Powered by Techcity

Về nơi diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Với vị trí chiến lược quan trọng trong An toàn khu, xã Kim Bình (Vinh Quang), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang được chọn là nơi diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 11-19/2/1951. Dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết.

Hội trường tổ chức Đại hội lần thứ II của Đảng tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Hội trường tổ chức Đại hội lần thứ II của Đảng tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã đánh dấu mốc son quan trọng trong quá trình lãnh đạo, trưởng thành của Đảng ta. Đường lối Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của cuộc kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng.

Về nơi diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ảnh 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày báo cáo chính trị tại Đại hội II. (Ảnh tư liệu)

Chị Nông Thị Hè, hướng dẫn viên Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình kể lại, mảnh đất Kim Bình được Trung ương Đảng chọn làm địa điểm tổ chức Đại hội theo đúng lời Bác Hồ căn dặn “Trên trời nhìn xuống không thấy gì, dưới đất 4 mặt nhìn vào cũng không thấy gì”.

Tại Đại hội, các đại biểu đã nghe báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày; báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh trình bày; thông qua Tuyên ngôn, Chính cương và Điều lệ Đảng, bầu Ban chấp hành Trung ương, bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư và cử ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương.

Đảng đã quyết định ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Đối với Lào và Campuchia, Đại hội quyết định tổ chức ở mỗi nước một đảng cách mạng phù hợp với đặc điểm từng nước.

Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ của Đảng là: Xây dựng một Đảng Lao động Việt Nam mạnh mẽ; Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn; Xây dựng Việt Nam dân chủ mới; Góp sức vào việc giữ gìn dân chủ thế giới và hòa bình lâu dài.

Về nơi diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ảnh 2
Nơi ở và làm việc của Bác Hồ tại Kim Bình trong thời gian diễn ra Đại hội II.

Để chuẩn bị khâu hậu cần phục vụ Đại hội II, hơn 300 cán bộ trường Nguyễn Ái Quốc cùng bộ đội, nhân dân các dân tộc chung tay góp sức xây dựng khu hội trường trên đồi Nà Loáng.

Trong vòng 4 tháng đã hoàn thành 30 ngôi nhà bằng gỗ, tre, nứa, lá và chia thành các khu vực: Bộ Chính trị, đại biểu chính thức, khách quốc tế và khu hậu cần. Hội trường nằm ở khu trung tâm Đại hội, bên trái là đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bên phải, cách 30m là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm theo kiểu nhà sàn trên 6 cột gỗ, cao hơn mặt đất chừng 1m. Cách đó không xa là nhà của đội bảo vệ nằm trên một khu đất mấp mô, sàn nứa, cửa nhìn về phía hội trường.

Về nơi diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ảnh 3
Ông Hoàng Văn Bảo, thôn Khuôn Nhự, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang kể lại lịch sử cho lớp con cháu.

Một trong những người được phục vụ Đại hội năm xưa là ông Hoàng Văn Bảo, dân tộc Tày. Gia đình ông Bảo là gia đình có công với cách mạng ở thôn Khuôn Nhự, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa.

Trong thời gian tổ chức Đại hội II của Đảng, gia đình ông Bảo được chọn làm nơi ở của một tổ cán bộ Việt Minh, trong đó có đồng chí Nguyễn Lương Bằng, sau này là Phó Chủ tịch nước. Bản thân ông Bảo cũng tham gia phục vụ Đại hội lần thứ II với những công việc như cùng thanh niên trong thôn đào hầm trú ẩn, làm hàng rào bảo vệ, cảnh giới báo cáo cho cán bộ khi thấy có người lạ xuất hiện…

Về nơi diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ảnh 4
Các em học sinh nghe giới thiệu về những hình ảnh lịch sử tại Đại hội II.

Ông Bảo (năm nay 87 tuổi) kể: Những ngày diễn ra Đại hội là những ngày người dân Kim Bình không bao giờ quên. Khi ấy đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên người dân được đón Tết ấm cúng với Bác Hồ và các đại biểu. Bác Hồ và các đại biểu còn chơi thể thao và giao lưu văn nghệ với người dân, nên kỷ niệm của người dân với Đại hội không chỉ là sự kiện trọng đại của đất nước mà còn là sự gần gũi, giản dị của Bác và các đại biểu, là nghĩa Đảng, tình dân thắm thiết.

Đại hội II tổ chức tại xã Kim Bình là lần đầu tiên Đảng ta tổ chức Đại hội trong nước và từ đó đến nay là Đại hội duy nhất tổ chức ngoài thủ đô Hà Nội. Với những dấu ấn quan trọng in đậm trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, mà là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Nguồn:https://nhandan.vn/ve-noi-dien-ra-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-ii-cua-dang-post769542.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Gần 100 nghệ nhân, diễn viên không chuyên Lạng Sơn tham gia giao lưu hát then đàn tính toàn quốc năm 2023 tại tỉnh...

– Trong 2 ngày 12 và 13/8, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra chương trình giao lưu hát then đàn tính toàn quốc lần thứ IV năm 2023 do Hội Đam mê hát then đàn tính Việt Nam tổ chức theo hình thức xã hội hóa. Chương trình có sự tham gia của trên 400 nghệ nhân, diễn viên không chuyên đến từ các...

Cùng tác giả

Gia Cát: Người dân khu tái định cư “nước rút” hoàn thiện nhà đón tết – Báo Lạng Sơn

- Thời điểm này, nhiều hộ dân bị thu hồi nhà ở bởi dự án Nâng cấp, cải tạo quốc lộ 4B đoạn Km3+700 - Km18 đang khẩn trương xây dựng những ngôi nhà mới trên khu tái định cư  (TĐC) của dự án. Theo các hộ dân tại đây, những ngôi nhà khang trang sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán năm 2025. Khu TĐC quốc lộ 4B thuộc thôn Bắc Đông...

Thành phố Lạng Sơn: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp – Báo Lạng Sơn

- Năm 2023, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) thành phố Lạng Sơn xếp vị trí thứ  9 trên bảng xếp hạng khối địa phương với tổng số điểm là 70,27 điểm, giảm 5,6 điểm so với năm 2022. Bước sang năm 2024, thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ số DDCI, trong đó trọng tâm là rà soát cắt giảm các thủ tục hành...

Đặc sản có tên ‘bốc mùi’ ở Bắc Kạn, khách sành ăn mua vài cân cho bõ thèm

Bò khai (hay còn gọi là dây hương, rau dạ hiến, khau hương, rau ngót leo, rau nghiến…) là loại rau rừng mọc nhiều ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, điển hình ở Bắc Kạn và Lạng Sơn. Trong đó, rau bò khai ở vùng Ba Bể (Bắc Kạn) được đánh giá là thơm ngon đặc trưng hơn, trở thành đặc sản nức tiếng và từng lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam 2020 – 2021. Thoạt...

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Đồng USD hạ nhiệt, vẫn neo trên mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Rạng sáng 27-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.310 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,18%, hiện ở mức 108,08. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD giảm...

Tòa án Nhân dân huyện Hữu Lũng Học Bác gắn với thực hiện công tác chuyên môn – Báo Lạng Sơn

- Nhờ quán triệt sâu sắc, triển khai thường xuyên, liên tục việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với công tác chuyên môn, thời gian qua, Chi bộ Toà án nhân dân (TAND) huyện Hữu Lũng đã tạo sự chuyển biến rõ nét về đạo đức, lối sống và tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ, đảng viên. Qua đó góp...

Cùng chuyên mục

Cuộc sống kết thành tác phẩm – Báo Lạng Sơn

Hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta xứng đáng là một trong những trang vẻ vang, oanh liệt bậc nhất của lịch sử nhân loại. Điều này lý giải văn chương phi hư cấu (hồi ký, tự truyện, tự thuật...) viết về chiến tranh đang chiếm ưu thế, được độc giả đón nhận. Có trường hợp tác giả đầy ắp vốn sống về đời lính, theo thời gian,...

Dàn Hoa hậu rạng rỡ khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 – Báo Lạng Sơn

Hoa hậu Việt Nam Đặng Thị Ngọc Hân, Trần Tiểu Vy, Đỗ Mỹ Linh, Đỗ Thị Hà, Huỳnh Thị Thanh Thủy… xuất hiện rạng rỡ tham dự họp báo khởi động Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Chiều 26-12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và các đơn vị liên quan đã tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1988, 18 người đẹp trên khắp ba...

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 – Báo Lạng Sơn

Với những giá trị cốt lõi dựa trên các trụ cột: Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới, để từ đó làm “Rạng rỡ Việt Nam”. Chiều 26/12, tại Hà Nội, Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần Hoàng Thành Media công bố...

Rộn ràng không khí Giáng sinh trên cả nước – Báo Lạng Sơn

Cả nước lúc này như một thế giới kỳ diệu, lấp lánh sắc màu. Các nhà thờ, các xóm đạo, họ đạo, phố phường, làng mạc khoác lên mình tấm áo mới lung linh, rực rỡ để cùng chúc nhau đón một mùa Giáng sinh 2024 an lành, đầm ấm. Không khí Giáng sinh đã đến. TPHCM xuất hiện nhiều địa điểm “check-in” đẹp lung linh sắc màu. Nhiều người dân đi tận hưởng không khí lạnh và đón Giáng...

Bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng ASEAN – Báo Lạng Sơn

Văn hóa là cầu nối tình hữu nghị trong cộng đồng ASEAN. Giai điệu âm nhạc Việt Nam hòa chung với âm nhạc các nước ASEAN, cùng các hoạt động thể thao, du lịch… trong những năm qua đã góp phần kết nối các nước ASEAN cùng chung “nhịp đập”. TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chia sẻ với phóng viên Báo Quân đội nhân dân...

Triển lãm về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) từ ngày 25 đến 28-12. Tượng đài đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu...

Hình tượng ông già Noel ngày nay xuất phát từ một quảng cáo đồ uống? – Báo Lạng Sơn

Dựa trên mẫu quảng cáo nổi bật từ năm 1931, người ta nói rằng hình tượng ông già Noel ngày nay là xuất phát từ đây nhưng sự thật ít người biết. Bộ đồ nhung đỏ, viền lông trắng, bốt đen cao, mũ tua rua ấm áp,... trang phục đặc trưng của ông già Noel đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng và trí tưởng tượng của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trên thế giới. Tuy nhiên, ông già...

Bộ sách giúp trẻ học cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm – Báo Lạng Sơn

Bộ sách “100++ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ” của Đinh Tị Books trang bị những kiến thức và kỹ năng giúp trẻ nhỏ tự bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm và giúp trẻ tự tin và có tinh thần độc lập trong cuộc sống. Thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích,...

Bác tin đồn ‘Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thế giới’ – Báo Lạng Sơn

Đại diện Cục Di sản Văn hóa khẳng định thông tin UNESCO xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới là không chính xác. Mới đây, thông tin UNESCO có thể xem xét loại vịnh Hạ Long khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên đại diện Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khẳng định đây là thông...

Lan tỏa giá trị của việc đọc sách trong tuổi trẻ – Báo Lạng Sơn

Ngày 23-12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết “Trang sách thay đổi đời tôi” và Cuộc thi video clip với chủ đề “Lịch sử Việt Nam” năm 2024. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên về giá trị của việc đọc sách; xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong thanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất