Powered by Techcity

Giải pháp nào cho phát triển bền vững kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam?

Không gian xanh trong một khu công nghiệp ở huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương).

Kinh tế tuần hoàn đã và đang là một xu hướng tất yếu đòi hỏi cấp thiết trong quá trình phát triển của thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, việc triển khai trong thực tế ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh cần phải thay đổi tư duy, nhận thức, điều chỉnh về chiến lược, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thể chế hóa các chính sách, công cụ pháp lý để hỗ trợ quá trình này.

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu mô hình kinh tế truyền thống chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và loại bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì mô hình kinh tế tuần hoàn chú trọng việc quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải.

Kinh tế tuần hoàn là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam nhưng đang trở thành xu hướng, được xem là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững, góp phần thực hiện các cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để phát triển bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh tế-xã hội, môi trường, mà còn để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đến nay, ước tính có khoảng hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến xây dựng các lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn dưới các tên gọi khác nhau như kế hoạch, chiến lược, lộ trình. Điển hình như Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn lần thứ 2 của Liên minh châu Âu ban hành lần thứ 2 kèm theo khung giám sát và các chỉ tiêu về kinh tế tuần hoàn để định hướng chung cho toàn khối.

Năm 2021, Ủy ban ASEAN ban hành Khung kinh tế tuần hoàn cho Cộng đồng kinh tế ASEAN. Khung kinh tế tuần hoàn đặt ra tầm nhìn dài hạn với các tham vọng về kinh tế tuần hoàn dựa trên các sáng kiến hiện có và xác định các trọng tâm ưu tiên hành động đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn trong khối ASEAN.

Khó khăn trong triển khai kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đang chủ động kinh doanh theo mô hình chuyển đổi Xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn để có thể xuất khẩu các sản phẩm Xanh, sản phẩm tuần hoàn vào các thị trường lớn, đem lại nhiều giá trị kinh tế, lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, nhận thức về kinh tế tuần hoàn nói chung và mô hình kinh tế tuần hoàn nói riêng vẫn còn hạn chế đối với toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân. Kinh tế tuần hoàn vẫn là vấn đề mới đối với hầu hết các doanh nghiệp, đối tượng chính trong việc triển khai mô hình này.

Pin năng lượng mặt trời được nhiều khu công nghiệp sử dụng, tạo nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.

Thứ hai, sự thiếu thống nhất, đồng bộ và cập nhật, hài hòa giữa các quy định pháp luật, nhất là giữa Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn. Các quy định về kinh tế tuần hoàn tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 là rất mới, trong khi các luật khác đã ban hành trước đây chưa kịp bổ sung để đảm bảo sự đồng bộ. Thậm chí, hiện vẫn chưa có tiêu chí nhận dạng kỹ thuật mô hình kinh tế tuần hoàn và các quy định, hướng dẫn áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cụ thể cho mỗi loại hình doanh nghiệp và ngành; ngay cả việc đưa nội dung kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch, kế hoạch, lộ trình thực hiện liên quan đến doanh nghiệp vẫn là một trở ngại lớn.

Thứ ba, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với yêu cầu tái cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh, thiết kế lại quy trình, tăng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng và kéo dài vòng đời sản phẩm, thu hồi chất thải công nghệ, tái sử dụng, tái chế hoặc bảo đảm đầu vào cho hoạt động sản xuất khác; trong khi còn nhiều hạn chế về mặt bằng, công nghệ, kết nối và nhân lực triển khai chuỗi, mạng lưới sản xuất khép kín trong mô hình kinh tế tuần hoàn.

Thứ tư, quy hoạch và kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp thiếu sự đồng bộ và tính liên kết cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp cũng chưa xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của mô hình kinh tế tuần hoàn. Trên thực tế, hầu hết các khu công nghiệp và khu kinh tế trên cả nước hiện mang dáng dấp đại công trường thủ công xưa kia, nơi tập hợp thập cẩm các loại hình doanh nghiệp ít gắn kết về công nghệ và sản phẩm với nhau, dù theo bề dọc hay bề ngang.

Về tổng thể, thách thức lớn nhất trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là đòi hỏi đầu tư lớn vào kết cấu hạ tầng thu gom, phân loại và tái chế rác thải; đảm bảo hài hòa các chi phí và các lợi ích từ thu hồi và tái chế, tái sử dụng chất thải trong chu kỳ sản xuất; mở rộng nhu cầu về các sản phẩm tuần hoàn và các sản phẩm thay thế; thu hút được sự tham gia từ những chuyên gia có trình độ, kỹ thuật để thực hiện mô hình kinh tế mới này.

Các mô hình sản xuất, kinh doanh theo nền kinh tế tuần hoàn hiện chưa phổ biến; đa số các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động theo logic nền kinh tế tuyến tính, tập trung vào việc tạo ra giá trị ngắn hạn, trong khi kinh tế tuần hoàn là mô hình tạo ra giá trị dài hạn.

Sớm thể chế hóa kinh tế tuần hoàn trong hệ thống pháp luật

Sớm nhận ra tầm quan trọng của phát triển kinh tế tuần hoàn trong quá trình phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường,” “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn.”

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn dưới luật.

Cán bộ khuyến nông khảo sát mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn tại Hợp tác xã Mekong Ngũ Thường (xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).

Điều 142 của Luật Bảo vệ môi trường đã đưa ra quy định về kinh tế tuần hoàn. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường hướng dẫn chi tiết về tiêu chí, cách thức áp dụng, phân công trách nhiệm và cơ chế khuyến khích áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định riêng về kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được xác định là “là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.”

Luật quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối.

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 đưa ra những quy định chi tiết hơn về tiêu chí; những quy định đối với chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, chủ dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung trong việc thực hiện để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn.

Cụ thể, xác định 3 trụ cột đại diện cho 3 nhóm tiêu chí chung về kinh tế tuần hoàn gồm nhóm thứ nhất là giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng. Nhóm thứ hai, kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện. Nhóm thứ ba, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.

Nghị định nêu rõ cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn. Tại điều 140, Nghị định quy định, Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn đối với các hoạt nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nhân lực để thực hiện kinh tế tuần hoàn; cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn.

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động, dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thuộc đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường, dự án được cấp tín dụng xanh theo quy định của pháp luật được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan và cơ chế khuyến khích về Tín dụng xanh, Trái phiếu xanh theo quy định tại Nghị định này…

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gửi lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.

Dự thảo đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2030 cho thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Các chuyên gia đánh giá việc sớm công nhận và thể chế hóa khái niệm, quy định về kinh tế tuần hoàn trong hệ thống chính sách, pháp luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đồng thuận của giới khoa học và đã có những tín hiệu ủng hộ, hưởng ứng bằng hành động cụ thể của cộng đồng doanh nghiệp với mô hình kinh tế nhiều tiềm năng này.

VietnamPlus

Nguồn

Cùng chủ đề

Jakarta xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu tái chế từ rác thải

Chính quyền thành phố Jakarta của Indonesia đã khởi động việc xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu tái chế từ rác thải (RDF) để giải quyết vấn đề rác thải ngày càng tăng. Cơ sở mới được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những nhà máy sản xuất nhiên liệu tái chế từ rác thải lớn nhất trên thế giới. Nhà máy sản xuất nhiên liệu tái chế từ rác thải dự kiến được...

Khắc phục triệt để bất cập, hạn chế trong quản lý, phát triển nhà ở

Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý vận hành, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở. Tại cuộc họp, một số...

Đoàn doanh nghiệp nước ngoài tham quan mô hình tái chế tại VWS

Tại buổi gặp gỡ, các doanh nghiệp đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến quy trình xử lý, tái chế rác tại Công ty VWS, đặc biệt là quy trình xử lý nước thải, đặc biệt liên quan đến dự án tái chế rác phát điện… Trên thực tế, thị trường biến chất thải thành năng lượng ở Việt Nam tương đối nhỏ nhưng có tiềm năng tăng trưởng đáng kể. Tiềm năng thu...

Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới

Hướng đến mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội. Theo báo cáo từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), nếu như năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 44,4 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021 thì sang đến năm 2023, ngành dệt may phải đối...

[Infographic] Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

 Tin liên quan Mời báo giá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại Thành phố Lào Cai tăng cường xử lý hành vi đổ chất thải bừa bãi Nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải tại các cơ sở lưu trú, khu, điểm du lịch ...

Cùng tác giả

Đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 70

Tuyến Quốc lộ 70 có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, có nhiều khúc cua tầm nhìn hạn chế và điểm giao cắt với đường tỉnh, đường liên xã... khó quan sát. Cùng với những nguy cơ tiềm ẩn đó, những vi phạm của người tham...

Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổng kết công tác năm 2024

Quang cảnh hội nghị. Thực hiện nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp, năm 2024, Hội Nông dân tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác hội và các phong trào thi đua xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Kết quả, các cấp hội kết nạp mới 2.776 hội...

100 học sinh tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025

Quang cảnh lễ khai mạc. 100 thí sinh của tỉnh Lào Cai dự thi ở 10 môn thi gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Đây là năm thứ hai liên tiếp đội tuyển...

Tổng kết công tác tuyên giáo và sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU

Dự hội nghị có đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.  Quang cảnh hội nghị. Các đại...

Sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai. Qua 5 năm thi hành, Luật Phòng, chống tham nhũng đã tạo được hành lang pháp lý đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng trong tình hình mới. Công tác phòng,...

Cùng chuyên mục

Lào Cai chủ động sản xuất chuối giống kháng bệnh vàng lá Panama

Nếu hoạt động hết công suất, phòng nuôi cấy mô của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh có khả năng sản xuất tối đa lên đến hàng triệu cây giống mỗi năm. Từ giữa năm nay, gen kháng bệnh vàng lá Panama đã được chuyển giao thành...

Người Dao Tả Phìn chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Gần 7 năm làm du lịch cộng đồng, chị Lý Tả Mẩy, ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa đã khai thác hiệu quả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok để quảng bá điểm đến. Hiện, khách đến với gia đình chị...

Tập trung làm mới động lực tăng trưởng

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, tỉnh Lào Cai báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024; mục tiêu, giải pháp trọng tâm năm 2025. Năm 2024, Lào Cai cơ bản hoàn thành các mục...

Mường Khương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Diện tích nương trồng ngô kém hiệu quả trước đây đã được gia đình chị Sủi chuyển đổi sang trồng 4.000 cây quýt sen. Mặc dù năm nay, do ảnh hưởng của thiên tai, sản lượng quýt giảm, nhưng nếu so với trồng ngô, thu nhập trên cùng 1...

Lào Cai kiến nghị Chính phủ 9 nhóm vấn đề

Quang cảnh buổi làm việc. Tại buổi làm việc, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 9 nhóm vấn đề. Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức đàm phán, ký kết văn...

Làm giàu từ cây cam Vinh

Sau 7 năm trồng, chăm sóc cây cam Vinh đã đến ngày gia đình chị Thu thu hoạch qủa. 700 gốc cam Vinh sai trĩu quả, thu hái gần 20 tấn quả/năm là thành quả của gia đình chị Thu sau 7 năm vun xới, chăm sóc. Sau...

Đẩy nhanh chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đo đạc thực địa tại rừng của các hộ dân. Vị trí lô rừng này, gia đình anh Hà vẫn canh tác, sản xuất nhiều năm nay, không có tranh chấp. Tuy nhiên, khi thực hiện đo đạc trên thực địa bằng thiết bị GPS, tọa độ vị...

Làm giàu từ mô hình sản phẩm nông nghiệp sạch

Tận dụng lợi thế diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn và nhu cầu thị trường, cách đây 5 năm, ông Lương đã học hỏi kinh nghiệm và chuyển đổi từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, an toàn. Ông đầu tư lắp đặt...

Lào Cai coi trọng phát triển nhà ở xã hội

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Bộ trưởng Giao thông phát lệnh xây dựng cầu Phong Châu mới

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Tin nổi bật

Tin mới nhất