Powered by Techcity

Việt Nam – Nhật Bản: Chân thành – Tình cảm – Tin cậy

Với nền tảng là sự thấu hiểu và đồng cảm, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên mọi lĩnh vực với sự tin cậy chính trị cao. Năm 2023 chính là cột mốc quan trọng cho kỷ nguyên hợp tác mới sau năm thập kỷ đồng hành với những thành tựu rực rỡ của hai quốc gia.

Mối lương duyên đặc biệt

Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, khởi đầu cho kỷ nguyên hợp tác phát triển song phương. Trong 50 năm đồng hành, khuôn khổ quan hệ song phương liên tục được nâng cấp từ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” (2002) lên “Hướng tới quan hệ Đối tác Chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (2006), “Quan hệ Đối tác Chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (2009), và “Đối tác Chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á” (2014).

Như Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từng khẳng định, Nhật Bản là bạn, là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu của Việt Nam và có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Nhắc đến vị trí Việt Nam đối với Nhật Bản, ta không thể không nhắc đến cố Thủ tướng Shinzo Abe và cựu Thủ tướng Suga Yoshihide, hai nhà lãnh đạo đều chọn Việt Nam là nước đầu tiên để tới thăm sau khi nhậm chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được chính quyền mới của Nhật Bản mời thăm chính thức vào tháng 11/2021. Thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản Kishida Fumio cũng từng chia sẻ đã nhiều lần thăm Việt Nam – một “đất nước đặc biệt”, là “mối lương duyên” đối với cá nhân ông.

Trong chuyến công du đến Việt Nam của Thủ tướng Kishida tháng 5/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mời nghệ nhân thư pháp viết tặng Thủ tướng Kishida 3 chữ “Chân thành, Tình cảm, Tin cậy” bằng tiếng Việt và tiếng Nhật, như biểu trưng cho phương châm mới trong quan hệ song phương. Các chuyến thăm Nhật Bản của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và nhiều chuyến thăm Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cũng như các Thủ tướng Nhật Bản là minh chứng cho sự tin cậy và coi trọng quan hệ song phương đặc biệt từ cả hai nước.

Biểu trưng cho hợp tác dài lâu

“Mối quan hệ tin cậy đặc biệt được vun đắp từ cấp lãnh đạo hai nước đến giao lưu trong cuộc sống hằng ngày đang được mở rộng ở mọi thế hệ. Dựa trên nhận thức chung này, lĩnh vực hợp tác trong quan hệ giữa Nhật Bản – ASEAN bao gồm quan hệ Nhật Bản – Việt Nam tràn đầy “những cơ hội vàng” đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực” – Đây là nhận định được Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đưa ra ngay khi đến Việt Nam nhậm chức.

Trên thực tế, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đồng thời là quốc gia viện trợ phát triển chính thức (ODA) hàng đầu của Việt Nam với hơn 27 tỷ USD vốn vay, góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đồng thời hỗ trợ chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam.

Theo các thống kê mới đây, Nhật Bản hiện có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ USD, đứng thứ ba trong số 143 các quốc gia và vùng lãnh thổ đang thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản cũng là đối tác đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam như: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Những FTA này đã và đang tạo ra các khuôn khổ hợp tác vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, kinh doanh giữa hai nước theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đồng thời cho biết, Việt Nam là điểm đến đầu tư ưa thích của doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và doanh nghiệp quốc tế nói chung. Trên cơ sở đó, Việt Nam và Nhật Bản là các đối tác bình đẳng cùng hướng tới tương lai, cùng vươn tầm thế giới, sự phát triển của Nhật Bản gắn kết với sự phát triển của Việt Nam.

Nền tảng thấu hiểu và đồng cảm

Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản không đơn thuần chỉ là hợp tác kinh tế, thương mại mà theo Giáo sư Furuta Motoo – Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật Bản – Nhật Bản, quan hệ hiện nay giữa Nhật Bản và Việt Nam còn là sự tin tưởng lẫn nhau, từ các nhà lãnh đạo của đất nước đến người dân. Cùng chung quan điểm này, Đại sứ Yamada Takio nhấn mạnh nền tảng cho sự phát triển của quan hệ Nhật Bản – Việt Nam là sự thấu hiểu và đồng cảm giữa con người với con người.

Hai quốc gia đã cùng nhau trải qua nhiều thử thách, khó khăn và luôn đứng vững bên nhau trong những thời điểm quan trọng. Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu và lâu dài, ủng hộ Nhật Bản phát huy vai trò ở khu vực và trên các diễn đàn quốc tế. Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong triển khai chiến lược hợp tác về đối ngoại, kinh tế, thương mại của Nhật Bản tại khu vực.

Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đang phát triển nhanh chóng, đạt gần 500.000 người, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhật Bản và là cầu nối quan trọng cho quan hệ hai nước.

Tại Nhật Bản, Việt Nam đứng thứ nhất về số lượng thực tập sinh nước ngoài với hơn 200.000 người, đồng thời cung cấp nguồn lao động kỹ thuật có tay nghề cao, góp phần giải quyết bài toán chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh Nhật Bản thiếu hụt số lượng lớn lao động trong lĩnh vực này. Trong năm 2022, Nhật Bản là thị trường lao động hàng đầu, tiếp nhận nhiều nhân lực Việt Nam nhất với hơn 67.000 người.

Bước sang năm 2023, năm đánh dấu nửa thế kỷ hợp tác cùng phát triển, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản càng cho thấy những tiềm năng vô hạn phát triển vượt bậc hơn nữa. Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu nhận định, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng trên cơ sở chân thành, tình cảm, tin cậy, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, trên thế giới và vì lợi ích của nhân dân mỗi nước.

Cột mốc 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là dịp để nhìn lại quan hệ Nhật Bản – Việt Nam từ trước đến nay, và kiến tạo nền tảng cho mối quan hệ ấy phát triển vượt bậc hơn nữa hướng tới tương lai, vươn tầm khu vực và thế giới với tư cách là những đối tác có vị thế ngang bằng, cùng mang lại lợi ích cho nhau.

Nguồn:https://cand.com.vn/thoi-su/viet-nam-nhat-ban-chan-thanh-tinh-cam-tin-cay-i707759/

Nguồn

Cùng chủ đề

Tỉnh nào nhỏ nhất Việt Nam?

1. Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam? Hà Nam 0% ...

Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới

Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn được hình thành cách ngày nay khoảng 40 triệu năm – Ảnh: NAM THÀNH Chiều 8-9, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn thông tin, vào hồi 15h30 cùng ngày, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Trước đó, vào năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã...

Quốc tế dự báo siêu bão Yagi khi đổ bộ vào Việt Nam cường độ sẽ mạnh thế nào?

Dự báo vị trí và hướng di chuyển siêu bão Yagi (bão số 3) lúc 22h tối 5-9 – Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 22h tối 5-9, tâm siêu bão Yagi (bão số 3) đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 315km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184 – 201km/h), giật trên cấp 17. Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài...

Top 69 món ngon nhất thế giới có đậu gọi tên 4 món Việt Nam, cả tiết canh!

Món chè lam bắt nguồn từ một tín ngưỡng thiêng liêng của người Việt – Ảnh: Taste Atlas Chè lam Theo một số tín ngưỡng xa xưa, món ăn này xuất phát từ lòng thành kính của người dân dành cho Đức Phật. Tuy nhiên, vẫn còn một số thông tin khác cho rằng đây là món ăn được chế biến để tiện cho người lính mang theo khi ra chiến trận, hay là thứ quà để người dân dâng lên cho...

Khai trương gian hàng trưng bày sản phẩm Thái Lan

Lào Cai: Triển khai nhiều chương trình, đề án giúp thanh niên khởi nghiệp Lào Cai chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Phát biểu chào mừng sự kiện, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh cho biết, trong thời gian qua, mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các địa phương, doanh nghiệp của Việt Nam và Thái Lan đã...

Cùng tác giả

Bàn giải pháp nâng tầm cho cây chè Việt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng 5-11, tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học-Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao”. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó cục...

Họp xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024) –...

- Chiều 5/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh (cơ quan Thường trực Ban Tổ chức hội chợ) chủ trì tổ chức họp với Tiểu ban Nội dung và Tiểu ban Lễ tân - Hậu cần (hai trong bốn tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Hội chợ) xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024).   Đến nay,...

Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông …

Ngày 03/11/2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc giai đoạn 2024 – 2025 trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại và tập trung hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước năm 2024. Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách...

Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm (ngày 5/11) về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" Sau đây là...

Quy hoạch cán bộ: Bài bản, chặt chẽ, gắn với các khâu trong công tác cán bộ – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Trong công tác cán bộ, việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, có triển vọng phát triển để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm. Quy hoạch cán bộ tốt sẽ bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Thực hiện các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu chính sách hỗ trợ bà con nông dân bị thiệt hại bởi bão lũ – Báo Lạng Sơn:...

Câu chuyện của bão Yagi để lại bài học là phải cấu trúc lại toàn bộ hệ thống ngành hàng nông nghiệp nhằm thích ứng bền vững. Các chính sách hỗ trợ được thiết kế với tinh thần dù không thể đền bù hết được tất cả những mất mát của bà con nhưng cũng không để khoảng cách quá xa với thiệt thòi, thiệt hại của bà con. Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên...

Đại tướng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Số lượng cấp đại tá và cấp tướng chiếm tỷ lệ nhỏ Sáng 5/11, phát biểu thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nhất trí với việc tăng hạn tuổi nghỉ hưu của sĩ quan như dự thảo đề xuất. Theo ông Nghĩa, việc tăng tuổi với sĩ quan tại ngũ sẽ tăng thêm thời...

Cần phát động, tổ chức “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” hằng năm – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

Thực hiện chủ trương “Tiết kiệm là quốc sách” của Đảng và Nhà nước ta, những năm qua, các cấp, các ngành và các địa phương trong cả nước đã có nhiều quy định và biện pháp nhằm thực hành tiết kiệm, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lãng phí và bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để nhắc nhở, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức, trách...

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế ‘xin – cho’, sách...

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng...

Khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

- Sáng 5/11, Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng năm 2024. Tham dự có 65 đồng chí là bí thư, phó bí thư của các chi, đảng bộ trực thuộc. Trong thời gian 2 ngày (từ 5-6/11), các học viên sẽ được truyền đạt các chuyên đề gồm: công tác bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn xây dựng báo cáo tổng kết công tác kiểm tra,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất