Powered by Techcity

Xuất khẩu gỗ của cả nước dự kiến thu về 16 tỷ USD trong năm nay

Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam đang có sự hồi phục tích cực, bước vào giai đoạn chuyển mình. Không chỉ mở rộng vị thế thương mại, doanh nghiệp gỗ còn từng bước khẳng định ở các phương diện công nghệ, sản xuất xanh và phát triển bền vững.

Với mức tăng trưởng gần 21%, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 13,18 tỷ USD trong 10 tháng, ngành chế biến gỗ xuất khẩu đang kỳ vọng có thể mang về từ 15,5-16 tỷ USD trong năm nay.

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần trên 50%. Trung Quốc và Nhật Bản là hai thị trường lớn tiếp theo.

So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc đều tăng trưởng mạnh với hai con số; riêng thị trường Nhật Bản chỉ tăng nhẹ.

Trong 15 thị trường xuất khẩu chính, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh nhất tại Tây Ban Nha với mức tăng trên 63%.

Nắm cơ hội tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường, một số sản phẩm xuất khẩu chính đều tăng khá như dăm gỗ (tăng gần 38%), gỗ và sản phẩm gỗ (tăng trên 20%).

Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đã nỗ lực, chủ động trong sản xuất, cũng như tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Đơn hàng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây Dựng và sản xuất MDF Hải Dương tăng trưởng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Phạm Ánh Dương, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây Dựng và sản xuất MDF Hải Dương (Vinamdf) vui mừng cho biết doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý 1/2025.

Còn với Công ty trách nhiệm hữu hạn Kẻ Gỗ, doanh nghiệp cũng vật lộn với nhiều khó khăn sau 2 năm có dịch COVID-19, nhưng năm nay đơn hàng đã có sự tăng trưởng trở lại.

Ông Trịnh Xuân Dương, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Kẻ Gỗ cho biết thị trường sẽ ổn định và phát triển.

Các sản phẩm ván dán, viên nén, dăm gỗ trong năm 2024 có tăng trưởng từ 25- 30%.

Thị trường ván dán của Việt Nam chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia; viên nén chủ yếu xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc trong khi thị trường chủ lực của dăm gỗ Việt Nam là Trung Quốc.

Với những rủi ro từ thị trường, bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ phải thích ứng nhanh, đẩy nhanh tốc độ phân tích số liệu cũng như xử lý tình huống. Điển hình là xu thế sản xuất và tiêu dùng tuần hoàn, doanh nghiệp phải thay đổi để thích ứng với những thay đổi này. Hay việc chuyển dịch mạnh trong cơ cấu sản phẩm với việc cho ra đời nhiều sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống.

Năm 2025, doanh nghiệp tập trung phát triển nguồn nguyên liệu, rừng có chứng nhận, đồng thời, xây dựng kế hoạch mở rộng sản xuất.Sau thời gian có những biến động về chính trị, thị trường, lãi suất… ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) đánh giá những vấn đề này đang có những tín hiệu tốt lên, tồn kho đang giảm, trong khi nhu cầu sản phẩm gỗ trên toàn cầu không giảm.

Sự gia tăng trong xuất khẩu cho thấy nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang hồi phục và sản phẩm của Việt Nam ngày càng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam chia sẻ các doanh nghiệp FDI vừa giỏi về sản xuất, vừa làm tốt thị trường, trong khi doanh nghiệp Việt Nam mới làm tốt khâu sản xuất, còn yếu khâu thị trường, khâu xúc tiến thương mại.

TTXVN_2205xuatkhaugo.jpg
Đóng gói sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu tại Bình Dương. (Ảnh: TTXVN phát)

Các doanh nghiệp FDI mở công ty, kho, văn phòng, cửa hàng tại thị trường lớn; công tác thị trường rất hoàn chỉnh. Ngành gỗ Việt Nam đang hướng đến việc này. Các hiệp hội, doanh nghiệp đẩy mạnh khâu thị trường, xúc tiến thương mại sẽ giúp nâng vai trò của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp FDI.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, hiện ngày càng có nhiều triển lãm, xúc tiến thương mại chuyên ngành và nhiều doanh nghiệp lĩnh vực khác liên quan đến ngành cũng tham gia xúc tiến thương mại của doanh nghiệp ngành gỗ.

Đồng thời, tương lai sẽ có nhiều kế hoạch cho các hội chợ tại các thành phố lớn, địa điểm trọng yếu của ngành gỗ sẽ thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng cho ngànhTuy nhiên, các sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có nguy cơ phải đối diện các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, cách tốt nhất để cải thiện “sức khỏe” của ngành gỗ là các giải pháp về kỹ thuật, nâng cao công nghệ trong sản xuất; hướng tới sản xuất xanh, giảm phát thải.

Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, phát triển các thiết kế, nâng cao chất lượng đồ gỗ Việt Nam. Cùng đó, là có các giải pháp quản trị doanh nghiệp; trong đó, ưu tiên chuyển đổi số.

Trước những thách thức đặt ra cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho rằng, cần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại ngành chế biến gỗ, nhất là qua các hội chợ, triển lãm chuyên ngành.

Đặc biệt, để chuẩn bị nguồn nguyên liệu hợp pháp, chất lượng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, phát triển hợp tác, liên kết trồng rừng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm lâm sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang triển khai cấp thí điểm mã số vùng trồng rừng nguyên liệu tại các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái.

Sau đó, đánh giá nhân trên diện rộng, nhằm từng bước cung cấp gỗ có nguồn gỗ hợp pháp đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế, đặc biệt là Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/xuat-khau-go-cua-ca-nuoc-du-kien-thu-ve-16-ty-usd-trong-nam-nay-post998704.vnp

 

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ kết nối với đường sắt liên vận Á – ÂuPhương án hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã tính đến kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á, Âu. Ảnh minh họa. Đây là khẳng định của Bộ GTVT trong công văn báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ một số nội dung...

Thông thương đường sắt với Trung Quốc, mở cửa đưa hàng Việt ra thế giới

Thông điệp này nhiều lần được nhắc đến trong các hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trung Quốc nhân chuyến công tác dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong lần thứ 10 (ACMECS 10), Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11...

Thành phố duy nhất nào trên cả nước vừa giáp biển, vừa giáp Trung Quốc?

Đây là thành phố duy nhất trên cả nước có vị trí vừa giáp biển, vừa có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc. 1. Thành phố duy nhất nào trên cả nước vừa giáp biển, vừa giáp Trung Quốc? ...

Biên giới trên đất liền Việt-Trung hòa bình, ổn định là điều đáng tự hào

Năm nay tròn 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới đất liền. Đại sứ Trung Quốc bày tỏ, một khu vực biên giới hòa bình, ổn định với giao lưu kinh tế, đi lại sôi nổi là điều rất đáng tự hào.Năm nay đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam -Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về...

Thiếu nhi Việt Nam sẽ tham gia giao lưu với thiếu nhi Trung Quốc

Đại biểu thiếu nhi sẽ tham gia Chương trình giao lưu thiếu nhi Việt – Trung năm 2024 – Ảnh: TTTN Chiều 14-7 tại Hà Nội, chị Nguyễn Phạm Duy Trang – bí thư Trung ương Đoàn, chủ tịch Hội đồng Đội trung ương – gặp mặt đoàn đại biểu Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển thiếu nhi Việt Nam tham dự Chương trình giao lưu thiếu nhi Việt – Trung năm 2024. Với chủ đề “Núi biển gắn nhau,...

Cùng tác giả

Quốc hội Việt Nam hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho DN Nhật Bản – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội Việt Nam tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư, giúp các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư ổn định tại Việt Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro. Chủ tịch Nukaga Fukushiro chào...

Dự kiến tên các Bộ sau khi Chính phủ sắp xếp, tinh gọn bộ máy – Báo Lạng Sơn

Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Hợp nhất Bộ Giao thông và Bộ Xây dựng, dự kiến tên là Bộ Hạ tầng và Đô thị. Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp,...

Sau đăng quang Hoa hậu nhí Minh Châu xinh đẹp tỏa sáng tại nhiều sự kiện – Báo Lạng Sơn

- Lễ hội áo dài diễn tại thành cổ Sơn Tây nơi uy nghĩ lộng lẫy về miền di sản với tốp 30 hoa hậu di sản áo dài Việt Nam, Hoa hậu nhí Phan Thị Minh Châu là ca sĩ hát chính trong chương trình và diễn cùng Hoa hậu hoàn vũ Ngọc Châu, Á hậu hoàn vũ Việt Nam Thủy Tiên. Tại thành phố Hải Phòng, trong lễ hội Việt Hàn, Minh Châu diễn Vedette cùng Nghệ...

Phương án sắp xếp, tinh gọn cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và Bộ, ngành – Báo Lạng Sơn

Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC sẽ kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ về VTV. Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng...

42 tác phẩm xuất sắc sẽ được vinh danh tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về ‘tam nông’ năm 2024 – Báo...

Sau 4 tháng phát động và nhận được gần 1.950 tác phẩm hợp lệ tham dự, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 đã lựa chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu nhất để trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích và 20 giải Chuyên đề. Vào 20 giờ ngày 10/12 tới đây, Lễ trao Giải...

Cùng chuyên mục

Quốc hội Việt Nam hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho DN Nhật Bản – Báo Lạng Sơn

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội Việt Nam tích cực hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư, giúp các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường đầu tư ổn định tại Việt Nam. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 4/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro. Chủ tịch Nukaga Fukushiro chào...

Dự kiến tên các Bộ sau khi Chính phủ sắp xếp, tinh gọn bộ máy – Báo Lạng Sơn

Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Hợp nhất Bộ Giao thông và Bộ Xây dựng, dự kiến tên là Bộ Hạ tầng và Đô thị. Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp,...

Phương án sắp xếp, tinh gọn cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và Bộ, ngành – Báo Lạng Sơn

Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC sẽ kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ về VTV. Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng...

Lạng Sơn có hai tác phẩm đạt giải toàn quốc về thông tin đối ngoại – Báo Lạng Sơn

- Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X. Tham dự lễ trao giải có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 03/12/2024 – Báo Lạng Sơn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 03/12/2024. * Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp Tổ công tác số 5 về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hằng năm tại các bộ, cơ quan và địa phương Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn bộ máy nhẹ đi để bay cao – Báo Lạng Sơn

Nhấn mạnh bây giờ là thời cơ để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, muốn phát triển phải nhẹ đi mới bay được cao. Nội dung trên được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập tại hội nghị tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1, TP Hà Nội sáng nay (3/12). Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua, Tổng...

Công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo – Báo Lạng Sơn

-  Chiều 3/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Dự hội nghị có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT; lãnh đạo Sở Nội vụ; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh. Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Nội vụ...

Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình – Báo Lạng Sơn

Chiều 2/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã thông báo ý kiến của Bộ Chính trị đồng ý giới thiệu ông Nguyễn Khắc Thận (Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh) để bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020-2025. Kết quả,...

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 3/12, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện một số ban, ngành của tỉnh. Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện công tác biên phòng, thực hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất