Powered by Techcity

Việt Nam sắp có Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới

Ngày 28/1, Lễ Khai quang Đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới sẽ diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh. Hơn 20.000 ngọn đăng được thắp sáng trên đỉnh núi để mừng lễ an vị tôn tượng.

Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên đỉnh núi Bà Đen. (Ảnh: Sun World Ba Den Mountain)
Tôn tượng Di Lặc Bồ Tát trên đỉnh núi Bà Đen. (Ảnh: Sun World Ba Den Mountain)

Lễ Khai quang Đại tượng Phật Di Lặc tại núi Bà Đen vào ngày 28/1/2024 (tức ngày 18/12 năm Quý Mão) sẽ là một sự kiện văn hóa tâm linh được tổ chức quy mô nhất từ trước tới nay tại núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.

Hơn 500 hòa thượng, tăng ni sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng hàng ngàn Phật tử, du khách thập phương sẽ tham dự sự kiện được tổ chức với nhiều nghi lễ thiêng liêng.

Dịp này, hơn 20.000 ngọn đăng do chính tay các Phật tử và du khách viết lời nguyện ước sẽ được thắp sáng trên đỉnh núi để đón mừng lễ an vị tôn tượng Di Lặc Bồ Tát bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới.

Đây sẽ là đêm hoa đăng lớn nhất và kỳ ảo nhất từng được tổ chức trên đỉnh núi thiêng Bà Đen.

Đến với Lễ Khai quang Đại tượng Phật Di Lặc, Phật tử và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí trang nghiêm của lễ an vị tôn tượng mà còn được trải nghiệm nhiều hoạt động tâm linh ý nghĩa như bốc thẻ may mắn, buộc dây đỏ cầu may cho một Năm mới nhiều tài lộc và bình an.

dang-dang-121.jpg
Hơn 20.000 ngọn đèn đăng sẽ được thắp sáng trong Lễ Khai quang Tượng Phật Di Lặc. (Ảnh: Nguyễn Minh Tú/Vietnam+)

Tọa lạc tại độ cao hơn 900m trên đỉnh núi Bà Đen, Đại tượng Phật Di Lặc khổng lồ có chiều cao 36 mét, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn.

Tôn tượng được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang.

So với những bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên thế giới được kiến tạo từ đá, cả về chiều cao và trọng lượng, Đại tượng Phật Di Lặc tại Núi Bà Đen là bức tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới.

Đại tượng Phật Di Lặc được tạo tác ở tư thế ngồi trên thác nước chảy tràn với với khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, hình tướng mập mạp, cổ đeo tràng hạt, mắt hướng về phía Đông, nơi Mặt trời mọc như hướng về tương lai, là một biểu tượng của niềm vui và hạnh phúc trên đỉnh núi Bà Đen linh thiêng.

Trong văn hóa Phật giáo, Di Lặc được xem là vị Phật của tương lai. Theo truyền thuyết, niềm vui lớn nhất của vị Bồ Tát này là biến những buồn phiền, giận dữ, áp lực của con người thành niềm vui, niềm hạnh phúc.

Vì vậy, Phật Di Lặc còn được gọi là Phật cười. Người ta tin rằng nụ cười nội tâm của Phật Di Lặc mạnh tới mức luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và hoan hỉ.

dinh-nui-ba-den-4213.jpg
Toàn cảnh đỉnh núi Bà Đen. (Ảnh: Nguyễn Minh Tú/Vietnam+)

Phật Di Lặc tới đâu, ở đó có hạnh phúc, có niềm vui, sự an lạc và may mắn. Bởi vậy, Lễ Khai quang Đại tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen trở thành một sự kiện văn hóa tâm linh vô cùng ý nghĩa trên ngọn núi thiêng của vùng đất Nam Bộ.

Với các Phật tử, hành trình hành hương đến với núi Bà Đen để chiêm bái Di Lặc Bồ Tát sẽ là hành trình tìm đến miền đất của sự hoan hỉ, cởi bỏ mọi muộn phiền, âu lo để kiếm tìm niềm hạnh phúc viên mãn.

Lễ Khai quang còn là dịp để Phật tử và du khách được chiêm ngưỡng Cầu Ước – cây cầu tâm linh đặc biệt – nơi để du khách chiêm bái tượng Phật Di Lặc, ngắm bao quát toàn cảnh vùng đồng bằng và Hồ Dầu Tiếng mênh mông từ trên cao.

Phía sau lưng và bao quanh tượng Di Lặc Bồ Tát là thác nước nhân tạo khổng lồ với chiều cao 35m, tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ trên đỉnh núi Bà Đen.

Đứng dưới thác nước, đi trên Cầu Ước, chiêm bái tượng Di Lặc Bồ Tát, vị Phật tượng trưng cho “hỷ, xả” đang nở nụ cười hoan hỉ, sẽ là hành trình kiếm tìm hỷ lạc và chạm tới hạnh phúc đích thực của du khách.

he-thong-chua-6779.jpg
Hệ thống Chùa Bà trên ngọn núi thiêng Bà Đen. (Ảnh: Sun World Ba Den Mountain)

Núi Bà Đen được biết đến là điểm đến hành hương hàng đầu Nam Bộ, nổi tiếng với hệ thống Chùa Bà linh thiêng thờ Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát, với ngôi chùa Linh Sơn Tiên Thạch có tuổi đời 300 năm nằm ở lưng chừng núi.

Trên đỉnh núi, cùng với tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn uy nghi, Đại tượng Di Lặc Bồ Tát sẽ làm nên một hành trình kết nối và thức tỉnh “từ, bi, hỷ, xả” – bốn đức tính tiềm tàng bên trong mỗi con người khi đến với ngọn núi thiêng của Nam Bộ./.

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-sap-co-dai-tuong-phat-di-lac-bang-da-sa-thach-lon-hang-dau-the-gioi-post919932.vnp

Nguồn

Cùng chủ đề

Gặp mặt thủ nhang, đồng đền, bộ phận thường trực tại các di tích Xuân Giáp Thìn năm 2024

Tiết mục diễn xướng hầu đồng đặc sắc tại chương trình gặp mặt – Sáng 23/2, tại Nhà Văn hóa khối 6, phường Tam Thanh, UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức gặp mặt thủ nhang, đồng đền, bộ phận thường trực tại các di tích trên địa bàn thành phố nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024. Đây là năm thứ 3 UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức chương trình gặp mặt đầu xuân này. Tham dự...

Bảo tồn, phát huy giá trị các hiện vật, di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh

– Mặc dù thời gian đã lùi xa nhưng nhiều hiện vật, di tích của cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh vẫn còn được lưu giữ. Những di tích, hiện vật này giúp các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay hiểu hơn về lịch sử địa phương, bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, xây dựng quê hương phát triển. Thuyết minh viên Nhà Trưng bày chiến thắng Chi Lăng giới thiệu đến...

Di tích Nhà số 8 phố Chính Cai: Nơi lưu giữ những tư liệu, hình ảnh quý về đồng chí Hoàng Văn Thụ

– Di tích Nhà số 8 phố Chính Cai, phố Kỳ Lừa, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn là nơi đồng chí Hoàng Văn Thụ trọ học và hoạt động cách mạng từ năm 1923 – 1927. Di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin, nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hoá vào năm 1994. Những năm qua, nơi đây đã trở thành...

Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội: kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi. Rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương Bộ Văn hóa, Thể thao và...

Đặc sắc chợ truyền thống bên di tích đình Vân

Chợ bán chủ yếu các loại nông sản địa phương và những sản phẩm làng nghề do người nông dân tự làm ra. Chợ khá đông đúc, nhộn nhịp, việc mua bán diễn ra trật tự, văn minh. Chợ Vân. Cách trung tâm thành phố Bắc Giang chưa đến 30km, chợ Vân thuộc thôn Hoàng Liên, xã Hoàng An, địa phương giáp sông Cầu, vốn là chợ làng từ xưa mà nay rộng hơn và buôn bán đông đúc, nhộn nhịp. Do vậy,...

Cùng tác giả

Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông …

Ngày 03/11/2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc giai đoạn 2024 – 2025 trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại và tập trung hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước năm 2024. Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách...

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Cùng chuyên mục

Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông …

Ngày 03/11/2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc giai đoạn 2024 – 2025 trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du...

Hộ chiếu Việt Nam thay đổi thứ hạng

Theo bảng xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Passport Index) công bố mới đây, hộ chiếu Việt Nam đứng thứ 90, tụt 3 bậc so với lần công bố trước đó. Xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu Henley được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Danh sách đánh giá này do Công ty Tư vấn cư trú và quốc tịch toàn cầu Henley & Partners, có trụ sở...

Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024: Dự kiến diễn ra từ ngày 6 đến 12-11-2024

Chiều 24-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp với lãnh đạo UBND huyện Chư Păh và các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan về kế hoạch tổ chức Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024. Theo đó, Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 là sự kiện có quy mô cấp tỉnh, dự kiến diễn ra từ ngày 6 đến 12-11-2024...

Từ 1/12, du khách xuất cảnh Thái Lan mà không cần hộ chiếu

Thay vì phải dùng hộ chiếu, từ đầu tháng 12 tới đây, khách quốc tế sẽ sử dụng hệ thống sinh trắc học để xuất cảnh tại 6 sân bay của Thái Lan. Quy định dùng hệ thống sinh trắc học nhận dạng khuôn mặt này được Thái Lan áp dụng với khách quốc tế khi xuất cảnh từ 1/12 và với người dân từ 1/11. Hành khách rời Thái Lan sẽ không cần xuất trình hộ chiếu tại 6 sân...

Bế mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

- Chiều 4/11, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 tổ chức lễ bế mạc ngày hội.       Dự lễ bế mạc có các đồng chí: Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng...

Khắc phục tính mùa vụ của du lịch Bắc Trung Bộ

Tính mùa vụ lâu nay vẫn là thách thức trong hoạt động của du lịch Việt Nam, nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nơi phụ thuộc nhiều vào phát triển du lịch biển. Để nâng cao sức cạnh tranh du lịch vùng, thu hút khách đến khu vực này quanh năm, việc khắc phục tính mùa vụ du lịch là đòi hỏi cấp thiết. Bên cạnh những bãi biển đẹp, các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ...

Hội thảo khoa học “Du lịch văn hoá vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”

- Chiều 3/11, Ban tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - Khơi nguồn và phát triển”.  Dự hội thảo có đồng chí Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức...

Độc đáo cuộc thi Trưng bày, chế biến và giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống

  - Ngày 3/11, tại đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 tổ chức cuộc thi trưng bày, chế biến và giới thiệu văn hóa ẩm thực truyền thống.        Theo đó, tại không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, ẩm thực truyền thống của 8 tỉnh vùng Đông Bắc tham gia...

Thi trình diễn kỹ năng hướng dẫn viên du lịch

- Sáng 3/11, tại đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 tổ chức thi trình diễn kỹ năng hướng dẫn viên du lịch, với chủ đề "Người trao truyền văn hóa - Điểm đến và kết nối".  Theo đó, tại không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, ẩm thực truyền thống...

Nâng mức độ hài lòng của khách du lịch từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Trong hoạt động du lịch, sự hài lòng của khách không chỉ là thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ, mà còn là cơ sở để xây dựng hình ảnh, thương hiệu điểm đến. Vì thế, nâng cao sự hài lòng của du khách là mục tiêu, cũng là giải pháp để phát triển du lịch Việt Nam bền vững. Theo khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất