Powered by Techcity

Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín


Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng còn có những hạn chế, công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ chưa chuyển biến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 13/9. (Ảnh: DUY LINH)
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp sáng 13/9. (Ảnh: DUY LINH)

Sáng 13/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ án tham nhũng còn chưa đạt yêu cầu

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhìn nhận, năm 2024 tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn. Qua đó đã tiếp tục khẳng định công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng hiệu quả, quyết liệt, không chững lại, không chùng xuống.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nhận xét, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn có những hạn chế. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bị xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao…

Nhiều trường hợp vi phạm về trách nhiệm nêu gương xảy ra tại chính các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng tiêu cực.

Báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra một số hạn chế trong việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Cụ thể, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc.

“Cạnh đó, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn chưa được khắc phục triệt để; tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong thực thi công vụ vẫn diễn ra”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo tóm tắt thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo tóm tắt thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. (Ảnh: DUY LINH)

Cũng theo Ủy ban Tư pháp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng còn có những hạn chế, công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ chưa chuyển biến. Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng còn chưa đạt yêu cầu; còn có vụ án phải đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm; nhiều vụ án phải trả hồ sơ để điều tra lại.

Nhiều vụ án phải tạm đình chỉ do bị can bỏ trốn, do hết thời hạn điều tra chưa xác định được hành vi phạm tội, chưa xác định được bị can, chờ kết quả giám định, định giá tài sản. Tài sản phải thu hồi trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn tồn đọng lớn, nhiều tài sản phải thu hồi nhưng chưa được làm rõ về tình trạng pháp lý khi tiến hành kê biên, gây khó khăn cho giai đoạn thi hành án.

Tình trạng cán bộ, công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, bị xử lý hình sự diễn ra còn nhiều.

Đánh giá chung, Ủy ban Tư pháp cho rằng, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, nổi lên là các sai phạm lớn ở một số lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản…; phương thức, thủ đoạn phổ biến là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc triển khai thực hiện các dự án để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn… để trục lợi.

Tình trạng này cho thấy việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng thời gian qua mặc dù đã được quan tâm nhưng còn chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhiều biện pháp phòng ngừa còn mang tính hình thức. Tham nhũng tiếp tục xảy ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn diễn ra.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, những sai phạm về tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức. Việc khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ sai không dám làm còn chậm. Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng là thực trạng đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Chấn chỉnh, xử lý tình trạng làm việc cầm chừng, đùn đẩy, sợ sai

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá để phòng, chống có hiệu quả.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Cơ quan thẩm tra kiến nghị tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật; đề cao trách nhiệm, nhất là của người đứng đầu trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, bảo đảm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

Đồng thời, khẩn trương nghiên cứu, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, về xử lý vật chứng là tài sản và tài sản liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử… theo yêu cầu tại các văn kiện, nghị quyết của Đảng.

Kiến nghị tiếp theo là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý tài nguyên, khoáng sản…; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, “tham nhũng vặt”, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tội phạm về tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng; tiếp tục vận động đầu thú, truy bắt các đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài; tập trung chỉ đạo khắc phục những bất cập trong công tác giám định, định giá tài sản, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ủy ban Tư pháp cũng nhấn mạnh yêu cầu tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có kỷ cương, kỷ luật hành chính, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển đất nước. Quan tâm đến các giải pháp chấn chỉnh, xử lý tình trạng làm việc cầm chừng, né tránh, đùn đẩy, sợ sai không dám làm trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.





Nguồn: https://baolangson.vn/tu-phat-hien-tham-nhung-tieu-cuc-trong-noi-bo-chua-chuyen-bien-5021575.html

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Cùng tác giả

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kinh tế tuần hoàn: Cơ hội để doanh nghiệp định hướng phát triển cho tương lai – Báo Lạng Sơn

Theo đại diện Bộ Công Thương, CEAP sẽ có tác động đến bảy nhóm lĩnh vực chính, gồm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, nhóm về pin, bao bì, nhóm về nhựa, dệt may, da giày và một số lĩnh vực khác. Sau 4 năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) đang là động lực lớn thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và EU. Mặc dù có những...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước làm việc với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TW – Báo Lạng Sơn

Buổi làm việc cho ý kiến về một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp; hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi làm việc với Ban Nội Chính Trung ương - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo...

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng đón tiếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Hiệp hội Thương...

Thẩm tra 8 nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, chế độ chính sách trình tại...

- Ngày 27/11, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Tài, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đồng chí Nguyễn Công Trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; thành viên Ban Kinh...

Đại biểu Quốc hội tỉnh góp ý kiến vào Luật Việc làm (sửa đổi) – Báo Lạng Sơn

- Sáng 27/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. Trong phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan...

Kỳ họp thứ 23 (kỳ chuyên đề) HĐND huyện Hữu Lũng: Xem xét, quyết nghị 5 nội dung thuộc thẩm quyền – Báo Lạng...

-  Sáng 27/11, HĐND huyện Hữu Lũng tổ chức kỳ hợp thứ 23 (kỳ chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp, các đại biểu đã được nghe đại diện cơ quan chuyên môn của UBND huyện trình bày tờ trình và báo cáo thẩm tra của các ban HĐND huyện về các nội dung: điều chỉnh bổ sung Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 15/11/2023 của HĐND huyện về thông qua...

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh thẩm tra nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Báo Lạng...

- Sáng 27/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh tổ chức cuộc họp thẩm tra các nội dung trình tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Đồng chí Hoàng Thị Kim Vân, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí: Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phùng Quang Hội, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản muốn đồng hành với Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới – Báo Lạng Sơn

Đại sứ Ito Naoki nhấn mạnh Nhật Bản mong muốn đồng hành và tích cực hỗ trợ Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới cũng như mong muốn cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện sâu rộng hơn nữa. Ngày 27/11, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ ngoại giao lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.” Nhân...

Bắc Sơn: Tập trung chuẩn bị tốt cho đại hội đảng bộ các cấp – Báo Lạng Sơn

- Theo Kết luận số 1932 ngày 25/10/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn Đảng bộ huyện Bắc Sơn là đơn vị tổ chức đại hội điểm đảng bộ cấp huyện và thí điểm bầu trực tiếp bí thư cấp ủy tại đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Hiện, Đảng bộ huyện đang tích cực lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị các nội dung, điều kiện tổ chức đại hội đảng bộ các cấp trên địa bàn. Là đơn...

Quốc hội biểu quyết thông qua 3 luật, 2 nghị quyết và họp riêng về nhân sự – Báo Lạng Sơn

Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ngày 27/11, Quốc hội tiếp tục làm việc trong phiên buổi sáng được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Các đại biểu sẽ biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi); Biểu quyết...

Việt Nam-Đan Mạch tăng cường hợp tác vì một tương lai xanh bền vững – Báo Lạng Sơn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Đan Mạch đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, kinh tế biển, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với ưu tiên phát triển của Việt Nam. Diễn ra từ ngày 24-26/11, chuyến thăm làm việc tại Đan Mạch của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã mang lại những tín hiệu tích cực cho quan hệ hợp tác Việt Nam-Đan Mạch. Trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất