Trang chủKinh tếNông nghiệpLãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn nói về vụ gần...

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn nói về vụ gần 500ha rừng trồng “quá tuổi” không thể khai thác

Trước thực trạng gần 500ha cây rừng trồng đến tuổi khai thác nhưng không thể khai thác do bị quy hoạch vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực tìm cách gỡ khó cho người dân.

Rà soát, tháo gỡ cho người trồng rừng

Liên quan đến việc có gần 500ha rừng trồng đến tuổi khai thác mà không thể khai thác, trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Phương Thị Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn cho biết, trước hết là chia sẻ với người dân có rừng bị quy hoạch vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Bắc Kạn làm gì để bảo đảm quyền lợi của người trồng rừng - Ảnh 1.

Bà Phương Thị Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn khi trao đổi về việc tháo gỡ cho người dân có diện tích rừng sản xuất bị quy hoạch vào rừng đặc dụng. Ảnh: Chiến Hoàng.

“Về nội dung này, tỉnh Bắc Kạn cũng đã bàn nhiều, đã đề xuất với Tổng cục Lâm nghiệp cùng địa phương bàn cách tháo gỡ. Tuy nhiên do vướng về quy định của pháp luật, đến nay cũng chưa xử lý được. Đến thời điểm này Quy hoạch quốc gia về lâm nghiệp đã có. Trong Quy hoạch quốc gia về lâm nghiệp có giao thẩm quyền cho các địa phương chủ động phối hợp để rà soát lại.

Theo đó, diện tích rừng trồng trùng với diện tích quy hoạch của rừng đặc dụng, thuộc thẩm quyền của địa phương thì địa phương sẽ thực hiện đưa diện tích đó ra khỏi quy hoạch; nội dung nào thuộc thẩm quyền của Trung ương sẽ có tổng hợp để báo cáo kiến nghị, đề xuất. Tỉnh ủy Bắc Kạn cũng đang chỉ đạo UBND tỉnh rà soát nội dung này để tổ chức triển khai, thực hiện”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn cho biết thêm.

Bắc Kạn làm gì để bảo đảm quyền lợi của người trồng rừng - Ảnh 2.

Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn chia sẻ về việc chỉ đạo rà soát, đánh giá của ngành nông nghiệp đối với diện tích rừng sản xuất bị quy hoạch vào rừng đặc dụng tại Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ. Ảnh: Chiến Hoàng.

Ông Nông Quang Nhất – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, UBND tỉnh cũng đã gia cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) bố trí nguồn ngân sách của tỉnh rà soát, đánh giá lại để có tham mưu cho tỉnh đưa ra khỏi diện tích rừng đặc dụng hơn 500ha. 

Bên cạnh đó, theo ông Nhất cùng những diện tích sẽ được đưa ra, cũng rà soát các xã trong Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ, có diện tích nào đủ điều kiện thì đưa thêm vào để vẫn đảm bảo diện tích đã quy hoạch.

Bắc Kạn làm gì để bảo đảm quyền lợi của người trồng rừng - Ảnh 3.

Cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Kạn thực hiện rà soát diện tích rừng sản xuất bị quy hoạch vào rừng đặc dụng tại Khu Dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ. Ảnh: Chiến Hoàng.

Không “vướng” khi đưa rừng sản xuất ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết thêm, đến nay tỉnh đã xem xét những quy định và đặc biệt là Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và các quy định, văn bản khác hướng dẫn, hướng dẫn của Trung ương và các Bộ, ngành để “gỡ khó” cho bà con.

“Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, nay là Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ được thành lập năm 2004 với tổng diện tích hơn 15.000ha, trải rộng trên địa bàn của 6 xã thuộc hai huyện Na Rì và huyện Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn. Trong tổng diện tích hơn 15.000ha, có cả những diện tích rừng sản xuất người dân đã thực hiện trồng rừng. Và có đến 4/6 xã có đất rừng sản xuất bị quy hoạch vào Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ, trong đó xã Côn Minh của huyện Na Rì là nhiều nhất với tổng diện tích bị quy hoạch trên 300ha”, ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho hay.

“Chúng tôi đã có những rà soát, xem xét đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng những diện tích rừng trồng của người dân. Và cũng sẽ rà soát bổ sung thêm các diện tích đủ điều kiện để đưa vào rừng đặc dụng làm sao vẫn đảm bảo tổng diện tích rừng đặc dụng đã báo cáo với Bộ NNPTNT; đảm bảo diện tích theo số liệu báo cáo Trung ương cũng như của tỉnh và đảm bảo những danh sách cũng như những kiến nghị, những thông tin tỉnh Bắc Kạn đã báo cáo với Bộ NNPTNT trong ý kiến góp ý trong Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia để làm sao phù hợp với Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030 và đến năm 2050”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn thông tin.

Qua tìm hiểu được biết, trên cơ sở Luật Lâm nghiệp hiện nay và các quy định hiện hành thì việc quy hoạch rừng đặc dụng tại Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ, Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ đã đề xuất UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững và đã có phương án đưa toàn bộ diện tích rừng trồng bị quy hoạch vào rừng đặc dụng ra ngoài quy hoạch.

Là đơn vị tham mưu, ông Nguyễn Mỹ Hải, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Kạn khẳng định, Sở NNPTNT cũng đã đề xuất đưa vào quy hoạch tỉnh việc chuyển đổi số diện tích rừng này ra thành rừng sản xuất. 

Theo ông Hải, Chính phủ quy hoạch 3 loại rừng cho tỉnh Bắc Kạn là khoảng 405.000ha nhưng hiện tại ngành nông nghiệp tỉnh đang quản lý khoảng 417.000ha. Như vậy tỉnh Bắc Kạn có thể chuyển đổi khoảng 12.000ha ra ngoài.

Bắc Kạn làm gì để bảo đảm quyền lợi của người trồng rừng - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Mỹ Hải, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Kạn nhận định về việc có thể đưa diện tích rừng sản xuất bị quy hoạch vào rừng đặc dụng ra khỏi quy hoạch. Ảnh: Chiến Hoàng.

“Căn cứ Quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, về phía ngành, Bộ NNPTNT cũng quy hoạch cho tỉnh Bắc Kạn diện tích 3 loại rừng là trên 405.000ha; do vậy việc đưa các diện tích rừng trồng bị quy hoạch vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ra ngoài quy hoạch là hoàn toàn phù hợp.

Về quy hoạch cho rừng đặc dụng, tỉnh Bắc Kạn quy hoạch 28.700ha, về mặt quy hoạch của tỉnh, chúng tôi hoàn toàn đáp ứng được tiêu chí quy hoạch lâm nghiệp cũng như quy hoạch sử dụng đất phân bổ cho các rừng đặc dụng là đảm bảo. Do vậy diện tích hơn 500ha rừng trồng của người dân đưa ra khỏi quy hoạch không ảnh hưởng đến mục đích cũng như mục tiêu quản lý rừng đặc dụng của tỉnh Bắc Kạn trong những giai đoạn tới”, ông Nguyễn Mỹ Hải nhận định.





Nguồn: https://danviet.vn/lanh-dao-tinh-uy-ubnd-tinh-bac-kan-noi-ve-vu-gan-500ha-rung-trong-qua-tuoi-khong-the-khai-thac-20241121232308597.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành tích học tập cao phải trả giá bằng hạnh phúc

Trong bài trình bày của mình tại diễn đàn giáo dục RedefinED 2024, Giáo sư Deborah Eyre cho biết một vấn đề quan trọng trong giáo dục hiện đại: quan niệm sai lầm rằng thành tích học tập cao phải trả giá bằng hạnh phúc của học sinh. ...

Dự kiến “gắt gao” khi xét học bạ?

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ. ...

Người dân vùng sạt lở bờ biển Mỹ Thắng mong sớm có nơi ở an toàn

Hơn 200 hộ dân ở thôn 9, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị mất nhà vì biển xâm thực. Họ mong muốn các cấp chính quyền quan tâm sớm xây dựng kè bảo vệ hoặc di dời người dân...

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở vùng quê đáng sống Ea Kao

Kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao đã giúp bộ mặt nông thôn ở xã Ea Kao có nhiều khởi sắc. Từ một xã xuất phát điểm thấp, đến nay Ea Kao trở thành vùng quê đáng sống trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. ...

Ký kết 5 biên bản ghi nhớ thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước nổi tiếng với nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu, do đó hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Đây chính là lợi...

Bài đọc nhiều

Cán bộ Kiểm lâm bốn lần xin thôi chức để đi “đi rừng” trên cao nguyên đá

38 năm công tác tại Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ông Phạm Văn Đồng trải qua nhiều câu chuyện vui buồn, đến những hiểm nguy trực chờ. Tình yêu với nghề, với núi rừng đã giúp ông vượt qua, gắn bó với những cánh rừng ở cao...

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc...

Ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Ngày 21/11, tại TP.Hạ Long đã diễn ra Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống nhân dân khu vực nông thôn”. ...

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức...

Cùng chuyên mục

điểm tựa vững chắc cho các hợp tác xã

Trong số những HTX thành công nhất tại Mường La có HTX Nông nghiệp Mường Bú. Với diện tích đất đai rộng lớn, HTX đã tập trung đầu tư vào các loại cây ăn quả chất lượng cao như xoài, nhãn và cây có múi. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, HTX đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, sạch sẽ, được thị trường ưa chuộng. Ông Vũ Đăng Kế, Giám đốc...

Người dân vùng sạt lở bờ biển Mỹ Thắng mong sớm có nơi ở an toàn

Hơn 200 hộ dân ở thôn 9, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị mất nhà vì biển xâm thực. Họ mong muốn các cấp chính quyền quan tâm sớm xây dựng kè bảo vệ hoặc di dời người dân...

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở vùng quê đáng sống Ea Kao

Kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao đã giúp bộ mặt nông thôn ở xã Ea Kao có nhiều khởi sắc. Từ một xã xuất phát điểm thấp, đến nay Ea Kao trở thành vùng quê đáng sống trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột. ...

Triển lãm thành tựu kinh tế – xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.Ngày 22/12, Tỉnh đoàn Kon Tum...

Ký kết 5 biên bản ghi nhớ thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước nổi tiếng với nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu, do đó hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Đây chính là lợi...

Mới nhất

OpenAI chuẩn bị ra mắt trình duyệt mới, thách thức vị thế thống trị của Google

OpenAI, nhà phát triển của ChatGPT, gần đây đã xem xét việc phát triển một trình duyệt web tích hợp chatbot hoặc ký kết các thỏa thuận hợp tác để nâng cao khả năng...

Thêm lợi ích bất ngờ của chuối

Ăn chuối để giảm lo âu là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều chỉnh tâm trạng và giảm căng thẳng....

Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công...

Ngày 22/11, trong cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha khi bắt đầu chuyến thăm chính thức Kiev, Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.

Mới nhất