệp sớm, chuyển can thiệp sớm từ cơ chế can thiệp từ sớm, từ xa của cơ quan quản lý sang một trạng thái xử lý cụ thể.

Với cơ chế can thiệp từ sớm, khi phát hiện tổ chức tín dụng thuộc trường hợp can thiệp sớm, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng thực hiện các yêu cầu hạn chế để khắc phục các vấn đề trong hoạt động, để tổ chức tín dụng đó quay trở lại hoạt động bình thường. Đây không phải là văn bản quyết định đặt tổ chức tín dụng vào can thiệp sớm. Trong văn bản của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ các yêu cầu hạn chế, cùng thời hạn thực hiện. Các yêu cầu, hạn chế của Ngân hàng nhà nước sẽ chấm dứt khi hết thời gian thực hiện, khi các tổ chức tín dụng đã khắc phục được các vấn đề của mình.

Với cách tiếp cận này, Ngân hàng nhà nước sẽ áp dụng yêu cầu, hạn chế hoặc không còn áp dụng yêu cầu, hạn chế đối với tổ chức tín dụng được can thiệp sớm mà không có văn bản quyết định can thiệp sớm, nên cũng không cần có văn bản quyết định chấm dứt can thiệp sớm.

“Trường hợp phải có văn bản (quyết định) can thiệp sớm và sau đó là văn bản (quyết định) khi chấm dứt can thiệp sớm sẽ là thông tin bất lợi của tổ chức tín dụng, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, ảnh hưởng tới tâm lý người gửi tiền, tạo ra rủi ro nguy cơ rút tiền hàng loạt đối với chính tổ chức tín dụng được can thiệp sớm nói riêng và hệ thống tổ chức tín dụng nói chung”, đại biểu nhấn mạnh.

Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định về can thiệp sớm như dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 hoặc bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản chấm dứt can thiệp sớm tại Điều 161 của dự thảo Luật. Điều này sẽ phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, tránh trường hợp thị trường có phản ứng tiêu cực với trường hợp Ngân hàng Nhà nước có quyết định can thiệp sớm với ngân hàng.

Điểm b khoản 2 Điều 43 dự thảo Luật quy định: Thành viên Hội đồng quản trị không phải là thành viên độc lập, thành viên Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng không được đồng thời đảm nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng khác, người quản lý doanh nghiệp khác.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá Võ Mạnh Sơn phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) cho rằng, quy định này nhằm tránh xung đột lợi ích khi thành viên Hội đồng quản trị có thể gây ảnh hưởng tới các quyết định của ngân hàng nhằm có lợi ích cho doanh nghiệp khác của mình. Tuy nhiên, cần cân nhắc thận trọng vì có thể sẽ gây nhiều vướng mắc trên thực tế.

“Tham gia Hội đồng quản trị một tổ chức tín dụng không phải là công việc toàn thời gian nên những người này thường có công việc khác. Việc hạn chế điều kiện thành viên Hội đồng quản trị như dự thảo Luật có thể dẫn đến việc khó tìm được người đủ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức để tham gia Hội đồng quản trị”, đại biểu chỉ rõ.

Theo đại biểu Võ Mạnh Sơn, mấu chốt vấn đề là cần kiểm soát các giao dịch, nhất là giao dịch cho vay của tổ chức tín dụng với doanh nghiệp khác mà thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm quản lý, điều hành. Do đó, biện pháp phù hợp hơn là quy định chặt chẽ về điều kiện và thủ tục cấp tín dụng đối với doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng quản trị có lợi ích liên quan.

Bảo vệ quyền của khách hàng vay vốn

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Thịnh phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (Bắc Giang) đánh giá cao quá trình tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, đồng thời bày tỏ nhất trí cao với nhiều nội dung dự thảo Luật. Đại biểu cho biết, tại hai kỳ họp trước đã phát biểu về việc ngân hàng thương mại làm đại lý bảo hiểm nhân thọ, cơ quan soạn thảo tiếp thu một phần nhưng đại biểu vẫn còn băn khoăn.

Đại biểu nêu rõ: Mức chiết khấu tối đa cho đại lý bảo hiểm nhân thọ với 2 loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến (bảo hiểm nhân thọ tử kỳ và bảo hiểm hỗn hợp) là 4% cho phí bảo hiểm năm đầu. Tại các ngân hàng thương mại có liên kết làm đại lý bảo hiểm nhân thọ có hiện tượng gợi ý ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm nhân thọ với mức đóng một năm là từ 2 – 4% giá trị khoản vay. Tại các ngân hàng thương mại, nhân viên ngân hàng được giao chỉ tiêu số hợp đồng bảo hiểm và chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ.

Đại biểu bổ sung thêm thông tin, theo kết luận thanh tra của Bộ Tài chính tháng 7/2023 đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng qua kênh ngân hàng thương mại đã cho thấy, tỷ lệ hủy hợp đồng sau năm đầu tiên của khách hàng lên tới 70%. Nếu hủy năm đầu, khách hàng mất không số phí đã nộp. Chỉ tính riêng một công ty bảo bảo hiểm nhân thọ bán qua một ngân hàng thương mại đã có số phí bảo hiểm khách hàng hủy năm đầu tiên khoảng 2.000 tỷ đồng.

Nhiều ngân hàng còn gợi ý khách hàng vay vốn nộp phí 2 năm đầu thì số tiền khách hàng vay vốn phải bỏ thêm còn lên đến từ 4-8% giá trị khoản vay. Lãi suất thực của vốn đưa ra nền kinh tế do phải mua thêm bảo hiểm nhân thọ có thể tăng lên từ 50-100% trong 2 năm đầu so với lãi suất trên hợp đồng tín dụng.

Nêu số liệu của một số ngân hàng, theo đại biểu Phạm Văn Thịnh, giai đoạn từ 2018 – 2022, thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm nhân thọ của các ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của các ngân hàng này.

Với thực tiễn và lợi ích lớn như vậy, đại biểu cho rằng, nếu dự thảo Luật chỉ tiếp thu theo hướng bổ sung khoản 2, Điều 113: “Ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước”, sẽ không có gì đảm bảo cho tình trạng chèn ép khách hàng vay vốn mua bảo hiểm hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng có tiền gửi tiết kiệm để mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ như thời gian vừa qua.

“Việc bán chéo bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng dễ dàng đã khiến các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm bỏ qua các ranh giới nghề nghiệp, uy tín được tích lũy để bước vào vòng xoáy tìm kiếm lợi nhuận”, đại biểu Thịnh phân tích.

Đại biểu đề nghị, nếu việc cấm bán chéo bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng thương mại không được thực hiện thì dự thảo Luật cần bổ sung một điều giao Chính phủ ban hành quy định việc kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm mà ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng làm đại lý để đảm bảo công khai, minh bạch, bảo vệ quyền của khách hàng vay vốn cũng như gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

Điều này sẽ tốt cho cả hình ảnh của ngân hàng thương mại và đặc biệt là nghề kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, nghề đòi hỏi đạo đức và tính nhân văn hơn rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hoà phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, hệ lụy của việc các ngân hàng liên doanh, liên kết bán bảo hiểm thời gian qua đã rất rõ ràng. Các công ty bảo hiểm không có trụ sở mà bán qua ngân hàng nên khách hàng gặp nhiều khó khăn khi có vấn đề cần giải quyết. Ông Hòa nêu ví dụ cả khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có 13 tỉnh nhưng chỉ có 2 trụ sở công ty bảo hiểm. “Tôi ủng hộ quan điểm là không cho phép các ngân hàng liên doanh, liên kết bán bảo hiểm”, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

baotintuc.vn https://baotintuc.vn/chinh-tri/can-nhac-quy-dinh-ngan-hang-thuong-mai-lam-dai-ly-bao-hiem-nhan-tho-20240115185751376.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) góp phần tạo nguồn lực phát triển đất nước

Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Hoàng Văn Cường phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN Trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đánh giá rất cao sự nỗ lực, cố gắng và quyết tâm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tham gia soạn thảo dự án...

Phân cấp triệt để cho cấp huyện, tạo sự chủ động trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Một số đại biểu Quốc hội đồng tình với quy định giao HĐND cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao... nhằm đảm bảo phân cấp triệt để cho...

Đề xuất 8 cơ chế đặc thù, tháo gỡ triệt để khó khăn cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị thông qua “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia” để tháo gỡ một cách triệt để các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới. Sáng 16/1, Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ...

Quốc hội thảo luận về một số cơ chế đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 16/1, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ và sau đó tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Bước sang ngày làm việc thứ 2 của Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 16/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính...

Cùng tác giả

Cụm thi đua số 1, Hội Cựu chiến binh tổng kết năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Với chủ đề “Gương mẫu, sáng tạo, chung sức đồng lòng”, năm 2024, phong trào thi đua của Hội Cựu chiến binh trong cụm thi đua số 1 lan tỏa sâu rộng và đạt kết quả tích cực. Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”,...

Thúc đẩy xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu

Tại Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành, nông sản Việt là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm trên 90%. Để đảm bảo điều kiện xuất khẩu chính ngạch, các doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác qua hàng loạt sự kiện xúc...

Biến động trái chiều tại miền Nam, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 6/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 6/11/2024 ổn...

Thủ tướng mong mỗi kiều bào luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

  Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Vân Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong mỗi người luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc “vừa là đồng chí vừa là anh em” – Ảnh: VGP/Nhật Bắc Báo cáo tình hình cộng đồng người Việt tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Tổng lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, chuyến...

Điểm nghẽn khi đầu tư dự án truyền tải điện

Nhiều dự án truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể đẩy nhanh đầu tư, dù nằm trong danh mục công trình trọng điểm ngành năng lượng. Việc triển khai dự án truyền tải điện gặp nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.  Ảnh: Đ.T Ba điểm nghẽn lớn EVN cho hay, nhằm tăng cường khả năng cung ứng điện cho miền Bắc, Tập đoàn đã đề xuất một loạt...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy xúc tiến thương mại xuất nhập khẩu

Tại Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành, nông sản Việt là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm trên 90%. Để đảm bảo điều kiện xuất khẩu chính ngạch, các doanh nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác qua hàng loạt sự kiện xúc...

Dồn sức hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 2024

Quang cảnh phiên họp thường kỳ tháng 11. Đến thời điểm này, số thu từ nội địa đạt 7.285 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ, bằng 89,6% dự toán Trung ương giao. Trong cơ cấu thu nội địa, điểm sáng đến từ thu tiền sử dụng đất...

Mường Khương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Nhờ có sự phối hợp tốt giữa các đơn vị đường tỉnh 154 từ Nấm Lư đi Tả Thàng đã được đẩy nhanh tiến độ thi công. Khởi công từ tháng 12/2022, đường tỉnh 154 từ Nấm Lư đi Tả Thàng có tổng đầu tư trên 133 tỷ đồng,...

Khôi phục nuôi cá nước lạnh sau thiên tai

Chỉ sau 1 đêm, 6 tấn cá tầm đang bước vào thời kì thu hoạch của gia đình anh Chẳn đã bị cuốn trôi trong trận lũ dữ hồi tháng 9 vừa qua, thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Không còn vốn để đầu tư mua cá giống, người đàn...

Gia tăng số người phơi nhiễm dại

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thống nhất kế hoạch tham gia Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung – Việt (Hồng Hà) năm 2024

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Vẫn còn tồn tại xe máy cũ nát, không bảo đảm an toàn lưu hành

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Quang Kim tích cực khôi phục sản xuất vụ đông

Ông Đỗ Văn Nguyên chăm sóc lứa rau vụ đông của gia đình. Sau lũ, hơn 1 ha đất trồng rau của gia đình ông Đỗ Văn Nguyên bị phủ bởi lớp cát pha dày cả mét. Để gieo được lứa rau mới, ngoài công sức, ông Nguyên còn phải đầu tư hàng...

Tỷ phú nông dân Nguyễn Văn Hợp

Với 2 ha ao nuôi cá chép lai, cá trắm, cá rô phi thương phẩm này, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Lượng thu về khoảng 2 tỷ đồng. Giá trị kinh tế từ nuôi trồng thủy sản tăng gấp nhiều lần từ khi ông Lượng tham gia Hợp tác xã Thủy sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất