Powered by Techcity

48 năm một kỳ họp lịch sử của Quốc hội

Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

Sau đại thắng Mùa xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, non sông thu về một mối, song ở hai miền đang tồn tại hai nhà nước với hai chính phủ, đó là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vấn đề cấp bách trước mắt mà Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra là phải thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đây cũng là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước.

Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách này, từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, tại thành phố Sài Gòn, đại biểu nhân dân hai miền Nam – Bắc đã tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị để bàn vấn đề then chốt, trọng đại này. Hội nghị nhấn mạnh, “Cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và chủ nghĩa xã hội, Quốc hội đó sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất”(1).

Cổ động bầu cử Quốc hội thống nhất ở tỉnh Hoàng Liên Sơn, tháng 4-1976 (Ảnh tư liệu: media.quochoi.vn)
Cổ động bầu cử Quốc hội thống nhất ở tỉnh Hoàng Liên Sơn, tháng 4-1976 (Ảnh tư liệu: media.quochoi.vn)

Theo Chỉ thị số 228-CT/TW ngày 3/1/1976 của Bộ Chính trị, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung “sẽ được tiến hành trong cả nước cùng một ngày, theo những nguyên tắc thật sự dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những nguyên tắc ấy sẽ được vận dụng vào miền Nam cho thích hợp với điều kiện cụ thể của miền Nam”(2). Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng thống nhất việc thành lập Hội đồng bầu cử toàn quốc với số đại biểu ngang nhau của mỗi miền. Theo Hội nghị Hiệp thương chính trị, Hội đồng bầu cử toàn quốc gồm 22 đại biểu. Mỗi miền cử 11 đại biểu, trong Hội đồng có 1 Chủ tịch và một Phó Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng bầu cử: Trường Chinh, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử: Phạm Hùng.

Hội đồng bầu cử toàn quốc có nhiệm vụ: Hướng dẫn việc tổ chức bầu cử trong phạm vi cả nước và trực tiếp ở đơn vị bầu cử Bình Trị Thiên; giám sát cuộc bỏ phiếu trong cả nước; tổng kết công tác bầu cử; tuyên bố kết quả cuộc Tổng tuyển cử; cấp giấy chứng nhận cho các đại biểu trúng cử; báo cáo kết quả bầu cử trước Quốc hội.

Để bảo đảm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc bầu cử đại biểu Quốc hội, căn cứ vào điều kiện cụ thể lúc đó, ở mỗi miền đã thành lập Hội đồng bầu cử riêng: Ở miền Bắc, cơ quan chủ trì bầu cử là Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở miền Nam, cơ quan chủ trì bầu cử là Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hội đồng bầu cử mỗi miền có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử; xét và giải quyết những khiếu nại về công tác bầu cử; tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các đơn vị bầu cử gửi đến trước khi gửi lên Hội đồng bầu cử toàn quốc.

Nhân dân ta bước vào cuộc Tổng tuyển cử với tinh thần phấn khởi, tự hào trước thắng lợi huy hoàng đã giành được với lòng tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt nam và tiền đồ vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Theo quyết định của Hội đồng bầu cử toàn quốc, cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 25/4/1976. Đây thực sự là ngày hội lớn của toàn thể dân tộc Việt Nam. Trong không khí tưng bừng, hơn 23 triệu cử tri, với tư thế của người làm chủ đất nước đã nô nức làm nghĩa vụ công dân, bầu những người xứng đáng làm đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.

Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh gọn và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ cử tri đi bầu cả nước đạt 98,77%, trong đó miền Bắc đạt 99,36%, miền Nam đạt 98,59%. Cử tri đã lựa chọn và bầu đủ 492 đại biểu ngay trong vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Trong tổng số đại biểu trúng cử, công nhân chiếm 16,26%, nông dân 20,33%, thợ thủ công 1,22%, cán bộ chính trị 28,66%, quân nhân cách mạng 10,97%, trí thức 18,50%, nhân sĩ dân chủ và tôn giáo 4,06%, đại biểu nữ 26,21%, đại biểu các dân tộc thiểu số 14,28%(3).

Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Thành phần của đại biểu Quốc hội được cử tri lựa chọn đã phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI và những nghị quyết quan trọng

Ngày 24/6/1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đoàn Chủ tịch điều hành kỳ họp gồm 36 thành viên, trong đó có các vị Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát…

Thay mặt Đoàn Chủ tịch kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã đọc diễn văn khai mạc, khẳng định, “Kỳ họp Quốc hội lần này là một cái mốc trong lịch sử phát triển của Nhà nước ta. Từ mấy tháng nay, công nhân, nông dân, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân khác trong cả nước đã phát động phong trào thi đua sôi nổi lấy thành tích chào mừng Quốc hội chung cả nước. Điều đó chứng tỏ nhân dân ta nhiệt liệt hoan nghênh Quốc hội mới và đặt nhiều hy vọng vào Quốc hội”(4). Chủ tịch đề nghị các đại biểu Quốc hội phải hết sức cố gắng làm tròn nhiệm vụ của người đại biểu để đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào cả nước.

Thay mặt Hội đồng bầu cử toàn quốc, Chủ tịch Trường Chinh đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình và kết quả cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước ngày 25/4/1976. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong tình hình đất nước đã hòa bình. Nhân dân cả nước bước vào Tổng tuyển cử với tinh thần phấn khởi, tự hào trước thắng lợi huy hoàng đã giành được. Kinh nghiệm bầu cử Quốc hội do nhân dân ta tích lũy trong mấy chục năm đã phát huy tác dụng tốt đối với cuộc Tổng tuyển cử lần này. Cuộc Tổng tuyển cử đã thành công rực rỡ. Cả nước đã bầu đủ số lượng đại biểu theo quy định ngay ở vòng đầu với các số liệu cơ cấu, thành phần sát với dự kiến. Điều đó đã khẳng định ý chí sắt đá của toàn dân quyết tâm khắc phục khó khăn, xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và chủ nghĩa xã hội…

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo chính trị Toàn dân đoàn kết xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất xã hội chủ nghĩa. Báo cáo nêu rõ: Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI là kỳ họp hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đây là một sự kiện cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị của nước Việt Nam, mở ra một giai đoạn nhân dân ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng trên Tổ quốc ta một xã hội đẹp nhất trong lịch sử của dân tộc, đưa Tổ quốc ta tiến lên từng bước để thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”…

Kết luận báo cáo, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đã long trọng thưa với Quốc hội: Lịch sử dân tộc đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại. “Để làm tròn sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn mới, Đảng Lao động Việt Nam xin hứa với Quốc hội, với quốc dân đồng bào sẽ nghiêm chỉnh tuân theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(5).

Quốc hội biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất, ngày 2/7/1976 (Ảnh tư liệu: media.quochoi.vn)
Quốc hội biểu quyết thông qua Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất, ngày 2/7/1976 (Ảnh tư liệu: media.quochoi.vn)

Trong suốt kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận tất cả các báo cáo đã được trình bày trước Quốc hội. Ngày 2/7/1976, Quốc hội đã nhất trí thông qua 6 nghị quyết quan trọng, trong đó Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca của nước Việt Nam thống nhất được thông qua đầu tiên. Toàn văn Nghị quyết như sau:

“NGHỊ QUYẾT CỦA KỲ HỌP THỨ NHẤT, QUỐC HỘI KHÓA VI, NGÀY 2/7/1976 VỀ TÊN NƯỚC, QUỐC KỲ, QUỐC HUY, THỦ ĐÔ, QUỐC CA

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp Quốc hội

QUYẾT NGHỊ:

1. Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

3. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

4. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

5- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài Tiến quân ca.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

TRƯỜNG CHINH”(6)

Tiếp đó là các Nghị quyết:

– Tên gọi của khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976;

– Tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới;

– Việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Việc chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh;

– Vấn đề thành lập các Ủy ban của Quốc hội.

Để thể hiện tính liên tục của Nhà nước qua các giai đoạn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận và thông qua nghị quyết về tên gọi của Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25/4/1976 là Quốc hội khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước. Trong khi chờ đợi có Hiến pháp mới, Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về việc quy định Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tổ chức nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Trung ương gồm có:

– Quốc hội,

– Chủ tịch nước và hai Phó Chủ tịch nước,

– Ủy ban Thường vụ Quốc hội,

– Hội đồng Chính phủ,

– Hội đồng Quốc phòng,

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đúng là một kỳ họp hết sức đặc biệt, xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước của đất nước thống nhất, độc lập, tự do, dân chủ, xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở, nền tảng đó, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta và Nhân dân ta trong 48 năm qua tiếp tục nỗ lực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, nền kinh tế – xã hội phát triển ngày càng vững chắc, đời sống người dân được cải thiện từng bước; hòa nhập khu vực, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(7)./.

————————————————————————-

(1) Thông báo của Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc ngày 21-11-1975.

(2) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, trang 2; Nxb CTQG, Hà Nội 2004.

(3) Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 5, trang 17; Nxb CTQG, Hà Nội 2009.

(4) Như (3), trang 6, 7.

(5) Như (3), trang 67.

(6) Như (3), trang 73, 74.

(7) Tạp chí Cộng sản, số 966 (5-2021), trang 12.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam



Nguồn

Cùng chủ đề

Truyền thông Nga bị cáo buộc chi 10 triệu USD để can thiệp bầu cử Mỹ

Mỹ đã cáo buộc và trừng phạt các giám đốc điều hành truyền thông quốc gia Nga, hạn chế các đài truyền hình có liên quan với Kremlin vì Moscow thực hiện một chiến dịch lớn nhằm can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ.Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ ngày 4/9 đã công bố các hành động phối hợp để chống lại các hoạt động can thiệp của Nga.Theo BBC, Bộ trưởng Tư pháp...

Tổng thống Rwanda Paul Kagame được đề cử cho nhiệm kỳ thứ 4

Đảng Mặt trận Ái quốc cầm quyền ở Rwanda ngày 9/3 đã chọn Tổng thống Paul Kagame là ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 7 tới, mở đường cho nhà lãnh đạo lâu năm này tiếp tục nắm giữ vị trí tổng thống trong nhiệm kỳ thứ 4 kéo dài 7 năm. Ông Kagame, 66 tuổi, đã lãnh đạo quốc gia châu Phi này trong nhiều thập kỷ qua....

Ngày làm việc thứ nhất Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Lào Cai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Dự ngày làm việc thứ nhất có đồng chí Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đại diện Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh cùng 294 đại biểu chính thức đại diện cho 105.717 hội viên nông dân trong tỉnh. Ngày mai (26/9), Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Lào Cai lần thứ XI,...

Cùng tác giả

Sân chơi mang nhiều ý nghĩa

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Ký kết quy chế phối hợp giữa Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh và Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Tại chương trình, Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh và Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên đã thống nhất xây dựng và ký quy chế phối hợp công tác với các nội dung: Triển khai thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đối với...

Khai mạc kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Các đại biểu dự kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và 52/53 đại biểu...

Bắc Hà khen thưởng 191 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với cơn bão số 3

Tại huyện Bắc Hà, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 làm 34 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế lên tới hơn 535 tỷ đồng, mưa bão làm tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm của huyện giảm khoảng 3,84%. Hiện có khoảng hơn...

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh tham gia ý kiến đối với Dự án Luật Việc làm (sửa đổi)

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đã tham gia một số ý kiến về đối tượng áp dụng; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; dịch vụ việc làm; việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Quang cảnh phiên thảo luận tại...

Cùng chuyên mục

Ký kết quy chế phối hợp giữa Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh và Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên

Tại chương trình, Ban Cán sự đảng Tòa án nhân dân tỉnh và Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Yên đã thống nhất xây dựng và ký quy chế phối hợp công tác với các nội dung: Triển khai thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo đối với...

Khai mạc kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Các đại biểu dự kỳ họp. Dự kỳ họp có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và 52/53 đại biểu...

Bắc Hà khen thưởng 191 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với cơn bão số 3

Tại huyện Bắc Hà, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 làm 34 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế lên tới hơn 535 tỷ đồng, mưa bão làm tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm của huyện giảm khoảng 3,84%. Hiện có khoảng hơn...

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh tham gia ý kiến đối với Dự án Luật Việc làm (sửa đổi)

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đã tham gia một số ý kiến về đối tượng áp dụng; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; dịch vụ việc làm; việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Quang cảnh phiên thảo luận tại...

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh thông qua 10 nghị quyết

Dự hội nghị có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh. Quang cảnh kỳ họp. Tại kỳ họp, lãnh đạo một...

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn Na Lốc 2, xã Bản Lầu

Thôn Na lốc 2 có 79 hộ dân, trên 400 nhân khẩu, chủ yếu đồng bào dân tộc Mông. Thời gian qua, Nhân dân trong thôn tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao như nuôi gà thả...

Thị trường đi ngang, giao dịch quanh mốc 61,8.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 10/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ trì, điều hành của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ. Mở đầu họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đã thông tin tới báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra sáng cùng ngày dưới...

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVI thông qua 10 Nghị quyết

CTTĐT - Sau 1/2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, HĐND tỉnh Lào Cai đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 23 (Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh) đề ra và bế mạc Kỳ họp.   Dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ...

Khai mạc Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI

CTTĐT - Sáng 09/11, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp giải quyết công việc phát sinh). Đây là kỳ họp phát sinh lần thứ 6 trong năm 2024 và là kỳ họp phát sinh thứ 15 trong thời gian từ đầu nhiệm kỳ đến nay, để thực hiện một số nội dung đề nghị theo Tờ trình của UBND tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất