Trang chủNewsThời sựLãnh đạo Việt Nam có thể tự tin phát biểu tại WEF...

Lãnh đạo Việt Nam có thể tự tin phát biểu tại WEF Davos vì những điều “xứng đáng”


Chia sẻ với TG&VN về WEF Davos 2024 và sự tham gia của Việt Nam, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass đã nhấn mạnh những cơ hội để Việt Nam thể hiện cam kết quốc tế của mình, từ đó thu hút được nhiều nguồn đầu tư hấp dẫn.

Đại sứ Thụy Sỹ: Lãnh đạo Việt Nam có thể tự tin phát biểu tại WEF 54 vì những điều 'xứng đáng'
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass nhân dịp nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam tháng 4/2023. (Nguồn: TTXVN)

Xin Đại sứ chia sẻ ý nghĩa và những nội dung quan trọng của Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)?

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) là một diễn đàn quan trọng trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi nhanh chóng và chúng ta cần xây dựng lại niềm tin lẫn nhau.

Cộng đồng quốc tế và nền kinh tế thế giới đã phải đối mặt với nhiều biến động trong những năm gần đây như: Bạo lực ở khu vực Trung Đông, xung đột ở Ukraine, một số quốc gia thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế và Luật Nhân đạo Quốc tế.

Đại sứ Thụy Sỹ: Lãnh đạo Việt Nam có thể tự tin phát biểu tại WEF 54 vì những điều 'xứng đáng'
Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Thomas Gass. (Ảnh: QH)

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những thay đổi cơ cấu sâu sắc đang diễn ra về địa kinh tế (như khủng hoảng chi phí sinh hoạt, mất an ninh lương thực, năng lượng, bất ổn…), về biến đổi khí hậu…

Diễn đàn WEF là nơi lãnh đạo các quốc gia và chính phủ, lãnh đạo khu vực tư nhân, đại diện cho lĩnh vực giáo dục và xã hội dân sự… cùng dành thời gian để suy ngẫm và tìm kiếm giải pháp, chịu trách nhiệm về việc thực hiện tầm nhìn chung như Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Thỏa thuận Khí hậu Paris, đồng thời khuyến khích những nhà tiên phong và những người đi đầu thực hiện các sáng kiến ​​tích cực.

Chúng ta rất cần tái cam kết với chủ nghĩa đa phương và pháp quyền quốc tế. Theo đó, cần thiết lập và nâng cấp các nền tảng mới để đối thoại và xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn.

Để giải quyết những vấn đề phức tạp mà chúng ta đang gặp phải, không thể chỉ trông chờ vào các chính phủ, bởi vì bất kỳ giải pháp hiệu quả nào cũng cần những khoản đầu tư lớn, và chúng chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia tích cực của lĩnh vực tư nhân. Do đó, các giải pháp bền vững cần tính đến tính khả thi và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như hoạt động của nền kinh tế toàn cầu.

Phái đoàn cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu sẽ tham dự Hội nghị WEF lần thứ 54. Đại sứ kỳ vọng như thế nào về đóng góp của Việt Nam tại phiên họp?

Thật ý nghĩa khi Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham gia tích cực vào sự kiện này. Tại một sự kiện WEF trước đó được tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 6 năm ngoái, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra lời nhắc rằng, trước các “làn gió ngược”, cộng đồng quốc tế cần: “có sự đoàn kết toàn cầu và chủ nghĩa đa phương cũng như cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm”.

Nhà lãnh đạo Việt Nam hoàn toàn có thể tự tin phát biểu tại sự kiện lần này vì Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu và xứng đáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận cho những nỗ lực đó.

“WEF Davos 2024 sẽ là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm nguồn đầu tư và nguồn lực từ các công ty, tập đoàn kinh doanh và quỹ đầu tư quốc tế, trong đó có Thụy Sĩ”.

Quả thực, là một thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ổn định và hợp tác khu vực. Việt Nam cũng đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới, trong đó có Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

Việt Nam cũng đã thực hiện một số bước tiến quan trọng để giảm lượng khí thải carbon, với cam kết đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050. Việt Nam cũng đang nỗ lực tăng cường khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu thông qua triển qua Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện biện pháp bảo vệ cộng đồng dễ bị tổn thương.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện an ninh năng lượng bằng cách đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Diễn đàn năm nay sẽ mang đến cho đoàn Việt Nam một cơ hội tuyệt vời để thể hiện cam kết của mình với các giải pháp cụ thể và giành được sự ủng hộ của cộng đồng các nhà đầu tư cho những nỗ lực của mình.

Vai trò của Việt Nam ngày càng quan trọng, không chỉ trong khu vực mà còn vượt ra ngoài khu vực. Trong bối cảnh này, và với mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao và ít phát thải carbon trong vòng 20 năm, một điều quan trọng hơn nữa đối với Việt Nam là tâm thế sẵn sàng duy trì đối thoại và chia sẻ với cộng đồng quốc tế về cách tiếp cận, quan điểm và kinh nghiệm trong hội nhập toàn cầu và phát triển kinh tế – xã hội.

Sự kiện này sẽ là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm nguồn đầu tư và nguồn lực từ các công ty, tập đoàn kinh doanh và quỹ đầu tư quốc tế, trong đó có Thụy Sỹ.

Đại sứ đánh giá thế nào về việc Việt Nam thực hiện Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Việt Nam và WEF giai đoạn 2023-2026?

Với việc ký kết Biên bản ghi nhớ, Việt Nam có triển vọng tiếp cận các nguồn lực và chuyên môn quốc tế cũng như tham gia vào các chương trình toàn cầu của WEF.

Các nhà đầu tư đã chỉ ra rằng, nền kinh tế cần có một ý chí mạnh mẽ và một quyết tâm cao để duy trì thực hiện cam kết phát triển bền vững, tiếp tục cắt giảm quan liêu, thúc đẩy thủ tục hành chính theo hướng nhanh hơn và minh bạch hơn, cải thiện giáo dục thực chất và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế số cũng như các biện pháp khác.

Tôi thấy rõ các cơ quan chức năng của Việt Nam đang nỗ lực giải quyết những thách thức này, bằng chứng là dòng vốn FDI ngày càng tăng, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài ở phạm vi toàn cầu rất khốc liệt và Việt Nam cần phải nỗ lực cải thiện các điều kiện để duy trì lợi thế so với các đối thủ.

Chính phủ Việt Nam đang giải quyết vấn đề thông qua việc lồng ghép các mục tiêu phát triển của Khu công nghiệp sinh thái. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phối hợp với WEF để thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh – nhằm giải quyết các vấn đề chính như kinh tế tuần hoàn và số hóa.

Về quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ, xin Đại sứ chia sẻ những thành tựu trong quan hệ hai nước thời gian qua và tầm quan trọng của việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự WEF đối với mối quan hệ song phương?

Thụy Sỹ và Việt Nam có một mối quan hệ truyền thống, nồng ấm và ngày càng sâu sắc. Thụy Sỹ là một trong những nước phương Tây đầu tiên chính thức công nhận nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1971.Quan hệ hai nước đã có những bước phát triển rất năng động, với trọng tâm dần chuyển từ hợp tác phát triển kinh tế sang giao thương, đặc biệt là giữa khu vực kinh tế tư nhân hiện đang phát triển mạnh mẽ.

Thụy Sỹ hoan nghênh những tiến triển tích cực trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA) và Việt Nam. Khi có hiệu lực, hiệp định này sẽ tạo ra một khuôn khổ thuận lợi, mở đường cho tăng cường đầu tư trực tiếp của Thụy Sỹ vào Việt Nam cũng như thúc đẩy thương mại song phương.

Chính sách đối ngoại và môi trường kinh tế của Việt Nam rất năng động. Rất nhiều quốc gia đang mong chờ nâng cấp quan hệ đối tác với Việt Nam và tôi đặc biệt mong muốn mối quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ sẽ được nâng cấp trong thời gian tới. Tôi hiện đang dành toàn bộ tâm huyết và nỗ lực của mình cho vấn đề này.

“Rất nhiều quốc gia đang mong chờ nâng cấp quan hệ đối tác với Việt Nam và tôi đặc biệt mong muốn mối quan hệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ sẽ được nâng cấp trong thời gian tới”.

Nhiều đoàn Lãnh đạo cấp cao của Thụy Sỹ đã sang thăm Việt Nam trong những năm qua. Gần đây nhất là vào tháng 6/2023, Chủ tịch Quốc hội Liên bang Thụy Sỹ Martin Candinas đã tới thăm chính thức Việt Nam, và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chấp nhận lời mời thăm Thụy Sỹ vào năm 2024.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Thụy Sỹ sang Việt Nam gồm dược phẩm, hóa chất, máy móc và cơ khí chính xác, trong khi mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Thụy Sỹ là các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, giày dép, dệt may và thủy hải sản.

Từ năm 2008, hợp tác phát triển kinh tế giữa Thụy Sỹ và Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực như cải thiện tài chính công, nâng cao năng lực cho khu vực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy hoạch đô thị và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như các dự án thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Trong lĩnh vực hợp tác học thuật, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sỹ có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ thông qua việc hỗ trợ các dự án nghiên cứu chung giữa Thụy Sỹ và Việt Nam.

WEF thường niên là cơ hội cho các cuộc gặp cấp cao giữa chính quyền hai nước và sự quan tâm của cả hai bên được thể hiện qua các cuộc gặp thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước bên lề Diễn đàn trong những năm qua.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thúc đẩy đàm phán FTA, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng

Việt Nam - thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Tham luận tại Hội nghị Tham tán Thương mại khu vực châu Âu diễn ra tại Italia trong hai ngày 18 và 19/7/2024, về nội dung đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, công nghiệp hỗ trợ, ông Nguyễn Đức Thương – Tham tán Thương...

Chuyên gia Trung Quốc đánh giá cao chuyến thăm Trung Quốc và dự WEF của Thủ tướng Việt Nam

Chiều 27/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại Đại Liên (Hội nghị WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24-27/6. Chuyến thăm đã nhận được sự quan tâm và đánh giá tích...

Việt Nam ghi dấu ấn tại WEF trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại thành phố Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 - 27/6. Tôi tự hào là người Việt Nam! ...

Khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế thế giới

Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hai lần được mời tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Trung Quốc, thể hiện vai trò quan trọng của Việt Nam tại diễn đàn quốc tế này, đồng thời cho thấy vị thế ưu tiên nổi bật trong bố cục ngoại giao của Trung Quốc. Đây là khẳng định của giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Anh triệu tập đại sứ Nga để phản pháo động thái cứng, quan hệ ngoại giao London-Moscow ra sao?

Mới đây, Bộ Ngoại giao Anh đã triệu tập Đại sứ Nga tại London Andrei Kelin để phản đối việc Moscow trục xuất các nhà ngoại giao của xứ sở sương mù hồi tuần trước.

Giá cà phê robusta tiếp tục lập đỉnh, Fed không quá “diều hâu”; cây cà phê Việt Nam có thể tiếp tục cạnh tranh?

Lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng giá cà phê vượt qua mốc 5.000 USD/tấn và cà phê nội địa vượt mức 100.000 đồng/kg khi chuẩn bị vào vụ thu hoạch mới. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2024 - 2025 ước chỉ đạt khoảng 1,5 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với vụ trước đó, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Áp dụng công nghệ vào giảng dạy và học tiếng Anh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sinh viên trong thời đại AI

Công nghệ có thể cung cấp những công cụ đo lường nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.

Palestine đạt thắng lợi quan trọng, Đại hội đồng LHQ ra ‘tối hậu thư’ cho Israel, Mỹ chỉ cơ hội tốt nhất để ổn...

Ngày 19/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) gồm 193 quốc gia đã thông qua Nghị quyết yêu cầu Israel trong vòng 12 tháng phải chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.

Tăng ở cả 3 miền; Ảnh hưởng của bão, lũ đối với ngành chăn nuôi

Theo ghi nhận mới nhất, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác 1.000 đồng/kg tại cả ba miền. Hiện tại, thương lái trên toàn quốc đang thu mua trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg. Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Bài đọc nhiều

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo

Chủ tịch IWEC, bà Lê Thị Minh Hoa phát biểu tại Hội nghị. ...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Cùng chuyên mục

Đóng cửa sân bay Đồng Hới tránh bão số 4

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục phát văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai phương án phòng chống, ứng phó cơn bão số 4. Theo thông tin dự báo khí tượng, ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh thành cơn bão số 4, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại các cảng hàng không, sân bay khu vực miền Bắc và miền Trung. Vì vậy, để bảo...

Bão số 4 chưa vào, Quảng Bình đã có gió giật liên hồi, biển động dữ dội

Bão số 4 chưa vào bờ, nhiều vùng ven biển Quảng Bình đã có gió giật liên hồi, biển động dữ dội. Tỉnh này đã phải cho học sinh nghỉ học. Sân bay cũng ngừng hoạt động. Bão số 4 mạnh cấp 8 đang hướng vào đất liền các tỉnh miền Trung   Sáng 19-9, vùng ven biển Quảng Bình đã có gió giật mạnh kèm mưa, biển động dữ dội dù bão số 4 chưa vào bờ - Ảnh: QUỐC NAM Đến sáng...

Báo Công Thương tiếp nối hành trình thiện nguyện cùng doanh nghiệp đến với Lào Cai

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 18/9 qua Báo Công Thương Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào miền Bắc nước ta, những ngày qua, lũ lớn xảy ra...

Chuyến xe nghĩa tình Bạc Liêu xuất phát đến với người dân Yên Bái

Sáng 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể tỉnh tổ chức vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu lên xe container xuất phát hướng về đồng...

Lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm chính phủ điện tử ở mức rất cao

Sau 2 kỳ giữ nguyên thứ hạng về chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), trong bảng xếp hạng năm 2024, Việt Nam đứng ở vị trí 71/193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức rất cao. Ngày 19.9, Bộ TT-TT cho biết, Liên Hiệp Quốc vừa công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (E-Government Development...

Mới nhất

Bão số 4 chưa vào, Quảng Bình đã có gió giật liên hồi, biển động dữ dội

Bão số 4 chưa vào bờ, nhiều vùng ven biển Quảng Bình đã có gió giật liên hồi, biển động dữ dội. Tỉnh này đã phải cho học sinh nghỉ học. Sân bay cũng ngừng hoạt động. Bão số 4 mạnh cấp 8 đang hướng vào đất liền các tỉnh miền Trung   Sáng 19-9, vùng ven biển Quảng Bình đã có gió...

Báo Công Thương tiếp nối hành trình thiện nguyện cùng doanh nghiệp đến với Lào Cai

Danh sách các doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt ngày 18/9 qua Báo Công Thương Ngành Công Thương nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng của bão, lũ Do ảnh hưởng của...

Bùng nổ điện toán đám mây và AI: Việt Nam liệu đã sẵn sàng?

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển vượt bậc, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá và khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thế giới. Tuy nhiên, khoảng trống về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở...

Giá cà phê robusta tiếp tục lập đỉnh, Fed không quá “diều hâu”; cây cà phê Việt Nam có thể tiếp tục cạnh tranh?

Lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng giá cà phê vượt qua mốc 5.000 USD/tấn và cà phê nội địa vượt mức 100.000 đồng/kg khi chuẩn bị vào vụ thu hoạch mới. Tuy nhiên, sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2024 - 2025 ước chỉ đạt khoảng 1,5 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với vụ trước đó, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Mới nhất