Powered by Techcity

Về làng nghề còn duy nhất một gia đình sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống

Từng được coi là “thủ phủ” sản xuất đồ chơi Trung Thu truyền thống của Thủ đô và các tỉnh lân cận nhưng vì nhiều lý do nên hiện nay, người dân làng Hậu Ái (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã không còn mặn mà với nghề nữa. Làng Hậu Ái hiện chỉ còn gia đình bà Nguyễn Thị Tuyến (sinh năm 1964) vẫn cặm cụi, miệt mài làm đồ chơi Trung thu.

Từ nay đến Tết Trung thu không còn dài, vì thế trong căn nhà đối diện đình làng Hậu Ái, bà Tuyến cùng chồng và các con đang tất bật hoàn thiện những công đoạn cuối cùng của các sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống như đèn con cá, đèn con thỏ, đèn con tôm, ông đánh gậy trông trăng, ông tiến sĩ giấy, trong đó nhiều nhất là đèn ông sao. Đôi tay thoăn thoắt với các động tác dán giấy vào khung nứa, bà Tuyến kể: “Hiện nay công việc đang rất khẩn trương, vì năm nay số lượng các đơn vị đặt hàng khá nhiều, khoảng gần 1.000 sản phẩm. Sản phẩm nhà tôi làm ra không bao giờ bị ế, khách hàng thường là một số đơn vị như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, các cửa hàng trên khu vực phố cổ Hà Nội và các trường học trên địa bàn, số ít thì bán lẻ cho người dân địa phương”.

Về làng nghề còn duy nhất một gia đình sản xuất đồ chơi Trung thu truyền thống -0Bà Tuyến giới thiệu về sản phẩm thủ công của gia đình.

Chúng tôi quan sát những sản phẩm đồ chơi Trung thu trong nhà bà Tuyến thì thấy chúng không được sặc sỡ, bắt mắt như các sản phẩm đang bày bán trên thị trường. Đó cũng là lý do trong suốt 30 năm qua, sản phẩm của làng Hậu Ái bị cạnh tranh gay gắt khiến người dân đã hầu như phải bỏ đi làm nghề khác. “Để nói chính xác làng Hậu Ái có nghề làm đồ chơi Trung thu từ khi nào thì thật khó, có lẽ phải vài trăm năm rồi. Tôi chỉ biết đến đời tôi là đã 3 đời làm nghề này. Nghề truyền thống được các thế hệ nối tiếp nhau gìn giữ như một cách để giữ hồn làng. Còn nhớ cách đây 30 năm, hầu như nhà nào cũng làm đồ chơi Trung thu rồi đem đi bán ở các chợ xa gần. Riêng trong gia đình tôi đã có đến 20 hộ làm nghề, nhưng nay chỉ còn mình gia đình tôi thôi”, bà Tuyến bộc bạch.

Gắn bó với nghề từ hơn nửa thế kỷ, với bà Tuyến việc làm ra những đồ chơi Trung thu không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là giữ nét văn hóa của làng trước “cơn bão” đô thị hóa. Trung bình mỗi chiếc đèn ông sao truyền thống được gia đình bán với giá 40 nghìn đồng/chiếc, trừ nguyên, vật liệu thì lãi được một nửa. Trong khi đó mỗi ngày, bà chỉ làm được từ 6-7 cái, như vậy ngày công chưa đến 150 nghìn đồng. “Nói chung tôi lấy công làm lãi, chứ lợi nhuận không thể sống được. Lý do mà suốt hơn 50 năm qua chưa khi nào tôi bỏ nghề là nhận được sự quan tâm, động viên của chính quyền và nhân dân trong xã, thôn. Gần đây, nhiều trường học ở khu vực nội thành Hà Nội cũng đã tổ chức các đoàn đưa các em nhỏ đến nhà tôi để tham quan, tìm hiểu và trực tiếp học cách làm đèn ông sao. Đặc biệt, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Ban quản lý phố đi bộ Hồ Gươm cũng đã mời tôi đến để giới thiệu về cách làm cũng như giá trị của đồ thủ công truyền thống với du khách”, bà Tuyến chia sẻ.

Khi bà Tuyến đang trò chuyện với PV thì chị Nguyễn Thị Yến (người dân làng Hậu Ái) tìm đến để mua ông tiến sĩ giấy và đèn ông sao cho con gái 7 tuổi. Theo chị Yến, ngoài cửa hàng có nhiều đồ chơi đón Tết Trung thu rất đẹp với màu sắc lấp lánh, lại rẻ nhưng chị vẫn thường xuyên mua sản phẩm của bà Tuyến. “Làm theo cách thủ công từ nguyên liệu thân thiện với môi trường nên sản phẩm nhà bà Tuyến không gây hại với sức khỏe của con trẻ. Năm nào tôi cũng mua đồ chơi nhà bà Tuyến vì tôi muốn giáo dục và truyền tình yêu, niềm tự hào về nghề truyền thống quê hương cho con”, chị Yến nói.

Là đơn vị thường xuyên cộng tác với bà Tuyến, TS Vũ Hồng Nhi, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đánh giá, bà Tuyến luôn có những sáng tạo trên văn hóa dân gian như làm đèn con công, đèn cá chép, đèn trống… mà gần như trên các gian hàng Trung thu không thấy nữa. “Việc bà Tuyến đến giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi Trung thu cho du khách đã làm các hoạt động của Bảo tàng thêm phong phú, hấp dẫn. Chính những hoạt động này đã có sức lan tỏa sâu rộng để nhiều người tìm đến Bảo tàng tham quan và được đắm mình trong không gian văn hóa làng nghề truyền thống. Đấy chính là cách làm cho Bảo tàng vừa có tính tĩnh, lại có tính động”, TS Vũ Hồng Nhi nhấn mạnh

Chia sẻ với PV Báo CAND, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Canh Trần Xuân Toàn bày tỏ sự tiếc nuối khi làng Hậu Ái chỉ còn gia đình nhà bà Tuyến giữ nghề. “Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Vân Canh đã có kế hoạch phục hồi làng nghề Hậu Ái và rất mong muốn nghề làm đồ chơi Trung thu truyền thống sẽ là sản phẩm OCOP của địa phương. Tuy nhiên, do thu nhập từ nghề quá thấp, lại làm theo thời vụ nên không thu hút được người dân tham gia. Hiện nay, chúng tôi vẫn động viên, khuyến khích đoàn thanh niên, nhà trường và các hộ gia đình đưa các cháu nhỏ đến học tập, tìm hiểu về nghề làm đồ chơi Trung thu để các em thêm hiểu, tự hào về truyền thống quê hương”, ông Trần Xuân Toàn khẳng định.

Là người dân sinh sống ở làng Hậu Ái hơn 40 năm qua, anh Trần Văn Sơn, Trưởng thôn Hậu Ái vẫn nhớ như in ngày nhỏ anh thường thấy các bà, các cô, các chị cùng nhau ngồi quây quần làm đồ chơi khi Tết Trung thu đến gần. Nay, cuộc sống mới với nhiều công việc mới có thể tạo ra thu nhập cao khiến người dân đã quay lưng với nghề. Điều này luôn khiến anh Sơn trăn trở, đau đáu. “Mặc dù biết việc có được làng nghề lâu đời là công sức, tâm huyết của biết bao thế hệ cha ông và cũng là niềm vinh dự, tự hào cho làng quê nhưng chúng tôi đành “lực bất tòng tâm” khi trong làng càng thưa vắng người làm và đến nay chỉ còn duy nhất bà Tuyến. Mỗi dịp Trung thu, chúng tôi vẫn khuyến khích người dân đến mua hàng cho bà Tuyến, thay vì mua đồ chơi công nghiệp ngoài các cửa hàng. Đặc biệt, trong đêm Trung thu, thôn Hậu Ái vẫn tổ chức phá cỗ trông trăng cho các em thiếu nhi với những sản phẩm của nhà bà Tuyến”, anh Trần Văn Sơn nói.

Nguồn:https://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/ve-lang-nghe-con-duy-nhat-mot-gia-dinh-san-xuat-do-choi-trung-thu-truyen-thong-i707647/

Nguồn

Cùng chủ đề

Chương trình Trung thu “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” tại Đắk Lắk

Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Hoà Bình – Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Chương trình được phát sóng trực tuyến và kết nối với 13 điểm cầu tại các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Cần Thơ. Chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp...

Khai thác lễ hội văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch

– Những năm gần đây, lễ hội văn hoá truyền thống đã trở thành một loại hình du lịch phát triển mạnh ở mỗi địa phương và ngày càng có sức thu hút đối với khách du lịch. Riêng ở Lạng Sơn có gần 300 lễ hội diễn ra hằng năm. Nắm bắt lợi thế này, thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh đã đẩy mạnh việc khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển...

Độc đáo nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật chuyên nghiệp

– Không chỉ xuất hiện trên các sân khấu tại địa phương hay trong các hoạt động văn nghệ quần chúng, nhiều năm qua, những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, trang phục nguyên bản đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được các nhạc sỹ, biên đạo của Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật (VHNT) tỉnh khéo léo đưa vào chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp. Tiết mục múa sư tử mèo được...

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2024: Không gian văn hóa đặc sắc dịp đầu xuân

– Với chủ đề “Lung linh sắc đào – Toả sáng vươn xa”, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng sẽ diễn ra từ ngày 26/1 đến ngày 9/3/2024 (từ 16 tháng Chạp năm Quý Mão đến 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Hiện nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các cấp, ngành và các đơn vị liên quan phối hợp gấp rút triển khai, chuẩn bị. Ban Giám khảo cuộc thi vườn đào đẹp và...

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống

– Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, những năm qua cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh đã trú trọng triển khai công tác này. Qua đó nâng cao nhận thức về lịch sử địa phương, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Đoàn...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23-11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ vui mừng gặp Samdech Men Sam An, người bạn gần gũi của nhân dân Việt...

Đồng hành, thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ – Báo Lạng Sơn

Tâm huyết với mục tiêu tăng trưởng xanh, nhiều doanh nghiệp đã và đang nỗ lực cải thiện môi trường, điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời truyền cảm hứng đến cộng đồng cùng thực hiện chuyển đổi xanh, qua đó góp phần tăng lợi thế cạnh tranh, cung cấp cho thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường... Bức tranh tươi sáng Theo Tổ chức Nông...

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng: Trưng bày 100 tác phẩm tranh dân gian – Báo Lạng Sơn

Chiều 22-11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005/23-11-2024), qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mỹ thuật dân gian truyền thống quý báu...

Quản lý tài sản số cần chặt chẽ, chống rửa tiền và minh bạch hóa thị trường – Báo Lạng Sơn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, sáng 23-11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 8 chương với 73 điều. Theo đó, dự thảo luật khuyến khích huy động nguồn lực đầu tư của xã hội kết hợp với nguồn lực đầu tư nhà nước để xây dựng, phát triển các hạ tầng công...

Sân bay Nội Bài chạy thử 3 làn thu phí không dừng cho ô tô – Báo Lạng Sơn

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức chạy thử giai đoạn 1 đối với 3 làn ra thuộc hệ thống thu không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng của dịch vụ vào/ra, dừng, đỗ tại sân đỗ ô tô Nhà ga hành khách T1, tạo thuận tiện cho phương tiện khi qua cảng. Việc chạy thử hệ thống thu không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng cho ô tô đối với luồng...

Cùng chuyên mục

Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng: Trưng bày 100 tác phẩm tranh dân gian – Báo Lạng Sơn

Chiều 22-11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11-2005/23-11-2024), qua đó tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản mỹ thuật dân gian truyền thống quý báu...

Quy định về định mức kinh tế – kỹ thuật dịch vụ sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ,...

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 12/2024/TT-BVHTTDL quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sưu tầm, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học. Thông tư quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật tại Thông tư này là mức tối đa, được bảo đảm tính đúng,...

Khai mạc Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng – Báo Lạng Sơn

Tối 22/11, tại TP. Đà Nẵng, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”. Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho hay, Lai Châu làm "say" lòng người không chỉ bởi sự hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn...

Dưới tán chè cổ thụ Nà Thác – Báo Lạng Sơn

Bản Nà Thác (xã Phương Ðộ, thành phố Hà Giang) có khoảng trăm nóc nhà, hầu như nhà nào cũng gắn bó với những gốc chè cổ thụ. Gốc chè to đến mấy người ôm, được ví như ngôi nhà sàn của người Dao áo chàm trên triền núi Tây Côn Lĩnh. Ðời sống nhân dân gắn với cây chè. Giá trị văn hóa, giá trị kinh tế cũng từ đó mà ra. Theo nếp sinh hoạt của người bản...

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam – Báo Lạng Sơn

Ngày 21/11, tại TP. Đà Nẵng, Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị nhằm quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 30; tập trung tổ chức triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị 30 một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; xác định rõ các...

Bắc Ninh “Sắc màu di sản” – Báo Lạng Sơn

Tiếp nối các chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tối 21/11, tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản với chủ đề "Sắc màu di...

Ấn tượng sắc màu các dân tộc xứ Lạng

250 đại biểu ưu tú đã tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.Sáng 19/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV, năm 2024 với sự tham gia của 250 đại biểu ưu tú đại diện cho đồng bào các dân tộc ở 11 huyện, thành phố Lạng Sơn. Sắc màu dân tộc đa dạng, phong phú, đậm đà bản...

Tỉnh Lạng Sơn giành nhiều giải cao tại Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính lần thứ VII

Trong 3 ngày (từ 16 – 18/11), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024.Liên hoan có sự tham gia của hơn 400 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa...

Bốn vở diễn được nhận huy chương vàng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024

Sau 20 ngày diễn ra sôi nổi, tối 15/11, Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2024 đã chính thức bế mạc tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ, đánh dấu thành công của một kỳ liên hoan sôi động, chất lượng.Bên cạnh đó là giải thưởng cho các thành phần sáng tạo, gồm: Tác giả xuất sắc; Tác giả chuyển thể xuất sắc; Đạo diễn xuất sắc; Họa sĩ xuất sắc; Nhạc sĩ xuất sắc; Nhạc...

Tỉnh Lạng Sơn giành nhiều giải cao tại Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính lần thứ VII – Báo Lạng Sơn: Tin...

-  Trong 3 ngày (từ 16 – 18/11), tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII - năm 2024. Liên hoan có sự tham gia của hơn 400 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất