Powered by Techcity

Xanh lại Nguyên Bình – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Người dân Nguyên Bình (Cao Bằng) không chỉ mong chờ mà còn tận tụy vun lại sắc xanh trở lại của bản làng, núi rừng sau ảnh hưởng nặng nề từ hoàn lưu bão số 3. Ký ức bao đêm trắng đối mặt bão lũ, sạt lở, mất mát đau thương như vừa mới hôm qua. Không thể đón mùa vàng mênh mang lúa chín hay mùa hoa biên viễn mộng mơ trong sương sớm, mây chiều…, nhưng tận sâu nỗi ngậm ngùi luôn là sự sẻ chia, là niềm tin và hy vọng về ngày mai nắng ấm ửng dần…

Đồng bào Dao tiền ở xóm Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) thêu trên vải in sáp ong. (Ảnh KHIẾU MINH)
Đồng bào Dao tiền ở xóm Hoài Khao (xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) thêu trên vải in sáp ong. (Ảnh KHIẾU MINH)

Vào dịp này những năm trước lên Nguyên Bình, khách du lịch sẽ được chào đón bởi khoảnh khắc giao mùa đầy xanh trong, xao xác. Mây như đoàn kỵ mã nối nhau từ những dãy núi cao tràn xuống lòng thung lũng, chập chờn biến ảo không ngừng trong nắng, trong sương. Thấp thoáng giữa ngàn mây là những nếp nhà bình yên bên rừng thông, rừng trúc bạt ngàn đang vi vu điệu heo may.

Nhớ mùa hoa quên nhịp…

Huyện Nguyên Bình cách thành phố Cao Bằng khoảng 40 km về phía tây, với dân số khoảng 45.000 người, đa dạng các dân tộc: Dao, Tày, Nùng, H’Mông, Lô Lô… và nằm trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng với nhiều cảnh quan thơ mộng, nhiều giá trị địa chất, địa mạo cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều người ví miền đất này như cây cầu kết nối mọi hình dung, sắc màu, cung bậc của miền non nước. Có lẽ thế, bởi trong ký ức, ngay cả những mùa hoa nơi đây dường như cũng chiều lòng người, nối nhau dâng hương sắc, không theo một quy luật nào cụ thể…

Địa hình đồi núi, cao nguyên trùng điệp cùng hệ sinh thái lớp lang, phong phú tạo cho Nguyên Bình sức hút tự nhiên. Vườn quốc gia Phia Oắc-Phia Đén là điểm đến không thể bỏ qua với nhiều du khách trong hành trình khám phá. Không chỉ đơn thuần là rừng thẳm, núi cao… nơi đây còn chứa đựng nhiều điều kỳ lạ, huyền bí trong vẻ bình yên như tiên cảnh. Ông Hoàng Mạnh Ngọc – Giám đốc Khu du lịch sinh thái Kolia ở xã Thành Công giới thiệu: “Nếu không có mưa lũ thì nơi này luôn đón du khách bằng những mùa hoa nối tiếp nhau. Hoa xứ này lạ lắm! Xuân thì đương nhiên là đào, mận, lê, mai. Hè có đỗ quyên cổ thụ rực rỡ thắp lửa như báo hiệu.

Thu tím ngát, mộng mơ với hoa sim, tam giác mạch. Mùa đông cả cao nguyên vàng rực dã quỳ…”. Hưởng nền khí hậu được ví như “Đà Lạt của Cao Bằng”, khoảng cách những mùa hoa được xóa nhòa, khiến mọi cung bậc sắc hương trở nên hòa quyện. Chẳng thế mà sau những đợt mở trại sáng tác văn học nghệ thuật, các văn nghệ sĩ cả nước đã ra mắt tập sách và gọi nơi đây là “miền nhớ”, gọi những mùa hoa ở đây là quên nhịp, như trái tim khấp khởi tình yêu.

Thời điểm Nguyên Bình phải gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, ông Hoàng Mạnh Ngọc cùng nhiều doanh nghiệp tại địa phương đã bỏ qua khó khăn, thiệt hại của mình để lên đường hỗ trợ nhân dân. Hầu như điểm nóng nào cũng có dấu chân của các cựu chiến binh như ông đồng hành cùng chính quyền. Giờ đây, trở lại với không gian khu du lịch sinh thái, ông bắt tay thu xếp, cải tạo lại và không quên chăm sóc từng mầm xanh, mùa hoa để đúng hẹn tới đây đón du khách.

Xen lẫn các loài hoa tự nhiên, người dân Nguyên Bình đang trồng thêm nhiều loài hoa đẹp của đất nước, của nước bạn như: Hoa anh đào, cẩm tú cầu, mãn đình hồng, tử đằng, muồng hoàng yến… Năm 2016 trong chuyến đi đến thành phố Đà Lạt, ấn tượng với sắc hoa sim tím miên man, ông Ngọc cất công lấy giống, nhân giống và trồng ở Kolia. Đến nay, những cây sim đã cao chừng ba mét, tán lá um tùm, mùa hoa tạo nên con đường tím mộng mơ, một địa điểm check-in mới và đầy ấn tượng của miền “gạo trắng, nước trong”.

Cách mà người dân nơi đây vun đắp, chăm chút và lan tỏa những mùa hoa thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, dù thẳm sâu là bao nỗi nhọc nhằn. Bằng khát vọng làm giàu đẹp cho Nguyên Bình, họ khiến đất nở hoa theo đúng nghĩa. Vợ chồng ông Hoàng Mạnh Ngọc, bà Hà Thị Hoa là nhân tố tiên phong làm du lịch sinh thái tại Nguyên Bình. Cách đây nhiều năm, họ cùng người dân dựng lều lán giữa miền sương gió, vỡ hoang gần 30 ha đất, ươm những giống chè từ Phú Thọ, giống cây từ cây trồng, dược liệu, hoa… từ khắp mọi miền đất nước…

Mãi sau này, trải qua bước khởi đầu gian khó mới có thêm máy móc thay sức người và hiện đại hóa dần các công đoạn. Giờ đây, Kolia là điểm sáng của Nguyên Bình nói riêng, Cao Bằng nói chung với hệ sinh thái xanh khép kín, đầy đủ các dịch vụ: Lưu trú, vui chơi, trải nghiệm, chăm sóc sức khỏe, ẩm thực, văn hóa cộng đồng… Vẻ đẹp bình yên, mộc mạc trong sự đầu tư chỉn chu, tâm huyết từ những mái nhà sàn, tạo hình đồi chè, hồ bơi, con đường hoa, cánh đồng hoa, vùng dược liệu… thu hút du khách trải nghiệm xuyên suốt bốn mùa.

Xác định phát triển du lịch bền vững là hướng đi phù hợp, người dân ở Nguyên Bình khá chú trọng tới bảo tồn văn hóa.

Xác định phát triển du lịch bền vững là hướng đi phù hợp, người dân ở Nguyên Bình khá chú trọng tới bảo tồn văn hóa. Xóm Hoài Khao (xã Quang Thành) chủ yếu là đồng bào Dao tiền sinh sống còn lưu giữ nguyên vẹn giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng, từ những nếp nhà cổ bằng gỗ, lợp ngói âm dương cho đến trang phục, các nghề truyền thống (tạo hình hoa văn bằng sáp ong, thêu thổ cẩm, chạm bạc…). Thu về là thời điểm Hoài Khao diễn ra tục lệ thu hoạch sáp ong. Trên những vách đá cheo leo, những đàn ong đã di cư để lại cơ man tổ ong khổng lồ với những tấm sáp có chiều ngang vài mét.

Trước khi tiến hành thu hoạch, đồng bào làm lễ cúng thần ong, thần rừng, thể hiện lòng biết ơn, niềm tin tâm linh và khát vọng sống hài hòa với thiên nhiên. Sáp ong sau thu hoạch được chưng cất tỉ mỉ, chắt lọc tinh chất làm nguyên liệu tạo hình hoa văn trên trang phục mầu chàm xanh thẫm. Thế nên, ngoài bốn mùa hoa của thiên nhiên, nhân dân nơi đây còn tự hào về mùa hoa văn trên áo thoảng hương sáp ong ngọt ngào được lưu truyền từ ngàn xưa.

Rừng trúc Bản Phường hùng vĩ, huyền ảo ở xã Thành Công cũng là điểm nhấn đầy thú vị mà nhiều nhà làm phim chọn làm bối cảnh. Cả rừng trúc sào cao vút, vươn mình thẳng tắp, những luồng ánh nắng lấp lánh xuyên qua sương khiến cảnh sắc thêm phần liêu trai. Tiếng gió, tiếng trúc, tiếng rừng… đan xen tạo thành bản nhạc lúc du dương, khi cao vút. Từ rừng trúc, du khách thường di chuyển để khám phá đồi cỏ xã Phan Thanh như cách bước từ thước phim kiếm hiệp bí ẩn sang thảo nguyên xanh trong lộng gió.

Mầu xanh ngút ngàn của cỏ hòa vào cung bậc của trời mây, non nước như không có điểm dừng. Và trên đồng cỏ cũng vang lên tiếng nhạc, quyến rũ không kém nhạc rừng. Đó là tiếng bạc rung reng sau mỗi bước chân các thiếu nữ Dao tiền gùi chè, gùi củi. Đó là tiếng mõ thiếc đặc trưng của đàn trâu sau một ngày thong dong gặm cỏ trở về…

Đổi mới từ cộng đồng

Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, bản sắc văn hóa, Nguyên Bình còn là địa chỉ đỏ gắn với nhiều di tích lịch sử cách mạng như: Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; hang Kéo Quảng (hang Lê nin) xã Minh Tâm, nơi Bác Hồ mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng; đồn Phai Khắt; đồn Nà Ngần ghi dấu chiến công của đội quân cách mạng… Đây là những lợi thế quan trọng để địa phương hướng đến phát triển du lịch bền vững, nhất là quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng.

Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình Đào Nguyên Phong chia sẻ: Vài năm trở lại đây, huyện đã phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng tổ chức thành công chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch; Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tri thức dân gian nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ, xã Vũ Minh, biểu dương, ghi nhận những đóng góp của nhân dân trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Những hoạt động này nhằm khơi dậy tinh thần hăng hái thi đua lao động sản xuất, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần quảng bá các giá trị lịch sử, cảnh quan, văn hóa con người Nguyên Bình đến với du khách; tăng cường giao lưu, thu hút các nguồn lực đầu tư vào du lịch, góp phần xây dựng huyện ngày càng phát triển. Để xây dựng hình ảnh du lịch hiệu quả, huyện cũng đã đầu tư các dự án hạ tầng cơ sở du lịch, có chính sách quản lý và quảng bá du lịch, tăng cường quản lý môi trường, cải thiện hệ thống giao thông để mở rộng cơ hội cho khách du lịch tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng, tăng cường kết nối nguồn lực trong và ngoài địa phương, yếu tố không kém phần quan trọng đó là hỗ trợ, tương tác để có sự đổi mới từ quan niệm, cách nhìn, cách làm du lịch ở cộng đồng. Đây là bài toán không hề dễ và cần sự chung tay của các cấp, các ngành và những cá nhân tiên tiến. Thí dụ, ông Hoàng Mạnh Ngọc khi phát triển khoảng 30 ha diện tích đất phục vụ cho du lịch sinh thái thì đồng thời cũng đã hỗ trợ nhân dân trong vùng mở rộng diện tích đất trồng chè, thảo dược… với diện tích nhiều hơn cùng các chương trình tài trợ cây giống, chuyển giao công nghệ miễn phí, hỗ trợ thu mua nông sản…

Hầu hết các tour du lịch hướng về Kolia, ông đều chia sẻ, kết nối để du khách đến với các thôn, bản khác trong vùng, trải nghiệm về lưu trú, ẩm thực, văn nghệ… Bằng tình cảm chân thành và khát vọng đổi mới, những cá nhân tiêu biểu như ông đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của nhân dân địa phương từ chi tiết nhỏ nhất. Riêng Khu sinh thái Kolia thu hút khoảng 30 lao động chính tại địa phương, hơn 300 lao động thời vụ, cải thiện đáng kể mức thu nhập bình quân và chất lượng sống cho người dân.

Những vết thương không dễ lành, những tổn thất không dễ bề nguôi ngoai sau bão lũ… người Nguyên Bình đang vừa gánh buồn đau, vừa bước tiếp.

Những vết thương không dễ lành, những tổn thất không dễ bề nguôi ngoai sau bão lũ… người Nguyên Bình đang vừa gánh buồn đau, vừa bước tiếp. Trong câu chuyện về ký ức Nguyên Bình, nhà thơ người dân tộc Dao Bàn Tài Đoàn từng trăn trở: “Đã trải bao đời ta cực khổ/ Chặt gốc ăn ngọn sống du cư/ Mưa hòa gió thuận còn tạm đủ/ Gặp năm hạn hán đói bơ vơ”. Miền đất đáng nhớ này cũng rưng rưng nhựa sống trong mắt khách xa: “Hạt mầm gieo tự tình yêu/ Từ người mở núi với nhiều khát khao/ Làm giàu ở giữa tầng cao/ Và làm đẹp cả trăng sao núi rừng” (Kim Chuông).

Nguyên Bình đang mùa thu hoạch lê. Mùa này, đồng bào mời khách xa loại quả đặc biệt, tổng hòa đủ vị: Ngọt, chua, đắng, chát… gợi câu chuyện đầy cảm xúc về miền đất đã chịu nhiều mất mát và cũng âm thầm, gắng sức tự thắp lên tình yêu, niềm tin cuộc sống, chăm sóc cho màu xanh bền vững, cho những giá trị văn hóa cốt lõi của đồng bào các dân tộc để từ đó có những bước chuyển mình xứng đáng với tiềm năng, vị thế.





Nguồn: https://baolangson.vn/xanh-lai-nguyen-binh-5027109.html

Cùng chủ đề

Đoàn đại biểu của tỉnh và Đoàn đại biểu tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng...

- Sáng 2/11, Đoàn đại biểu của tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và đại diện các đoàn tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 do đồng chí Trịnh Thị Thủy, Thứ...

C.P. Việt Nam hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Chiều 1/11, tại Hà Nội, Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ “Hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững ở Việt Nam”. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông...

Điện Biên quan tâm phát triển du lịch cộng đồng

Là loại hình du lịch thế mạnh với bản sắc riêng, góp phần quan trọng thu hút, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đầu tư nguồn lực, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, cho biết: Điện Biên...

Đại biểu Quốc hội: Kỹ năng thoát nạn không được dừng lại ở lý thuyết – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Đại biểu Quốc hội Vũ Hồng Luyến đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chi tiết và cụ thể hơn về kỹ năng thoát nạn, để kỹ năng này không chỉ dừng lại ở việc trang bị về lý thuyết. Sáng 1/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu...

Ban Đối ngoại TW: Đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, phát triển đất nước – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương có bài viết về đóng góp của nền đối ngoại Đảng và Ban Đối ngoại Trung ương vào thành quả công tác đối ngoại chung và sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của Ban Đối ngoại Trung ương (1/11/1949-1/11/2024), Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung có bài viết: "Đóng góp hiệu quả...

Cùng tác giả

Đoàn đại biểu của tỉnh và Đoàn đại biểu tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng...

- Sáng 2/11, Đoàn đại biểu của tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và đại diện các đoàn tham gia Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 do đồng chí Trịnh Thị Thủy, Thứ...

C.P. Việt Nam hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Chiều 1/11, tại Hà Nội, Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ “Hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững ở Việt Nam”. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông...

Điện Biên quan tâm phát triển du lịch cộng đồng

Là loại hình du lịch thế mạnh với bản sắc riêng, góp phần quan trọng thu hút, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, thời gian qua, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm đầu tư nguồn lực, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng ở các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, cho biết: Điện Biên...

Đại biểu Quốc hội: Kỹ năng thoát nạn không được dừng lại ở lý thuyết – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Đại biểu Quốc hội Vũ Hồng Luyến đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chi tiết và cụ thể hơn về kỹ năng thoát nạn, để kỹ năng này không chỉ dừng lại ở việc trang bị về lý thuyết. Sáng 1/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu...

Ban Đối ngoại TW: Đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, phát triển đất nước – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương có bài viết về đóng góp của nền đối ngoại Đảng và Ban Đối ngoại Trung ương vào thành quả công tác đối ngoại chung và sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của Ban Đối ngoại Trung ương (1/11/1949-1/11/2024), Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung có bài viết: "Đóng góp hiệu quả...

Cùng chuyên mục

Đánh giá kỹ, bảo đảm khả năng nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa trong 11 năm, từ năm 2025-2035 với 7 mục tiêu tổng quát và 9 nhóm mục tiêu cụ thể. Sáng 1/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về...

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc...

- Sáng 1/11, đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI cùng các thành viên Ban Tổ chức kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị lễ khai mạc, các hoạt động trong khuôn khổ ngày hội. Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế công...

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

- Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ phía Bắc Tổ quốc, là một địa phương tiêu biểu thuộc vùng văn hóa Đông Bắc Việt Nam. Trải qua thăng trầm lịch sử, Lạng Sơn hiện sở hữu kho tàng văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, chứa đựng nhiều nét độc đáo. Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển...

Văn hóa vùng Đông Bắc: Tỏa sáng vươn xa – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Đông Bắc là một trong 7 vùng văn hoá lớn của Việt Nam. Nơi đây có núi non kì vĩ, phong cảnh hữu tình nên thơ,  là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Chính sự đa dạng tộc người đã làm phong phú về bản sắc văn hóa, với nhiều đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể.  Vùng Đông Bắc Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Kinh,...

Tràng Định: Đặc sắc chương trình giao lưu “Sắc màu Tràng Định” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Tối 31/10, UBND huyện Tràng Định phối hợp với Nhà Hát kịch Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu “Sắc màu Tràng Định” chào mừng kỷ niệm 193 năm Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn (4/11/1983 - 4/11/2024) và 115 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (4/11/1909 - 4/11/2024). Tham dự chương trình có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; lãnh đạo Nhà Hát kịch Việt Nam, một số diễn viên của Nhà Hát...

Sơ duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần...

- Tối 31/10, tại Sân khấu chính đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn, năm 2024 tổ chức sơ duyệt chương trình nghệ thuật khai mạc.         Dự buổi sơ duyệt có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; thành viên Hội đồng nghệ thuật thẩm...

Chương trình khai mạc Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI sẽ diễn...

- Theo thông tin từ Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, chương trình khai mạc ngày hội với chủ đề “Đông Bắc – Tự hào và tỏa sáng” sẽ diễn ra vào 20 giờ ngày 2/11 tại quảng trường đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn. Chương trình sẽ được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2; tiếp sóng trên kênh VTV5 Đài Truyền...

Văn Quan: Liên hoan văn nghệ, thể thao tuyên truyền xây dựng nông thôn mới năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Trong 2 ngày (28 - 29/10), UBND huyện Văn Quan tổ chức liên hoan văn nghệ, thể thao tuyên truyền xây dựng nông thôn mới năm 2024 và kỷ niệm 60 năm ngày thành lập huyện (16/12/1964 - 16/12/2024). Tham gia có 16 đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ các xã trên địa bàn huyện. Theo đó, 16 xã thành lập 16 đoàn tham gia liên hoan. Mỗi đoàn có tối thiểu 15 nghệ nhân, diễn viên,...

Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 lan tỏa thông điệp “Vì biển xanh ngày mai” – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

“Hành động hôm nay vì biển xanh ngày mai” là thông điệp của cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 được tổ chức tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 26 đến 31/12. Bên cạnh việc tôn vinh vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ Việt Nam, cuộc thi nhằm khơi dậy tình yêu và sự đồng lòng bảo vệ môi trường biển, đảo quê hương. Toàn cảnh họp báo cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 tại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất