Powered by Techcity

Xây dựng dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân – Báo Lạng Sơn điện tử

Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 đang diễn ra. Với việc bổ sung nhiều quy định mới, dự án luật thể hiện tinh thần đổi mới mạnh mẽ trong việc bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève. (Ảnh: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)

Hướng tới một xã hội lưu trữ

Tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan và chỉnh lý hoàn thiện dự thảo luật.

Chia sẻ về nội dung và những điểm mới của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ cho biết, nội dung dự thảo luật đã bám sát các chính sách lớn được Quốc hội thông qua tại đề nghị xây dựng luật, phù hợp với mục tiêu, quan điểm đề ra khi xây dựng dự án luật, kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới…

Dự thảo cũng kế thừa các quy định của Luật Lưu trữ năm 2011 còn phù hợp, bổ sung quy định mới, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của Hiến pháp, đồng thời thực hiện định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ, xây dựng một xã hội lưu trữ.

Ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ.

Theo ông Tùng, nhiệm vụ của lưu trữ không chỉ đơn thuần là bảo quản, bảo vệ bộ nhớ của dân tộc, mà hơn cả, đó là việc tạo điều kiện thuận lợi và thu hẹp khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại, cho phép các thế hệ quần chúng nhân dân của các giai đoạn lịch sử kết nối với nhau và kết nối với cội nguồn của mình.

Chính vì lẽ đó, cùng với việc ghi nhận giá trị đặc biệt của tài liệu lưu trữ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, một chương mới (so với Luật Lưu trữ 2011) “Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ” được cơ quan soạn thảo luật đề xuất và nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội.

Tại nội dung mới này, các yêu cầu về hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, đặc biệt là công bố tài liệu lưu trữ, công khai danh mục hồ sơ, tài liệu lưu trữ đã được quy định cụ thể.

Quy định khuyến khích cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân lồng ghép việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong hoạt động giáo dục, đào tạo là một trong những điểm mới, mở rộng các đối tượng hướng tới của lưu trữ.

Ngoài việc phục vụ nhu cầu về thông tin của người dân, Chương V “Lưu trữ tư” của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) còn hướng tới phục vụ các nhu cầu khác của người dân trong việc bảo quản và phát huy giá trị các tài liệu do cá nhân sở hữu, bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích của các cá nhân/cộng đồng có sở hữu tài liệu.

Theo đó, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ tư, có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tài liệu lưu trữ tư; khuyến khích tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng cung cấp thông tin về tài liệu lưu trữ tư để xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ tư, ký gửi, tặng cho, bán tài liệu lưu trữ tư cho Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng đầu tư nguồn lực, phát triển lưu trữ phục vụ cộng đồng…

Ông Tùng nêu rõ, với việc bổ sung nhiều quy định mới, dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) đã thể hiện tinh thần đổi mới mạnh mẽ trong việc bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Góp phần lấp đầy khoảng trống thông tin

Hiện nay, 4 Trung tâm Lưu trữ quốc gia đang quản lý 33.964m giá tài liệu lưu trữ nền giấy, 63.954 tấm bản đồ; 275.809 tấm tài liệu ảnh; 3.699 giờ băng tài liệu ghi âm; 615 giờ băng tài liệu ghi hình; 12.121.733 megabye tài liệu điện tử; 33.791 tấm tài liệu Mộc bản.

63 Lưu trữ lịch sử tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện đang quản lý 74.212m giá tài liệu lưu trữ nền giấy, 42.233 tấm bản đồ; 214 giờ băng tài liệu ghi âm; 2.660 giờ băng tài liệu ghi hình; 15.110 tấm tài liệu ảnh; 59.735.122 megabye tài liệu điện tử.

Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho biết, trong những năm qua, các tài liệu trên đã phục vụ đắc lực công chúng xã hội nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng thông qua việc phục vụ xây dựng nhiều chương trình phát thanh, truyền hình, bài báo, các xuất bản phẩm phục vụ cho việc truyền tải thông tin của các cơ quan báo chí, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin của nhân dân.

Để bảo đảm đầy đủ quyền tiếp cận thông tin từ tài liệu lưu trữ của người dân, một trong các hành vi bị nghiêm cấm đã được quy định trong dự thảo luật: Cản trở quyền sử dụng hợp pháp tài liệu lưu trữ của công dân. Đồng thời, dự thảo luật cũng quy định cụ thể về tiếp cận tài liệu lưu trữ.

Song song với đó, dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) cũng quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ.

Đặc biệt, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng cũng cho biết, điểm mới và tiến bộ của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) thể hiện ở việc mở rộng phạm vi thông tin được tiếp cận, thúc đẩy quá trình giải mật tài liệu được nhanh hơn, hạn chế mức thấp nhất khoảng trống thông tin do tính mật của tài liệu tạo nên, đồng thời góp phần lấp đầy khoảng trống thông tin về một số lĩnh vực quan trọng trong quản lý xã hội.

Theo đó, dự thảo luật quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và lưu trữ lịch sử trong việc giải mật tài liệu. Cụ thể, trong thời hạn 5 năm (luật hiện hành là 10 năm), cơ quan, tổ chức đã xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lưu trữ lịch sử thực hiện việc giải mật tài liệu đã nộp vào lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Đoàn cơ quan Lưu trữ quốc gia Na Uy thăm và làm việc tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, tháng 9/2023. (Ảnh: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)

“Với quy định trên sẽ thúc đẩy quá trình giải mật tài liệu được nhanh hơn. Nhiều thông tin trong các tài liệu lưu trữ đóng dấu chỉ các mức độ mật thường liên quan đến các sự kiện, vụ việc, nhân vật được rất nhiều người quan tâm. Nếu các thông tin chính thức không được đáp ứng sẽ có những thông tin không chính thức thay thế”, ông Đặng Thanh Tùng cho biết.

Trong bối cảnh hội nhập, sự bùng nổ thông tin và xu thế mở rộng dân chủ của xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải chủ động tuyên truyền về đường lối, chính sách, chủ trương của mình tạo điều kiện để công chúng tiếp cận đầy đủ hơn với tài liệu, hạn chế mức thấp nhất khoảng trống thông tin do tính mật của tài liệu tạo nên thì sự thật lịch sử sẽ trở nên khách quan, đầy đủ hơn, tránh sự xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử của các thế lực thù địch gây nên, ông Tùng nhấn mạnh.

Ngoài ra, bằng việc giảm thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử, người dân có khả năng tiếp cận tài liệu của các cơ quan công quyền sớm hơn, rút ngắn thời gian từ 10 năm kể từ năm công việc kết thúc (Luật Lưu trữ 2011) xuống còn 5 năm, tính từ năm nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành. Đây được coi là sự thay đổi lớn, góp phần hiệu quả trong việc giúp nhân dân thực hiện quyền giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước.

Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) cũng bổ sung nhiều quy định về loại hình tài liệu mới – tài liệu lưu trữ số. Đồng thời, có điều khoản quy định về việc xây dựng, quản lý và kết nối cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo mật thông tin theo cấp độ quy định của Luật An toàn thông tin mạng.

Thêm vào đó, dự thảo cũng đặt ra yêu cầu đối với chủ thể có nghĩa vụ chủ động cung cấp thông tin có sẵn, một cách thường xuyên, ngay cả khi không có yêu cầu của nhân dân, qua đó góp phần bảo đảm quyền tìm kiếm thông tin – một trong những nội hàm của quyền tiếp cận thông tin.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, dự kiến sáng 24/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), trước khi biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) trong phiên họp sáng 21/6.



Nguồn

Cùng chủ đề

Xử lý nhanh các sự cố về điện trong thời tiết mưa bão, đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng – Báo...

- Theo thông tin từ Công ty Điện lực Lạng Sơn, từ chiều 6/9 đến chiều 7/9, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến một số cây xanh gẫy đổ vào hệ thống lưới điện tại một số huyện và thành phố đã ảnh hưởng đến hoạt động vận hành, cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, tính đến sáng ngày 7/9, tổng số khách hành bị ảnh hưởng mất điện trên địa bàn tỉnh là 63.913...

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại huyện Văn Lãng – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 7/9, đồng chí Đoàn Thị Hậu, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện Văn Lãng. Cùng đi có đồng chí Đinh Hữu Học, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh.   Theo báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, để ứng phó với bão số 3, huyện đã chỉ...

Đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

- Thông tin từ lãnh đạo Sở Công Thương, mặc dù nhu cầu mua dự trữ hàng hóa của người dân từ ngày 6/9 đến nay tăng cao, nhưng trong bất kỳ tình huống nào, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ truyền thống luôn đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân. Thực hiện Công điện số 08/CĐ-UBND ngày 5/9/2024 của UBND...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình – Báo Lạng...

- Ngày 7/9, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3 tại huyện Lộc Bình. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất về chính trị,...

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo chương trình, phiên họp thảo luận, cho ý kiến...

Cùng tác giả

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Trường Đại học Trinity Dublin – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

TTXVN xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu “Tầm nhìn về kỷ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Ireland, vì hòa bình, hợp tác và phát triển" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Theo Đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, chiều 2/10, tại thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến...

Khơi thông nguồn lực đất đai, hiện thực hóa tầm nhìn phát triển đất nước – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Những năm qua, ngành Quản lý đất đai đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chính sách pháp luật đất đai, từng bước hoàn thiện các công cụ quản lý Nhà nước về đất đai. Hướng tới mục tiêu tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai cho phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sự công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý,...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri nơi cư trú –...

- Tối 2/10, tại Nhà văn hóa thôn Rọ Phải, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp xúc cử tri nơi cư trú trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.   Tham dự buổi tiếp xúc có các ĐBQH tỉnh: Lưu Bá Mạc, Ủy viên Ủy ban Khoa...

Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 2/10/2024, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh...

Hội Nhà báo tỉnh: Phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam – Báo Lạng...

-  Chiều 2/10, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Đình Hôm, Tỉnh uỷ viên, Tổng Biên tập Báo Lạng Sơn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh và đại diện một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, cùng các hội viên Hội Nhà báo...

Cùng chuyên mục

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Trường Đại học Trinity Dublin – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

TTXVN xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu “Tầm nhìn về kỷ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Ireland, vì hòa bình, hợp tác và phát triển" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Theo Đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, chiều 2/10, tại thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến...

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri nơi cư trú –...

- Tối 2/10, tại Nhà văn hóa thôn Rọ Phải, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp xúc cử tri nơi cư trú trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.   Tham dự buổi tiếp xúc có các ĐBQH tỉnh: Lưu Bá Mạc, Ủy viên Ủy ban Khoa...

Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh – Báo Lạng Sơn:...

- Ngày 2/10/2024, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh...

Hội Nhà báo tỉnh: Phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam – Báo Lạng...

-  Chiều 2/10, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và phát động thi đua chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Đình Hôm, Tỉnh uỷ viên, Tổng Biên tập Báo Lạng Sơn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh và đại diện một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, cùng các hội viên Hội Nhà báo...

Quán triệt một số văn bản mới của Trung ương và giao ban công tác tổ chức xây dựng Đảng quý III – Báo...

- Chiều 2/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Trung ương và giao ban công tác tổ chức xây dựng Đảng quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV năm 2024. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị. Hội nghị được kết nối đến các điểm cầu các tỉnh, thành phố...

Thủ tướng: Phát triển xanh là xu hướng tất yếu, cần sự tham gia của toàn xã hội – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Thủ tướng yêu cầu thời gian tới phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) vào sáng 2/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo,...

Việt Nam là một đối tác chủ chốt của Liên hợp quốc nói chung và UNDP nói riêng – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner tin tưởng quan hệ giữa Việt Nam với Liên hợp quốc nói chung, UNDP nói riêng, sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa kết thúc chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Tổng Giám đốc Chương...

Quốc tế hoan nghênh Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ thúc đẩy quyền con người – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa chính thức thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV. Đây là kết quả của một quá trình dài chuẩn bị của Chính phủ Việt Nam. Trong khuôn khổ Khoá họp thường kỳ lần thứ 57 tại Geneva (Thụy Sĩ), ngày 27/9 vừa qua, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu...

Việt Nam hành động với quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu cam kết tại COP26 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Việc thực hiện mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP26 đòi hỏi phải hành động với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, huy động mọi nguồn lực, toàn xã hội, toàn dân vào cuộc. Sáng 2/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) chủ trì Phiên họp lần thứ 5 của Ban...

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Nhân dịp Ngài Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, ngày 1/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng. Nhân dịp Ngài Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, ngày 1/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng. Cùng ngày, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện chúc mừng đến Ngài Iwaya Takeshi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất