Powered by Techcity

Việt Nam, Hàn Quốc cần cơ cấu lại chiến lược tăng trưởng dựa trên lĩnh vực mới – Báo Lạng Sơn điện tử


Theo chuyên gia Hàn Quốc, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, ngoài hợp tác kinh tế, hai nước sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác và văn hóa là một trong số đó.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và đầu tư giữa Tập đoàn CNCtech - Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và đầu tư giữa Tập đoàn CNCtech – Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là năm thứ 3 liên tiếp diễn ra các chuyến thăm lẫn nhau của các lãnh đạo cấp cao, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.

Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Hàn Quốc đã phỏng vấn Tiến sỹ Kwak Sung-il, Giám đốc Vụ Chiến lược an ninh-kinh tế thuộc Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, về triển vọng hợp tác song phương trong giai đoạn mới.

Nhận định về hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, Tiến sỹ Kwak Sung-il cho rằng cả Hàn Quốc và Việt Nam đều phải đối mặt với những thay đổi trong môi trường kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, hai nước đều có cơ chế kinh tế dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường bên ngoài khi theo đuổi tăng trưởng kinh tế định hướng xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, nhiều mô hình kinh tế trước đây từng là động lực phát triển nay không còn phát huy tác dụng.

Theo Tiến sỹ Kwak Sung-il, các chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra nhanh theo xu hướng toàn cầu hóa, giảm thiểu carbon, chuyển đổi kỹ thuật số và suy giảm dân số. Vì vậy, cần tổ chức lại chiến lược tăng trưởng của mình sang những lĩnh vực, ngành nghề mới. Tiến sỹ cho rằng những lĩnh vực công nghiệp tương lai có thể hợp tác bao gồm lĩnh vực bán dẫn hay năng lượng sạch.

Để thu hút các ngành sử dụng công nghệ tiên tiến cao vào Việt Nam, Tiến sỹ Kwak Sung-il gợi ý Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chính sách và có các chiến lược về bảo hộ công nghệ vững chắc. Đặc biệt, việc bảo hộ công nghệ ngày càng trở nên quan trọng nhìn từ góc độ an ninh kinh tế. Tất cả các nước đều thực hiện các chính sách để bảo vệ công nghệ và vì thế, các hệ thống liên quan cũng cần thay đổi theo. Đối với các doanh nghiệp, nếu không có cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghệ thì họ sẽ không dễ để đầu tư vào hoặc thực hiện các cam kết về chuyển giao công nghệ.

Nhân tố thứ hai, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định. Trong lĩnh vực công nghệ mới, nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực tài năng, sáng tạo thay vì những lao động chỉ sử dụng sản xuất thông thường. Cần phải nỗ lực để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và vì thế lĩnh vực giáo dục đại học rất quan trọng.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết thương mại song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với các mặt hàng cũng đang dần chuyển đổi sang có giá trị gia tăng cao. Xu hướng đầu tư cũng đi theo xu thế này vì vậy, ông tin tưởng rằng hai nước có thể đạt được mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 150 tỷ USD vào năm 2030. Đặc biệt, trong thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thực tế tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao đã tăng đáng kể từ năm 2017.

Hàn Quốc đã nhập các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàng hóa trung gian từ Việt Nam, thay vì các mặt hàng có giá trị thấp như thực phẩm, đồ may mặc như trước đây. Với cơ cấu ngành hàng thay đổi như trên, có thể lạc quan hơn về việc mục tiêu đạt được mốc 150 tỷ USD.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết thêm rằng Hàn Quốc đánh giá cao tiềm năng hợp tác chuyển đổi xanh và kỹ thuật số giữa hai nước. Thương mại song phương đã được thúc đẩy nhờ cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau.

Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Tuy nhiên, đến nay khi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và kinh tế xanh diễn ra nhanh chóng, sự xuất hiện của các ngành công nghiệp mới sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp hiện tại, thay vì dựa vào các cơ cấu kinh tế bổ sung, hai bên phải hình thành một cấp độ hợp tác mới trong những lĩnh vực mà mình có tiềm năng. Ví dụ, Hàn Quốc tập trung cao cho quá trình sản xuất chất bán dẫn. Trong giai đoạn xử lý hậu kỳ, Hàn Quốc đang thực hiện một số công việc, nhưng do chi phí nhân công cao nên Hàn Quốc sẽ cần các đối tác thực hiện công đoạn này.

Tiến sỹ Kwak Sung-il nhấn mạnh không phải chỉ Hàn Quốc, mà Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng quan tâm đến Việt Nam trong lĩnh vực này do Việt Nam có môi trường kinh doanh phù hợp và chi phí lao động tương đối thấp. Tuy nhiên, vấn đề là cần phải có đủ nguồn nhân lực để phát triển các lĩnh vực công nghiệp này.

Tiến sỹ Kwak Sung-il gợi ý Việt Nam cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực có thể đáp ứng yêu cầu. Trong lĩnh đào tạo nhân lực, Hàn Quốc rõ ràng có thế mạnh vì thế hai nước cần có những thảo luận sâu hơn về những vấn đề này và thúc đẩy hợp tác.

Theo Tiến sỹ Kwak Sung-il, cho đến nay, hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam luôn lấy kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, có nghĩa là giờ đây hai nước sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác, ngoài hợp tác kinh tế. Hợp tác văn hóa là một trong số đó.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho rằng Hàn Quốc đã thành công trong việc phát triển lĩnh vực văn hóa và công nghiệp nội dung thành một lĩnh vực tiêu biểu. Theo ông, lý do Hàn Quốc có thể phát triển thành công ngành công nghiệp văn hóa là nhờ đã tận dụng tốt những câu chuyện lịch sử, trạng thái tâm lý và những trải nghiệm phong phú gắn với lịch sử phát triển của đất nước.

Ông cho rằng Việt Nam cũng có lịch sử lâu đời như Hàn Quốc và có nền văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống và đa dạng. Nhưng điều còn thiếu là Việt Nam chưa có được kinh nghiệm để quốc tế hóa những trải nghiệm này. Vì vậy, Tiến sỹ Kwak Sung-il khẳng định hai nước có thể hợp tác và đây là lĩnh vực tiềm năng. Hàn Quốc có nhiều công ty quốc tế trong lĩnh vực văn hóa.

Tiến sỹ Kwak Sung-il bày tỏ tin rằng rằng kinh nghiệm và năng lực sáng tạo nội dung của Hàn Quốc nếu kết hợp với những nguồn tài nguyên về nhân lực, văn hóa của Việt Nam thì sẽ phát triển được một lĩnh vực văn hóa đặc sắc, mới mẻ.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết trong việc nuôi dưỡng và thu hút nhân tài, Hàn Quốc đã nỗ lực rất nhiều. Vào những năm 1970, để đưa những tài năng đã tốt nghiệp ở Mỹ trở về Hàn Quốc, chính phủ nước này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi bao gồm cả cung cấp nhà ở, xe cộ.

Tiến sỹ Kwak Sung-il đánh giá Việt Nam cũng là quốc gia dồn nhiều nguồn lực cho giáo dục trẻ em vì vậy, có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực.

Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc. (Ảnh Anh Nguyên/Vietnam+)

Điều Việt Nam cần làm là khuyến khích các sinh viên ra nước ngoài học tập trở về nước làm việc. Cùng với đó, cũng cần đưa ra các mô hình đào tạo phù hợp để có thể đào tạo trong nước mà vẫn đạt được tiêu chuẩn quốc tế với chi phí tiết kiệm hơn.

Thế giới đang đối mặt với tình trạng già hóa và suy giảm dân số. Vì vậy, cạnh tranh để thu hút nhân tài sẽ trở nên căng thẳng trên phạm vi toàn cầu. Bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là các nước phát triển sẽ ngày càng đưa ra nhiều hơn các chính sách để thu hút và giữ chân các nhân lực chất lượng.

Tiến sỹ Kwak Sung-il nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng tạo dựng môi trường cạnh tranh để có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước trước khi cuộc cạnh tranh về nhân lực chính thức bắt đầu./.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và đầu tư giữa Tập đoàn CNCtech – Việt Nam với các nhà đầu tư Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

ZaloFacebookTwitterBản inCopy link

Chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là năm thứ 3 liên tiếp diễn ra các chuyến thăm lẫn nhau của các lãnh đạo cấp cao, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.

Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Hàn Quốc đã phỏng vấn Tiến sỹ Kwak Sung-il, Giám đốc Vụ Chiến lược an ninh-kinh tế thuộc Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, về triển vọng hợp tác song phương trong giai đoạn mới.

Nhận định về hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, Tiến sỹ Kwak Sung-il cho rằng cả Hàn Quốc và Việt Nam đều phải đối mặt với những thay đổi trong môi trường kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, hai nước đều có cơ chế kinh tế dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường bên ngoài khi theo đuổi tăng trưởng kinh tế định hướng xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, nhiều mô hình kinh tế trước đây từng là động lực phát triển nay không còn phát huy tác dụng.

ADVERTISEMENT

cheo Tiến sỹ Kwak Sung-il, các chuyển đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra nhanh theo xu hướng toàn cầu hóa, giảm thiểu carbon, chuyển đổi kỹ thuật số và suy giảm dân số. Vì vậy, cần tổ chức lại chiến lược tăng trưởng của mình sang những lĩnh vực, ngành nghề mới. Tiến sỹ cho rằng những lĩnh vực công nghiệp tương lai có thể hợp tác bao gồm lĩnh vực bán dẫn hay năng lượng sạch.

Để thu hút các ngành sử dụng công nghệ tiên tiến cao vào Việt Nam, Tiến sỹ Kwak Sung-il gợi ý Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng chính sách và có các chiến lược về bảo hộ công nghệ vững chắc. Đặc biệt, việc bảo hộ công nghệ ngày càng trở nên quan trọng nhìn từ góc độ an ninh kinh tế. Tất cả các nước đều thực hiện các chính sách để bảo vệ công nghệ và vì thế, các hệ thống liên quan cũng cần thay đổi theo. Đối với các doanh nghiệp, nếu không có cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghệ thì họ sẽ không dễ để đầu tư vào hoặc thực hiện các cam kết về chuyển giao công nghệ.

Nhân tố thứ hai, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định. Trong lĩnh vực công nghệ mới, nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực tài năng, sáng tạo thay vì những lao động chỉ sử dụng sản xuất thông thường. Cần phải nỗ lực để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao và vì thế lĩnh vực giáo dục đại học rất quan trọng.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết thương mại song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với các mặt hàng cũng đang dần chuyển đổi sang có giá trị gia tăng cao. Xu hướng đầu tư cũng đi theo xu thế này vì vậy, ông tin tưởng rằng hai nước có thể đạt được mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 150 tỷ USD vào năm 2030. Đặc biệt, trong thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thực tế tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng cao đã tăng đáng kể từ năm 2017.

Hàn Quốc đã nhập các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàng hóa trung gian từ Việt Nam, thay vì các mặt hàng có giá trị thấp như thực phẩm, đồ may mặc như trước đây. Với cơ cấu ngành hàng thay đổi như trên, có thể lạc quan hơn về việc mục tiêu đạt được mốc 150 tỷ USD.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết thêm rằng Hàn Quốc đánh giá cao tiềm năng hợp tác chuyển đổi xanh và kỹ thuật số giữa hai nước. Thương mại song phương đã được thúc đẩy nhờ cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau.

Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)

Tuy nhiên, đến nay khi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và kinh tế xanh diễn ra nhanh chóng, sự xuất hiện của các ngành công nghiệp mới sẽ làm thay đổi cơ cấu công nghiệp hiện tại, thay vì dựa vào các cơ cấu kinh tế bổ sung, hai bên phải hình thành một cấp độ hợp tác mới trong những lĩnh vực mà mình có tiềm năng. Ví dụ, Hàn Quốc tập trung cao cho quá trình sản xuất chất bán dẫn. Trong giai đoạn xử lý hậu kỳ, Hàn Quốc đang thực hiện một số công việc, nhưng do chi phí nhân công cao nên Hàn Quốc sẽ cần các đối tác thực hiện công đoạn này.

Tiến sỹ Kwak Sung-il nhấn mạnh không phải chỉ Hàn Quốc, mà Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng quan tâm đến Việt Nam trong lĩnh vực này do Việt Nam có môi trường kinh doanh phù hợp và chi phí lao động tương đối thấp. Tuy nhiên, vấn đề là cần phải có đủ nguồn nhân lực để phát triển các lĩnh vực công nghiệp này.

Tiến sỹ Kwak Sung-il gợi ý Việt Nam cần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực có thể đáp ứng yêu cầu. Trong lĩnh đào tạo nhân lực, Hàn Quốc rõ ràng có thế mạnh vì thế hai nước cần có những thảo luận sâu hơn về những vấn đề này và thúc đẩy hợp tác.

Theo Tiến sỹ Kwak Sung-il, cho đến nay, hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam luôn lấy kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, với việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, có nghĩa là giờ đây hai nước sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác, ngoài hợp tác kinh tế. Hợp tác văn hóa là một trong số đó.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho rằng Hàn Quốc đã thành công trong việc phát triển lĩnh vực văn hóa và công nghiệp nội dung thành một lĩnh vực tiêu biểu. Theo ông, lý do Hàn Quốc có thể phát triển thành công ngành công nghiệp văn hóa là nhờ đã tận dụng tốt những câu chuyện lịch sử, trạng thái tâm lý và những trải nghiệm phong phú gắn với lịch sử phát triển của đất nước.

Ông cho rằng Việt Nam cũng có lịch sử lâu đời như Hàn Quốc và có nền văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống và đa dạng. Nhưng điều còn thiếu là Việt Nam chưa có được kinh nghiệm để quốc tế hóa những trải nghiệm này. Vì vậy, Tiến sỹ Kwak Sung-il khẳng định hai nước có thể hợp tác và đây là lĩnh vực tiềm năng. Hàn Quốc có nhiều công ty quốc tế trong lĩnh vực văn hóa.

Tiến sỹ Kwak Sung-il bày tỏ tin rằng rằng kinh nghiệm và năng lực sáng tạo nội dung của Hàn Quốc nếu kết hợp với những nguồn tài nguyên về nhân lực, văn hóa của Việt Nam thì sẽ phát triển được một lĩnh vực văn hóa đặc sắc, mới mẻ.

Tiến sỹ Kwak Sung-il cho biết trong việc nuôi dưỡng và thu hút nhân tài, Hàn Quốc đã nỗ lực rất nhiều. Vào những năm 1970, để đưa những tài năng đã tốt nghiệp ở Mỹ trở về Hàn Quốc, chính phủ nước này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi bao gồm cả cung cấp nhà ở, xe cộ.

Tiến sỹ Kwak Sung-il đánh giá Việt Nam cũng là quốc gia dồn nhiều nguồn lực cho giáo dục trẻ em vì vậy, có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực.

Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc. (Ảnh Anh Nguyên/Vietnam+)

Điều Việt Nam cần làm là khuyến khích các sinh viên ra nước ngoài học tập trở về nước làm việc. Cùng với đó, cũng cần đưa ra các mô hình đào tạo phù hợp để có thể đào tạo trong nước mà vẫn đạt được tiêu chuẩn quốc tế với chi phí tiết kiệm hơn.

Thế giới đang đối mặt với tình trạng già hóa và suy giảm dân số. Vì vậy, cạnh tranh để thu hút nhân tài sẽ trở nên căng thẳng trên phạm vi toàn cầu. Bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là các nước phát triển sẽ ngày càng đưa ra nhiều hơn các chính sách để thu hút và giữ chân các nhân lực chất lượng.

Tiến sỹ Kwak Sung-il nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng tạo dựng môi trường cạnh tranh để có thể thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước trước khi cuộc cạnh tranh về nhân lực chính thức bắt đầu./.





Nguồn: https://baolangson.vn/viet-nam-han-quoc-can-co-cau-lai-chien-luoc-tang-truong-dua-tren-linh-vuc-moi-5013233.html

Cùng chủ đề

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Từ ngày 1/7-31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ...

Những bước không thể bỏ qua khi rút tiền từ thẻ ngân hàng – Báo Lạng Sơn điện tử

Thẻ ngân hàng cho phép rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM, nhưng nhiều người thường quên thao tác bảo mật cần thiết. Nhiều người chỉ quan tâm đến số tiền rút ra mà quên mất những thao tác bảo mật cần thiết khi rút tiền. Điều này dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi rút tiền không nên bỏ qua: Thực hiện đúng quy trình Thông thường, thời gian...

Các chính sách hỗ trợ phải giúp người nông dân ‘đứng vững’ trước rủi ro – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, các địa phương được xác định là vùng trọng điểm về lúa, gạo còn khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thị...

Cùng tác giả

Công an tỉnh phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 – Báo Lạng Sơn điện tử

- Chiều 1/7, Công an tỉnh tổ chức lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Luật Căn cước năm 2023 được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật đã xác định rõ nguyên tắc quản lý căn cước, cơ sở dữ liệu...

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Từ ngày 1/7-31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ...

Những bước không thể bỏ qua khi rút tiền từ thẻ ngân hàng – Báo Lạng Sơn điện tử

Thẻ ngân hàng cho phép rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM, nhưng nhiều người thường quên thao tác bảo mật cần thiết. Nhiều người chỉ quan tâm đến số tiền rút ra mà quên mất những thao tác bảo mật cần thiết khi rút tiền. Điều này dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi rút tiền không nên bỏ qua: Thực hiện đúng quy trình Thông thường, thời gian...

Các chính sách hỗ trợ phải giúp người nông dân ‘đứng vững’ trước rủi ro – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, các địa phương được xác định là vùng trọng điểm về lúa, gạo còn khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, thị...

Cùng chuyên mục

Khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới đất liền trong tháng 7 – Báo Lạng Sơn điện...

Nhận định về các hình thái thời tiết trong tháng 7-2024, theo tin tức từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền nước ta. Nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ C, có nơi cao so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Nắng nóng...

Từ ngày 1/7-31/12/2024, giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% – Báo Lạng Sơn điện tử

Theo Nghị định 72, cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ...

Những bước không thể bỏ qua khi rút tiền từ thẻ ngân hàng – Báo Lạng Sơn điện tử

Thẻ ngân hàng cho phép rút tiền mặt bất cứ lúc nào tại các máy ATM, nhưng nhiều người thường quên thao tác bảo mật cần thiết. Nhiều người chỉ quan tâm đến số tiền rút ra mà quên mất những thao tác bảo mật cần thiết khi rút tiền. Điều này dẫn đến những rủi ro đáng tiếc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi rút tiền không nên bỏ qua: Thực hiện đúng quy trình Thông thường, thời gian...

Những trường hợp nào buộc phải ra ngân hàng nếu chuyển khoản trên 10 triệu đồng? – Báo Lạng Sơn điện tử

Từ ngày 1/7, có 4 trường hợp khách hàng buộc phải ra quầy tại ngân hàng để thực hiện giao dịch nếu chuyển khoản từ 10 triệu đồng trở lên. Kể từ hôm nay (1/7), các giao dịch chuyển khoản từ 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày đều phải xác thực sinh trắc học. Quy định này nhằm giảm thiểu thiệt hại trong các vụ lừa đảo chuyển tiền trên tài khoản. 4 trường hợp bắt buộc phải ra ngân...

Tăng 2 triệu tấn than cho sản xuất điện trong nửa đầu năm 2024 – Báo Lạng Sơn điện tử

Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, than tiêu thụ 26,77 triệu tấn, trong đó cấp cho điện đạt 23,47 triệu tấn. Tháng 6, toàn TKV đã sản xuất 3,28 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ đạt 4,6 triệu tấn; đất bóc đạt 12,52 triệu m3; đào lò đạt 22.022 mét. Sản xuất 124 nghìn tấn khoáng sản Alumin quy đổi, tiêu thụ 115,3 nghìn tấn. Tinh quặng đồng...

Bình Gia: Lan toả phong trào “Ngày thứ Bảy đi cơ sở xây dựng nông thôn mới” – Báo Lạng Sơn điện tử

- Được triển khai từ năm 2022, đến nay, phong trào “Ngày thứ Bảy đi cơ sở xây dựng nông thôn mới” (NTM) đã đi vào chiều sâu, tạo sức lan toả mạnh mẽ, trở thành hoạt động thường xuyên, thu hút động đảo cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức đoàn thanh niên và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Bình Gia tích cực tham gia hưởng ứng. Qua đó, góp phần giúp...

Giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ ngày 1/7 đến 31/12/2024 – Báo Lạng Sơn điện tử

Sáng 1/7 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc. Cuộc tọa đàm quy tụ nhiều tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc như: Doosan Enerbility, Hanwa Aerospace, HD Hyundai MIPO, LG CNS, Posco… Tại tọa đàm, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam...

Các cấp hội cựu chiến binh: Đồng hành, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế – Báo Lạng Sơn điện tử

- Cùng với thực hiện các phong trào thi đua, các cấp hội cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động giúp đỡ hội viên giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần giải quyết hiệu quả bài toán giảm nghèo, phát triển kinh tế ở địa phương. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp nhau phát triển kinh tế, phấn đấu giảm nghèo bền vững, cải...

Hoàn thành đóng điện đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hóa – Nam Định – Báo Lạng Sơn điện tử

11h48 phút, ngày 30/6, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Thanh Hóa – Nam Định, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đóng điện dự án, động lực to lớn cho toàn công trường Dự án đường dây 500kV Thanh Hóa - Nam...

Đóng điện hoàn thành công trình đường dây và TBA 110kV Kiến Thụy, Hải Phòng – Báo Lạng Sơn điện tử

Ngày 29/6, tại thành phố Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng tổ chức đóng điện và khánh thành dự án đường dây và TBA 110kV Kiến Thụy, Hải Phòng. Đây là một trong những công trình đầu tư xây dựng được Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) gắn biển chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Tổng công ty và 70 năm ngày truyền thống ngành Điện Cách mạng Việt Nam. Dự án...

Tin nổi bật

Tin mới nhất