Powered by Techcity

Viết báo giữa ‘chảo lửa’ Điện Biên: Bài ca chiến thắng từ những trận đánh kiên cường – Báo Lạng Sơn điện tử

Trong lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam lần đầu tiên có một tờ báo tổ chức xuất bản tại chiến trường, phát hành tại chiến trường. Đây là tờ báo của lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và sự sáng tạo của những người làm báo Việt Nam.

Phát hành ngay tại mặt trận trong hoàn cảnh cực kì khó khăn

Báo chí của chúng ta cách đây 70 năm xuất bản trong hoàn cảnh cực kì khó khăn, không có giấy, không có mực in, tất cả các phương tiện in ấn phát hành đều rất thô sơ, thế nhưng Quân ủy Trung ương và Bộ tổng tư lệnh đã sớm nghĩ đến vai trò của tờ báo tại mặt trận Điện Biên Phủ. 

Nếu lúc bấy giờ chỉ xuất bản tờ báo ở hậu phương đóng ở ATK Định Hóa – Thái Nguyên sau đó chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ chắc chắn sẽ không kịp thời, nên Tổng cục Chính trị quyết định tổ chức một “Tòa soạn tiền phương” để vừa thu thập tin tức, tổ chức in ấn rồi phát hành ngay tại mặt trận để kịp thời xuất bản và đáp ứng nhu cầu thông tin tại mặt trận cho các chiến sĩ tham gia chiến dịch.

Quyết định cho ra đời Báo Quân đội nhân dân ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Tổng cục Chính trị  lúc bấy giờ là một quyết định độc đáo, sáng tạo và hoàn toàn đúng đắn, nhằm phục vụ đắc lực nhất cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Với chức năng là “tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể” tờ báo Quân đội nhân dân được ra đời ngay tại mặt trận mang hơi thở của chiến trường, đã trở thành món ăn tinh thần vô giá đối với bộ đội ta ngay trong điều kiện chiến đấu khó khăn, thiếu thốn và gian khổ nhất.

Chăm lo đời sống tinh thần, giáo dục lòng yêu nước, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng trình độ mọi mặt đến từng cán bộ chiến sĩ và các lực lượng tham gia chiến dịch như: dân công, thanh niên xung phong, lực lượng địa phương…

Những người làm báo trong chiến dịch Điện Biên Phủ vừa là phóng viên mặt trận vừa là người lính chiến đấu thậm chí kiêm luôn cả vai trò phái viên tuyên huấn của bộ tư lệnh chiến dịch.

Lực lượng nòng cốt của tòa soạn giữa lòng chảo Điện Biên chỉ có đúng 5 người. Đó là: Đồng chí Hoàng Xuân Tùy (phụ trách chung), Trần Cư (thư ký tòa soạn), Phạm Phú Bằng, Nguyễn Khắc Tiếp (phóng viên) và họa sĩ Nguyễn Bích.

Cuộc hành quân của tòa soạn lên Điện Biên không kém phần gian lao vất vả so với các chiến sĩ đang chiến đấu. Hành trang nặng, cồng kềnh, ngoài tài liệu đồ nghề và quân tư trang, phóng viên đi chiến dịch còn phải mang theo cả xẻng và súng, mỗi người phải đeo hoặc gánh nặng trung bình 25 kg chủ yếu là các máy móc vật liệu, phụ tùng in và cả quần áo, gạo muối, thức ăn.

Nhưng khó khăn nhất vẫn là máy in – những chiếc máy in lăn tay được cải tiến với giấy in, mực in, các hộp chữ và các phụ tùng máy móc tối thiểu.

Cả một “nhà máy in” lưu động nhỏ hoàn toàn nằm trên vai các chiến sĩ. Họ phải lội suối, trèo đèo, băng rừng vượt núi, bền bỉ, dẻo dai vượt qua những làn mưa  bom bão đạn của quân  thù.

Bộ chỉ huy chiến dịch đi đâu là tòa soạn theo đến đó. Lán của tòa soạn và nhà in nằm bên chân đồi Pu Mạ Hoong, chỉ cách hầm của Tổng Tư lệnh và Chủ nhiệm Chính trị mặt trận một cánh đồng, điều đó giúp Báo Quân đội nhân dân kịp thời nắm chắc diễn biến tình hình, định hướng tốt trong tuyên truyền. Nơi ở và làm việc của tòa soạn được bố trí tạo thành hệ thống liên hoàn bên chân đồi Pu Mạ Hoong.

Sức mạnh của các thể loại báo chí về đề tài chiến tranh được thể hiện mạnh mẽ, hiệu quả hơn khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa hậu phương và tòa soạn ngay tại chiến trường với các phóng viên chiến trường hay với cộng tác viên là cán bộ, chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu.

Nhà báo Phạm Phú Bằng cho biết, vì chỉ có 5 người nhưng phải thực hiện tròn khâu để ra số báo nên rất chú trọng sử dụng đội ngũ cộng tác viên là đông đảo cán bộ, chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu, giúp cho tin, bài phong phú về thể loại, ngôn ngữ, giọng văn và sát với cuộc sống.

Những cộng tác viên “ruột” của tờ báo xuất bản nơi chiến trường khi ấy có đồng chí Thép Mới, Trần Đĩnh (báo Nhân dân), Nguyễn Văn Nhất (Đài tiếng nói Việt Nam), Hoàng Tuấn (Thông tấn xã Việt Nam), nhà báo Lê Kim (Trưởng ban Tuyên huấn Trung đoàn 36, Sư đoàn 308)…

Các văn nghệ sĩ có các nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng: Nguyễn Đình Thi, Vũ Cao, Đỗ Nhuận, Mai Văn Hiến, Triệu Đại…

Tranh biếm họa in trong Báo Quân đội Nhân dân xuất bản tại mặt trận

Các nhà báo, nhà thơ, nhà văn, họa sĩ đều có những đóng góp tích cực ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến chiến sự, cuộc sống sinh hoạt, tấm gương chiến đấu… ở Điện Biên Phủ.

Bên cạnh các mảng đề tài chiến tranh mang tính xã luận, chính luận chững chạc, đanh thép, không thể không nhắc đến mảng thơ châm biếm đả kích, tiểu phẩm trào lộng trong các số báo xuất bản giữa mặt trận. Đọng lại trong tâm trí bạn đọc từ những năm tháng ấy phần nhiều chính là các vần thơ đả kích. Theo nhà báo Lê Kim, điều đó không có nghĩa là những câu thơ, câu văn vần này hay hơn, ý nghĩa hơn mà chủ yếu do chúng dễ đọc, dễ thuộc hơn nên tác dụng tuyên truyền cũng lớn hơn. Thơ châm biếm đả kích địch từ đó vừa mang tính văn học vừa phản ánh thực tế nóng hổi, thời sự hàng ngày.

33 số báo ‘anh hùng ca’

Ngày 28/12/1953, số đầu tiên của Báo Quân đội nhân dân tiền phương xuất bản. Tin tức, bài viết, gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ, kinh nghiệm đào hầm, tổ chức hậu cần, các phóng sự điều tra về tình hình sức khỏe bộ đội, vấn đề hậu phương người lính trong cải cách ruộng đất, vấn đề giải quyết tư tưởng sau mỗi trận đánh, những bức thư động viên bộ đội của Bác Hồ, chỉ thị của cấp trên, cùng thơ ca, hò vè, thơ đả kích địch… đã làm cho tờ báo dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của bộ đội và nó đã góp phần đắc lực vào công tác chính trị chiến dịch.

Ngày 11/5/1954, số báo 147 chạy tít lớn tràn trên trang nhất của tờ báo, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam công bố: “Quân ta đã toàn thắng trên mặt trận Điện Biên Phủ”. 

Đến ngày 16/5/1954 Tòa soạn tiền phương xuất bản số báo 148 với những bài nhận định thắng lợi, các điện văn chúc mừng bên cạnh bài tường thuật cảnh đầu hàng của hàng ngàn binh lính Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là số báo đặc biệt và cũng là số báo cuối cùng của Tòa soạn báo tiền phương trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ với nội dung chủ yếu là mừng chiến thắng.

Báo Quân đội nhân dân trong chiến dịch Điện Biên đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử. Tính đến ngày đó, Báo Quân đội nhân dân xuất bản tại mặt trận Điện Biên được tổng cộng 33 số.

Tờ báo của chiến dịch Điện Biên Phủ đã khẳng định được sự thành công, tính “độc đáo” và “phong phú” của mình.

Thành công bởi nó đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng cao cả là tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của bộ đội, dân công tham gia chiến dịch.

“Độc đáo” vì trong suốt các thời kỳ lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam không có tờ báo nào được tổ chức và xuất bản ngay tại mặt trận đạt được thành công và hiệu quả đến vậy.

“Phong phú” vì trên mỗi tờ báo đều đăng tải rất nhiều vấn đề về cộng tác viên, có cả cộng tác viên tại mặt trận, tại hậu phương và thậm chí cộng tác viên là những hàng binh của quân viễn chinh Pháp khi đã được giác ngộ.

Cùng với những nội dung mang tính giáo dục tư tưởng, chính trị, các bài trao đổi kinh nghiệm, phản ánh đời sống, sinh hoạt của bộ đội đã tạo nên ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sinh hoạt và chiến đấu, tạo nên sức khỏe cả tinh thần và thể chất để chiến đấu hăng hái hơn, hiệu quả hơn.

Báo Quân đội nhân dân tiền phương tại mặt trận Điện Biên Phủ là một tờ báo thành công và độc đáo xứng đáng là “vũ khí đặc biệt” của bộ đội ta, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bàn giải pháp nâng tầm cho cây chè Việt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng 5-11, tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học-Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao”. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó cục...

Họp xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024) –...

- Chiều 5/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh (cơ quan Thường trực Ban Tổ chức hội chợ) chủ trì tổ chức họp với Tiểu ban Nội dung và Tiểu ban Lễ tân - Hậu cần (hai trong bốn tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Hội chợ) xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024).   Đến nay,...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại và tập trung hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước năm 2024. Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách...

Lạng Sơn: Quyết liệt đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Hiệu quả từ mô hình điểm Lạng Sơn là tỉnh thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm gần 84%, gồm 7 dân tộc chính là Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay cùng sinh sống. Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thì trong cộng đồng đồng bào DTTS của Lạng Sơn vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận...

Cùng tác giả

Bàn giải pháp nâng tầm cho cây chè Việt – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng 5-11, tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học-Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cùng phối hợp tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao”. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó cục...

Họp xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024) –...

- Chiều 5/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh (cơ quan Thường trực Ban Tổ chức hội chợ) chủ trì tổ chức họp với Tiểu ban Nội dung và Tiểu ban Lễ tân - Hậu cần (hai trong bốn tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Hội chợ) xem xét công tác phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt – Trung (Lạng Sơn 2024).   Đến nay,...

Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông …

Ngày 03/11/2024 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đông Bắc giai đoạn 2024 – 2025 trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị sơ kết hợp tác liên kết phát triển du...

Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước và Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt...

- Sáng 5/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.  Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm 5 đại biểu do...

Cả nước tiết kiệm 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để khắc phục các tồn tại và tập trung hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước năm 2024. Sáng 5/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách...

Cùng chuyên mục

Sắc màu văn hóa dân tộc Lô Lô trên cao nguyên đá – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) sẽ tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô năm 2024 vào ngày 15-11, hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm phong phú, hấp dẫn mang đậm nhịp sống, hơi thở của miền cao nguyên đá. Người Lô Lô là 1 trong 14 dân tộc có dân số dưới 10.000 người ở Việt Nam, sinh sống chủ yếu...

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X sẽ diễn ra vào tháng 12/2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 là lễ hội văn hóa - du lịch của tỉnh Lâm Đồng được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, con người, du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến với du khách trong nước và quốc tế. Sáng nay (5/11), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần...

KHAI MẠC ĐỢT PHIM CHÀO MỪNG NGÀY HỘI VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VÙNG ĐÔNG BẮC LẦN THỨ …

Tối ngày 01/11/2024, Tại khuôn viên khu lưu niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng. Trung tâm Phát hành phim & Chiếu bóng tỉnh Lạng Sơn tổ chức Khai mạc “Đợt phim chào mừng Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn gắn với kỷ niệm 193 năm Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn (04/11/1831-04/11/2024) và 115 năm Ngày...

Gìn giữ nghệ thuật hát Then của dân tộc Tày tại thị xã Sa Pa – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính...

Đã từ rất lâu đời, những câu hát Then của người dân tộc Tày sinh sống tại xã Mường Bo, xã Bản Hồ của thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã trở thành “linh hồn” cuộc sống của những người được sinh ra và lớn lên tại nơi đây. Việc tìm tòi, sáng tạo, gìn giữ và truyền dạy những điệu xòe Then của người Tày vẫn luôn được bà con nhân dân và chính quyền các cấp tại...

33 bộ huy chương được trao trong hoạt động thi đấu thể thao tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các...

- Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024, hoạt động thi đấu các môn thể thao diễn ra từ ngày 2 đến 4/11 tại Khu không gian tổ chức ngày hội, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn. Trận thi đấu kéo co giữa các VĐV tỉnh Lạng Sơn (áo đỏ) và các VĐV tỉnh Bắc Kạn Theo đó, hơn 180 vận động viên...

Công nghệ số thúc đẩy sáng tạo và cạnh tranh với văn chương – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

“Công nghệ số tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với văn chương” là chủ đề đáng chú ý thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn và bạn đọc qua tọa đàm do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn phối hợp Công ty cổ phần sách điện tử Waka tổ chức. Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, hoạt động sáng tác và lan tỏa tác phẩm đang gặp nhiều cơ hội nhưng cũng...

Nét đẹp tín ngưỡng thờ Mẫu – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Nhằm tôn vinh nét đẹp trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc đến với công chúng trong nước và quốc tế, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vừa diễn ra chương trình trải nghiệm văn hóa "Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-đẹp-vui". Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 8 năm di sản này được Tổ chức Giáo dục, Khoa học...

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc trong lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang – Báo Lạng Sơn: Tin...

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn huyện Quang Bình (Hà Giang) năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 16 và 17-11 với các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc, hấp dẫn. Lễ hội mang màu sắc tâm linh và huyền bí của người dân tộc Pà Thẻn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Dân tộc Pà Thẻn là...

Trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Ngày 2/11, trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn đã diễn ra chương trình diễn trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc.   Tham gia chương trình có 8 đoàn nghệ thuật quần chúng của 8 tỉnh tham gia...

Khẳng định thương hiệu Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Sáng nay (02/11), Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức Lễ Ký kết Biên bản hợp tác giữa hai bên và giới thiệu Liên hoan phim châu Á lần thứ Ba, 2025. Tham dự sự kiện có bà Đinh Thị Mai - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất