Nữ nghệ sĩ cho biết đã chủ quan khi quảng cáo sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Khi ý thức được hậu quả của sự việc, chị đã liên lạc bên nhãn hàng, nhờ tháo gỡ các video, nhưng việc này không thể chấm dứt ngay vì chưa hết hạn hợp đồng.
Thực tế cho thấy, vụ việc của nghệ sĩ nêu trên không còn là cá biệt. Những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng “dính” ồn ào quảng cáo sản phẩm kém chất lượng. Cũng đã có nữ nghệ sĩ từng phải xin lỗi khán giả khi quảng cáo về một viên sủi thảo dược, là thực phẩm chức năng được giới thiệu là có tác dụng phòng các loại bệnh u xơ, cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, sản phẩm này bị Cục An toàn thực phẩm cảnh báo không đúng công dụng như quảng cáo. Có những nghệ sĩ từng xuất hiện trong clip quảng cáo liệu trình “siêu giảm béo” sai sự thật của một phòng khám tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, có nghệ sĩ quảng cáo tiền ảo, giới thiệu vòng, nhẫn phong thủy, tâm linh.
Có những nghệ sĩ vì ham thù lao mà dễ dãi trong việc tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ chưa có ý thức quan tâm đến khâu thẩm định chất lượng hay thông tin sản phẩm mà chỉ quan tâm đến cát-xê nhận được.
Ðáng chú ý, có những nghệ sĩ vì ham thù lao mà dễ dãi trong việc tham gia quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Họ chưa có ý thức quan tâm đến khâu thẩm định chất lượng hay thông tin sản phẩm mà chỉ quan tâm đến cát-xê nhận được. Họ cho phép đối tác sử dụng tràn lan hình ảnh của bản thân trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Ðiều này cho thấy sự thiếu trách nhiệm đối với niềm tin của công chúng, vì món lợi trước mắt mà phớt lờ quy định pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông, người dân ngày càng có nhiều kênh thông tin để nắm bắt, tiếp xúc và cập nhật tin tức hằng ngày để tìm hiểu những sản phẩm, hàng hóa phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Thế nhưng chính vì có quá nhiều nguồn tin đã dẫn đến tình trạng quá tải, nhiễu loạn thông tin, khiến cho việc chọn lọc ngày càng trở nên khó khăn hơn. Và đây cũng là thời cơ chín muồi cho các đối tượng lợi dụng những nghệ sĩ nổi tiếng và người có ảnh hưởng lớn trong xã hội tiếp tay cho hành vi lừa dối, che mắt người tiêu dùng. Ðiều này cũng dấy lên một hồi chuông đáng báo động về trách nhiệm xã hội của một số nghệ sĩ.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng quy trình xử phạt đối với nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục. Theo đó, các nghệ sĩ, người nổi tiếng… quảng cáo sai sự thật, ngoài xử phạt hành chính sẽ còn có thể bị khóa tài khoản mạng xã hội và hạn chế hình ảnh trên các phương tiện truyền thông.
Cùng với đó, Luật Quảng cáo sửa đổi cũng đang được xây dựng, với kỳ vọng lấp những khoảng trống pháp lý, trong đó có nội dung liên quan người nổi tiếng. Tuy nhiên, cùng với những quy định xử phạt đối với các hành vi quảng cáo sai sự thật, nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét, bổ sung các quy định để ràng buộc những cá nhân, nghệ sĩ khi xuất hiện trong các clip quảng cáo cần phải ý thức được sứ mệnh của mình. Bởi họ không chỉ có nhiệm vụ cống hiến nghệ thuật cho công chúng mà còn phải có trách nhiệm với xã hội, với những người hâm mộ, để giữ gìn hình ảnh của bản thân trước niềm tin công chúng.
Nguồn:https://nhandan.vn/trach-nhiem-cua-nghe-si-trong-doi-song-xa-hoi-post775635.html