Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc xây dựng thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin của người dân, nhất là người dân ở các xã nghèo, huyện nghèo trên địa bàn tỉnh.Thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), giai đoạn 2021 – 2025, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã phê duyệt, xây dựng kế hoạch hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gần 1.180 hộ nghèo. Đến thời điểm hiện tại, nhiều ngôi nhà đã hoàn thành, người dân đang rất vui mừng đón một mùa Xuân ấm áp trong những ngôi nhà mới.Ngày 9/1, tại xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và UBND tỉnh Lai Châu phối hợp tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025.Ngày 09/01, tại Hà Nội, Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) họp phiên thường kỳ quý IV/2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng – Chủ tịch HĐQT NHCSXH chủ trì phiên họp.Khơi dậy niềm tự hào, tạo động lực để học sinh thêm yêu trường, yêu lớp, thi đua học tập… là phương châm mà ngành Giáo dục huyện vùng cao Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai. Trong đó, việc tổ chức các mô hình câu lạc bộ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương.Triển khai thực hiện Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), hiện tỉnh Kon Tum đang triển khai 16 dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho 9.231 hộ. Hiện các chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm hoàn thành các hạng mục và bố trí đất cho người dân xây dựng nhà.Những sản phẩm thủ công thô sơ, mộc mạc nhưng đầy tinh tế được làm ra bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên và đôi tay điêu luyện của các nghệ nhân DTTS ở Kon Tum đã làm cho đông đảo du khách, người dân và các em học sinh thích thú, ấn tượng khi đến với không gian “Trình diễn và trưng bày nghề thủ công truyền thống của các DTTS”.Khi thời tiết chuyển lạnh, hệ miễn dịch của chúng ta thường bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng ho, cảm cúm và các vấn đề về hô hấp. Trong khi thuốc Tây có thể giúp giảm triệu chứng, nhiều người lại tìm đến các phương pháp chữa ho bằng thảo dược tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Chuyên mục hôm nay sẽ giới thiệu đến bạn những cách chữa ho bằng thảo dược khi thời tiết trở lạnh.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Yên Bái phấn đấu chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 68,3%. “Vàng xanh” trên đất núi Dành. Giữ tiếng thoi đưa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Mường Khương là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, với khoảng 90% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, huyện đã và đang tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Nhờ đó, đời sống, thu nhập của người dân từng bước được cải thiện.Đất núi Măng Bút, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tặng cho người Xơ Đăng ở thung lũng mù sương loại gạo đỏ đặc biệt, chắt chiu từ đất và chứa đựng nhiều mồ hôi nên loại gạo đỏ này đã làm nên những hương vị đặc trưng riêng có của xứ núi này.Với tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên cùng bản sắc văn hóa và ẩm thực độc đáo, vùng đồng bào DTTS và miền núi đang có tiềm năng lớn để trở thành điểm đến hàng đầu thế giới về phát triển du lịch cộng đồng. Để thúc đẩy du lịch cộng đồng phát triển, vừa qua Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) ban hành Quyết định số 3222/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Đề án được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng phát triển một cách bài bản, bền vững.Theo thống kê, cơn bão số 3 đã làm 17.252 nhà ở trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 807 tỷ đồng; 403 điểm sạt lở có nguy cơ cao tại các khu dân cư với hơn 5.000 hộ cần di chuyển đến nơi an toàn.Năm 2019, sản phẩm chè hữu cơ Bắc Hà do Hợp tác xã (HTX) Chè Bản Liền, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sản xuất được Hội đồng OCOP Trung ương cấp chứng nhận đạt OCOP hạng 5 sao. Nhờ đó đến nay, 90% sản lượng chè của HTX đã được xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… với giá bán 100- 120 USD/kg. 5 năm qua, HTX đã giúp hàng trăm hộ dân người Tày, Mông có công ăn việc làm, thu nhập ổn định. Người có công làm nên “kỳ tích” này là anh Phạm Quang Thận, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Giám đốc HTX.
Nhờ triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp phù hợp; đến thời điểm nay, toàn tỉnh Lào Cai đã có 96,7% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 91,8% các hộ gia đình sinh sống trên địa bàn huyện nghèo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.
Được tiếp cận các thông tin về chính sách, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, hàng nghìn hộ dân dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Trước đây, gia đình chị Tràng Thị Liên ở thôn Sín Chải thuộc diện hộ nghèo của xã Na Hỗi, huyện Bắc Hà. Một trong những nguyên nhân khiến cho cái nghèo mãi đeo đăng gia đình chị đó là rất khó khăn khi tìm hướng đi trong việc phát triển kinh tế gia đình. Qua nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về trồng cây, chăn nuôi của xã, xem tivi, nghe đài, truy cập mạng internet, gia đình chị đã dần thay đổi nhận thức, tự lực xây dựng mô hình kinh tế để thoát nghèo.
Với điện tích đất đồi dốc của gia đình trước đây chủ yếu trồng cây ngô, cây lúa những hiệu quả thấp, chị Liên đã cải tạo thành khu vườn trồng mận Tam hoa. Để tận dụng diện tích dưới tán mận, chị Liên đưa vào trồng các loại rau màu phù hợp như rau ngót, bắp cải, bí… Cùng với đó, chị Liên còn kết hợp chăn nuôi lấy nguồn phân hữu cơ để sản phẩm rau, quả luôn đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
“Đến nay, mô hình trồng rau dưới tán Mận của gia đình tôi cho thu nhập tốt, hiệu quả hơn nhiều số với trồng ngô, lúa trước đây. Mô hình cũng đã được Chi hội Phụ nữ thôn nhân rộng trong hội viên phụ nữ trên địa bàn, từng bước hình thành vùng sản xuất rau, hoa quả sạch được nhiều tư thương tìm đến đặt hàng, giúp hội viên phụ nữ có thu nhập ổn định, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo”, chị Liên cho biết.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảm nghèo, được tỉnh Lào Cai quan tâm, đó là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về văn hóa, qua đó giúp đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung, hộ nghèo nói riêng có điều hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin nâng cao dân trí.
Thống kê cho thấy, toàn tỉnh Lào Cai hiện có 35/37 xã nghèo có nhà văn hóa xã (riêng 2 xã Tả Van, Trung Chải thuộc thị xã Sa Pa đã được giao danh mục chuẩn bị đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu cho cơ sở giai đoạn 2022 – 2025 và giao vốn đầu tư xây dựng); 309/310 thôn có nhà văn hóa, khu thể thao thôn.
Toàn tỉnh chỉ còn duy nhất một thôn chưa có nhà văn hóa, do thôn nằm trong vùng quy hoạch khu vực trung tâm xã, đến nay chưa triển khai thực hiện. Cùng với đó, việc xây dựng các sân luyện tập thể thao xã và bố trí điểm vui chơi thể thao cho trẻ em và người cao tuổi ở các xã nghèo, bước đầu đã được quan tâm thực hiện. Đến nay, đã có 20/37 hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng…
Công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, triển lãm, hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ đời sống văn hóa tinh thần Nhân dân, nhất là người dân ở 37 xã nghèo được quan tâm triển khai thực hiện.
Các hoạt động truyền thông cũng được đa dạng hóa về hình thức, nâng cao về chất lượng nhằm tuyên truyền về các chương trình, chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, biểu dương những tấm gương thoát nghèo bền vững, vươn lên khá giả và giúp đỡ các hộ nghèo trên địa bàn, kinh nghiệm làm ăn.
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai xác định, tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận thông tin, giảm nghèo hiệu quả. Ngành Thông tin và Truyên thông tiếp tục rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh, đề xuất thiết lập Đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng viễn thông của từng huyện, thị xã, thành phố.
Phấn đấu 23 xã trên địa bàn tỉnh được đầu tư truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin- viễn thông. Hướng dẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở, góp phần đảm bảo các cụm loa truyền thanh hoạt động thường xuyên tại các thôn, tổ dân phố phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền về giảm nghèo.
Triển khai truyền thông chính sách trên nền tảng số, ưu tiên các nội dung chính sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, bà con vùng đồng bào DTTS, vùng khó khăn. Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đầu tư hạ tầng, mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khu vực khó khăn nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Nguồn: https://baodantoc.vn/lao-cai-nang-cao-doi-song-tinh-than-cho-nguoi-dan-vung-cao-1736417158816.htm