Powered by Techcity

Xây dựng những miền quê đáng sống, để mọi người dân đi xa đều muốn về

Thực hiện được 3 Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; rút ngắn được khoảng cách giữa đô thị và nông thôn và quan trọng nhất là xây dựng được sự phát triển hài hòa mà ở đó người dân sẽ được thụ hưởng những chính sách ưu việt của chế độ.

Xây dựng những miền quê đáng sống, để mọi người dân đi xa đều muốn về - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Chiều 30/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia. Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đã giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Đảng, Nhà nước luôn mong muốn thực hiện được 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đúng với sự chỉ đạo chung và thông qua công tác giám sát để phát hiện các điểm nghẽn.

Từ đó, sẽ đạt được hiệu quả rất lớn: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; rút ngắn được khoảng cách giữa đô thị và nông thôn và quan trọng nhất là xây dựng được sự phát triển hài hòa mà ở đó người dân sẽ được thụ hưởng những chính sách ưu việt của chế độ.

Nếu nhìn ở góc độ này thì không chỉ ở Việt Nam mà ở những quốc gia khác cũng có những chương trình và phần việc tương tự, họ gọi đó là “chương trình hạnh phúc”.

“Nếu không có các chương trình về xây dựng nông thôn mới, về giảm nghèo bền vững thì làm sao chúng ta tiếp cận và hoàn thành được mục tiêu thiên niên kỷ theo cam kết với Liên Hợp Quốc? Làm sao chúng ta có được những miền quê đáng sống và để rồi mọi người dân đi xa cũng muốn về? Làm sao chúng ta thấy được đời sống của nhân dân đang cải thiện?” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng bày tỏ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cho rằng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.

“Nếu tiếp cận ở góc độ văn hoá, chúng ta nhìn thấy tốc độ đô thị hóa nhanh ở nông thôn làm nhiều người cảm thấy hồn quê của người Việt bắt đầu bị đánh mất, hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, hình ảnh của lũy tre xanh… của làng tôi đã không còn nữa, thay vào đó là bê tông hóa.

Theo phân công quản lý, chính quyền địa phương là cơ quan quyết định vấn đề quy hoạch, xây dựng và phải chịu trách nhiệm trước các vấn đề đó. Vừa qua, rất mừng khi trong quá trình này, chúng ta kịp thời nhận ra nên đã thay thế và điều tiết và bây giờ các “đường hoa” đã xuất hiện bên cạnh đường bê tông cứng hoá, bắt đầu có những hàng trúc, hàng cau làm đẹp hơn quang cảnh nông thôn và dần dần lấy lại hình ảnh hồn quê của người Việt”, Bộ trưởng Hùng phân tích.

“Ở góc độ khác, chúng ta đang tiếp cận để xây dựng thiết chế văn hoá, có đại biểu băn khoăn nói rằng tại sao phải xây dựng thiết chế?” – Bộ trưởng nói và cho biết, theo quy định hiện hành, chúng ta phải đảm bảo thiết chế cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thôn.

Ở cấp tỉnh phải đảm bảo 3 thiết chế văn hóa là trung tâm nghệ thuật, bảo tàng và thể thao nhưng đến giờ này, qua báo cáo của các tỉnh, thành phố thì mới chỉ 80% các tỉnh có được các thiết chế cơ bản này, cấp huyện chỉ được 70%, cấp xã chỉ được 60-70%, còn cấp thôn bản chỉ đạt 30-40%.

Về thiết chế văn hóa thôn bản, Bộ trưởng cho biết đây là thiết chế văn hóa đa chức năng và ở đó có rất nhiều cách làm sáng tạo. Đó là nơi hội họp, sinh hoạt chính trị, là nơi tổ chức giao lưu văn hoá, đó cũng có thể là phòng truyền thống của thôn bản.

“Như Yên Bái đã khai thác rất tốt khi sử dụng nhà văn hóa thôn bản làm nơi tổ chức đám cưới theo nếp sống văn minh”, Bộ trưởng nêu dẫn chứng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, vấn đề là chúng ta chọn địa điểm ở đâu, làm như thế nào để đi vào hoạt động. “Tại sao Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh thu hút khách tốt nhất nhưng bảo tàng nơi khác lại không làm được điều này? Phải chăng là cách lựa chọn địa điểm, không gian trưng bày”, Bộ trưởng phát biểu. Về việc này, Bộ đã có hướng dẫn cụ thể, còn vận hành như thế nào thì phải ở địa phương và đơn vị.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có Dự án 06 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Thực hiện dự án này, thời gian qua, chúng ta đã làm được rất nhiều việc: Đã có Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam với 22 đại diện cộng đồng các dân tộc đang sinh sống, thu hút sự quan tâm của du khách từ trong và ngoài nước. Ngoài ra các địa bàn khác, với tư cách là chủ thể, cộng đồng các dân tộc cũng đang có nhiều cách làm phù hợp, sáng tạo và hiệu quả.

Đề cập về bảo tồn văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số, Bộ trưởng cho biết trước hết phải dựa trên tiêu chí là ngôn ngữ, chữ viết. Về việc này Chính phủ đã có Nghị định 82 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số, Bộ GD&ĐT, Bộ VHTT&DL thời gian qua đã rất nỗ lực để thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ đã giao.

Về trang phục, trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh các giải pháp đã thực hiện, Bộ VHTT&DL cũng đã hướng đến việc hình thành các câu lạc bộ để bảo tồn các giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thông qua loại hình này.

Bộ trưởng cũng chia sẻ thêm, ở cấp quốc gia, chúng ta cũng đang tập trung bảo tồn, duy trì các lễ hội, liên hoan dân ca, dân vũ thông qua việc tổ chức định kỳ tại nhiều địa phương. Các lễ hội, kỳ liên hoan chúng ta đã tổ chức thường xuyên, qua đó góp phần quảng bá, bảo tồn văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc.

Về vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp mà đại biểu đã đề cập, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng đại biểu đặt vấn đề đó là đúng. Nghị quyết của Đảng đã đề cập đến vấn đề này.

Theo Bộ trưởng, đạo đức xã hội là hình thái ý thức xã hội, nó tập hợp các bộ quy tắc để giúp con người định hướng đến giá trị tốt đẹp nhất đó là trung thực, lòng nhân ái, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

Chúng ta đã có cơ sở chính trị trong vấn đề này như: Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kết luận số 76/KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Chỉ thị số 06 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Chức năng quản lý nhà nước trong vấn đề này cũng đã đầy đủ khi Quốc hội cũng đã ban hành nhiều bộ luật, Chính phủ ban hành các Nghị định, chiến lược về văn hóa.

Vì vậy, để phát huy tốt hơn nữa ý thức, văn hóa con người hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng mong muốn đại biểu lan tỏa thông điệp để nhân dân sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, gắn bó giữa gia đình nhà trường và xã hội.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, khi nhiệm vụ phát triển văn hóa trở thành nhiệm vụ thường trực của mỗi người dân, nền tảng văn hóa được hình thành một cách tự nguyện trong mỗi cộng đồng, từng cấp từng ngành thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng đạo đức xuống cấp.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/xay-dung-nhung-mien-que-dang-song-de-moi-nguoi-dan-di-xa-deu-muon-ve-102231030201621563.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. 21 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV: ĐBQH tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi)

– Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) gồm...

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV: ĐBQH tỉnh đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đường bộ

– Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 24/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Đường bộ. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Quang cảnh phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đường bộ Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp Dự án luật Đường bộ được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh đóng góp ý kiến vào một số dự thảo luật và chính sách phát triển chính quyền đô thị...

– Ngày 10/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về các dự thảo Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Thủ đô (sửa đổi), Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các báo cáo của Chính phủ về:...

Góc nhìn nghị trường : Vun đắp yêu thương để ngăn chặn bạo lực học đường

Tại Kỳ họp thứ sáu (Quốc hội khóa XV), vấn đề bạo lực học đường một lần nữa được nêu lên với những con số đáng lo ngại. Phát biểu tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, thống kê mới cập nhật cho thấy, từ ngày 1-9-2021 đến đầu tháng 11-2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến hơn 2.000 học sinh, bình...

Cùng tác giả

Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông …

Ngày 03/11/2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc giai đoạn 2024 – 2025 trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại và tập trung hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước năm 2024. Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách...

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa...

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Số lượng cấp đại tá và cấp tướng chiếm tỷ lệ nhỏ Sáng 5/11, phát biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nhất trí với việc tăng hạn tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo đề xuất. Theo ông Nghĩa, việc tăng tuổi với sĩ quan tại ngũ sẽ tăng thêm thời...

Cần phát động, tổ chức “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” hằng năm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Thực hiện chủ trương “Tiết kiệm là quốc sách” của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước đã có nhiều quy định và biện pháp nhằm thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lãng phí và bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để nhắc nhở, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, trách...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin – cho’, sách...

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng...

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Sáng 5/11, Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng năm 2024. Tham dự có 65 đồng chí là bí thư, phó bí thư của các chi, đảng bộ trực thuộc. Trong thời gian 2 ngày (từ 5-6/11), các học viên sẽ được truyền đạt các chuyên đề gồm: công tác bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn xây dựng báo cáo tổng kết công tác kiểm tra,...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Triệu Quang Huy (Lạng Sơn) cho biết ông đặc biệt quan tâm đến chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, mà như đánh giá “công tác chuẩn bị dự án rất kém, chất lượng không cao, mang tính hình thức, sau khi được chấp thuận, chủ trương thì mới bắt đầu thực hiện một cách thực tế và lúc đó lại mất thời gian để điều chỉnh, dẫn đến...

Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hợp tác Mê Công – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mê Công (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất