Powered by Techcity

Tin tưởng và kỳ vọng về những chuyển biến rõ nét của ngành tư pháp, ngành nông nghiệp

Với các giải pháp mà các Bộ trưởng đã cam kết, với quyết tâm cao của tập thể Chính phủ, sự đồng hành của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tin tưởng lĩnh vực quản lý thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp sẽ có nhiều chuyển biến rõ nét, đi vào thực chất hơn; ngành nông nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục là bệ đỡ vững chắc của nền kinh tế, tạo cơ sở, tiền đề quan trọng để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại.

Tin tưởng và kỳ vọng về những chuyển biến rõ nét của ngành Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn – Ảnh: VGP/ĐH

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm cao, phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Tại phiên chất vấn, đã có 107 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn; 54 lượt đại biểu đã thực hiện quyền chất vấn và 8 lượt đại biểu tranh luận để làm rõ hơn những vấn đề mà đại biểu quan tâm.

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận các đại biểu Quốc hội từ kinh nghiệm hoạt động của mình đã chuẩn bị kỹ các câu hỏi có chất lượng, phản ánh sát thực tế và đời sống, nguyện vọng của cử tri; thực hiện đầy đủ các quy định về cách thức chất vấn, trao đổi, tranh luận, đảm bảo đúng thời gian quy định.

Các bộ trưởng và trưởng ngành tham gia trả lời chất vấn với tinh thần trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực phụ trách và đã giải trình làm rõ thực trạng và đề xuất được nhiều giải pháp đối với các vấn đề chất vấn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đánh giá cao phần trả lời chất vấn, tán thành và ghi nhận các giải pháp, cam kết tại phiên chất vấn này. 

Ngành tư pháp đạt được nhiều kết quả khá toàn diện và quan trọng

Đối với lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm, nỗ lực, trách nhiệm, ngành tư pháp đã đạt được nhiều kết quả khá toàn diện và quan trọng. Từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, Bộ Tư pháp đã có sự chuẩn bị kỹ hơn và có đổi mới cách thức tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua các nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm, bám sát Kết luận 19-KL/TW, Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác thẩm định các dự án luật, nghị quyết của Bộ Tư pháp có nền nếp, trách nhiệm và chất lượng. Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương đã tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phát hiện các văn bản có sai sót, vi phạm quy định về thể thức, nội dung, thẩm quyền; số lượng văn bản được xử lý cao so với giai đoạn trước, góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động đấu giá tài sản được nâng lên. Về cơ bản, việc thực hiện giám định tư pháp đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tố tụng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành tư pháp vẫn còn những hạn chế như việc bổ sung các dự án vào Chương trình xây dựng pháp luật không theo Chương trình tổng thể có chiều hướng tăng hoặc đề nghị sát thời điểm tổ chức kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Một số dự án chưa được nghiên cứu kỹ về phạm vi điều chỉnh, tác động của chính sách. Chất lượng một số dự án luật chưa cao, còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo hoặc quy định không rõ ràng, khó tổ chức thi hành. Tuổi thọ của một số nghị định, thông tư rất ngắn, vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung. Công tác tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền tại một số cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh chưa được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, thường xuyên… 

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các bộ trưởng có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đề ra. 

Trong đó, về công tác lập và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật.

Tập trung khắc phục cơ bản tình trạng chậm hồ sơ, đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội không phù hợp với quy định Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết. Khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết.

Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, đầy đủ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức pháp chế của các bộ, ngành, địa phương; đảm bảo nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật; chủ động kiện toàn tổ chức pháp chế, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và quan tâm chế độ, chính sách cho đội ngũ này. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. 

Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục quán triệt định hướng, yêu cầu của Đảng, Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thi hành pháp luật, thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản pháp luật về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và thi hành pháp luật.

Tăng cường cơ chế giám sát và phản biện xã hội, vai trò giám sát của nhân dân đối với công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường hoạt động kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản; đồng thời, tăng cường công tác tự kiểm tra văn bản của các bộ, ngành, địa phương.

Về công tác đấu giá tài sản, chú trọng tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý các sai phạm, tiêu cực trong hoạt động đấu giá tài sản. Trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản tại Kỳ họp thứ 6. Chỉ đạo kiện toàn đội ngũ đấu giá viên có đủ số lượng, có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích đấu giá trực tuyến.

Về công tác giám định tư pháp, tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Giám định tư pháp, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan.

Tăng cường trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám định tư pháp; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, từng bước kiện toàn đội ngũ giám định viên, bảo đảm đủ số lượng, có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực để xã hội hóa và phát triển lĩnh vực giám định tư pháp.

Tin tưởng và kỳ vọng về những chuyển biến rõ nét của ngành Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ảnh 2.

Phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã diễn ra thành công tốt đẹp – Ảnh: VGP/ĐH

Tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế

Về lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận ngành nông nghiệp có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế. Các cân đối cung – cầu, an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc; nguồn cung, sản lượng lúa gạo, thịt, thuỷ sản đều tăng so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. 

Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan và địa phương ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, quy định của EC về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định và không khai báo (IUU); tạo cơ sở pháp lý để phát triển nghề cá bền vững.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu thị trường trong nước phục hồi chậm, thị trường nông sản xuất khẩu có nhiều biến động, số lượng đơn hàng giảm, giá vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng, kết nối, điều hòa cung – cầu còn bất cập; việc phát triển bền vững nông nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng còn nhiều thách thức…

Đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực

Từ các vấn đề đặt ra, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông sản, cần khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản chủ lực. Cập nhật, phân tích đánh giá thông tin, diễn biến thị trường một cách toàn diện, cẩn trọng để kịp thời phổ biến, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt khó, tận dụng cơ hội thị trường. Củng cố các thị trường hiện có, khai mở các thị trường mới cho nông sản Việt Nam. Tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững.

Theo dõi sát diễn biến thị trường và giá lương thực trên thế giới, có kế hoạch vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng cao; ngăn ngừa rủi ro “bắt sóng xuất khẩu, để hổng thị trường trong nước”. Cần lấy yếu tố bảm bảo chất lượng gạo và thương hiệu, bảo đảm tiến độ giao hàng là giải pháp “sâu rễ, bền gốc”. 

Về khai thác, bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản, cần triển khai thực hiện các chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của thủy sản định kỳ 5 năm; điều chỉnh cơ cấu tàu thuyền đối với một số nghề ở vùng biển phù hợp khả năng cho phép của nguồn lợi thủy sản.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản giai đoạn 2021 – 2030 (sau khi được phê duyệt), Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 2023 – 2030. Rà soát, điều chỉnh, thành lập mới các khu bảo tồn biển cấp quốc gia, cấp tỉnh. Xây dựng chính sách chuyển đổi nghề, chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân sang các nghề khác. Quản lý tốt hạn ngạch khai thác hải sản. Kiện toàn lực lượng kiểm ngư; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong khai thác bất hợp pháp, tiến đến chấm dứt tình trạng này.

Tiếp tục đàm phán, ký kết, phân định vùng biển chồng lấn, vùng chưa phân định giữa Việt Nam với các nước. Điều tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Tiến hành truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu, đặc biệt nhập khẩu bằng tàu container. Tập trung cao điểm xử lý các hành vi vi phạm IUU. Tiếp tục thông tin, truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động cộng đồng ngư dân ven biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ các quy định pháp luật về IUU.

Về chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực: Đôn đốc lập, phê duyệt trong năm 2023 các quy hoạch tỉnh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện; các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên quan có sử dụng đất, đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất, đồng bộ, thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất khu công nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng nhà trái phép. Hài hòa lợi ích giữa các bên trong quá trình chuyển đổi đất đai theo quy hoạch, nhất là bảo đảm cuộc sống cho người bị thu hồi đất.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, từ các chất vấn của đại biểu Quốc hội, nhiều vấn đề tồn tại và đang bức xúc trong xã hội đã được kịp thời xem xét, giải quyết; nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua hoạt động chất vấn, còn giúp phát hiện những bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật cũng như nâng cao trách nhiệm của các bộ trưởng trong việc tìm ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại; tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát rất có hiệu quả của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng rằng, với các giải pháp mà các bộ trưởng đã cam kết, với quyết tâm cao của tập thể Chính phủ, sự đồng hành của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, lĩnh vực quản lý thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp sẽ có nhiều chuyển biến rõ nét, vươn lên tầm cao mới, đi vào thực chất hơn; ngành nông nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục là bệ đỡ vững chắc của nền kinh tế, tạo cơ sở, tiền đề quan trọng để hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nguồn:https://baochinhphu.vn/tin-tuong-va-ky-vong-ve-nhung-chuyen-bien-ro-net-cua-nganh-tu-phap-nganh-nong-nghiep-102230815181227062.htm

Nguồn

Cùng chủ đề

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần ThơTheo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Ảnh minh họa. Chính phủ vừa có báo cáo số 815/BC – CP gửi Quốc hội để giải...

Tạo chính sách đột phá cho nhà giáo

Chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên sẽ là bước đột phá thu hút nhân tài – Ảnh: DUYÊN PHAN Trình bày tờ trình dự luật, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên. Lương phải đủ sức thu hút nhân tài vào giáo dục Theo đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong...

Quốc hội xây “cao tốc chính sách” để giao thông đi trước mở đường

Một ngày tháng 10, dù trời đã vào thu nhưng trên công trường thi công tuyến cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-202, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của miền Trung vẫn khiến những cán bộ thi công đổ mồ hôi ướt đẫm áo. Vừa lấy tay lau vội giọt mồ hôi, anh Lê Văn Quyết (ở Hà Nội, cán bộ phụ trách thi công tuyến...

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn bản quy định chi tiết, bảo đảm hiệu quả triển khai khi 4 luật có hiệu lực...

Rà soát tránh phát sinh xung đột pháp luật Sáng 20/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Phát biểu tại phiên thảo luận của Tổ 13, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn)...

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội XV

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự Kỳ họp – Sáng 15/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể, quyết định 4 nội dung quan trọng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành...

Cùng tác giả

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Đồng USD hạ nhiệt, vẫn neo trên mốc 108 – Báo Lạng Sơn

Tỷ giá USD hôm nay (27-12-2024): Rạng sáng 27-12-2024, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.310 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,18%, hiện ở mức 108,08. Tỷ giá USD hôm nay trên thế giới Đồng USD giảm...

Tòa án Nhân dân huyện Hữu Lũng Học Bác gắn với thực hiện công tác chuyên môn – Báo Lạng Sơn

- Nhờ quán triệt sâu sắc, triển khai thường xuyên, liên tục việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với công tác chuyên môn, thời gian qua, Chi bộ Toà án nhân dân (TAND) huyện Hữu Lũng đã tạo sự chuyển biến rõ nét về đạo đức, lối sống và tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ, đảng viên. Qua đó góp...

Giá xăng dầu hôm nay (27-12): Lao dốc – Báo Lạng Sơn

Giá xăng dầu thế giới hôm nay (27-12) tiếp tục hạ nhiệt đầu phiên. Tuy nhiên, giá có thể tăng nhờ tồn kho dầu của Mỹ giảm. Giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh giảm. Giá dầu thế giới Kết thúc phiên giao dịch ngày 26-12, giá dầu giảm nhẹ, chịu tác động bởi đồng USD mạnh bất chấp kỳ vọng về các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung tại Trung Quốc. Giá dầu Brent giảm 32 cent,...

Cuộc sống kết thành tác phẩm – Báo Lạng Sơn

Hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta xứng đáng là một trong những trang vẻ vang, oanh liệt bậc nhất của lịch sử nhân loại. Điều này lý giải văn chương phi hư cấu (hồi ký, tự truyện, tự thuật...) viết về chiến tranh đang chiếm ưu thế, được độc giả đón nhận. Có trường hợp tác giả đầy ắp vốn sống về đời lính, theo thời gian,...

Kinh nghiệm tinh gọn tổ chức bộ máy, nhìn từ Bộ Công an – Báo Lạng Sơn

Thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã quán triệt, tổ chức thực hiện với tinh thần hết sức nghiêm túc, khẩn trương, quyết liệt. Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương, tổ chức bộ máy Bộ Công an đã được sắp xếp tinh gọn, đội ngũ cán bộ được...

Cùng chuyên mục

Tòa án Nhân dân huyện Hữu Lũng Học Bác gắn với thực hiện công tác chuyên môn – Báo Lạng Sơn

- Nhờ quán triệt sâu sắc, triển khai thường xuyên, liên tục việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với công tác chuyên môn, thời gian qua, Chi bộ Toà án nhân dân (TAND) huyện Hữu Lũng đã tạo sự chuyển biến rõ nét về đạo đức, lối sống và tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ, đảng viên. Qua đó góp...

Kinh nghiệm tinh gọn tổ chức bộ máy, nhìn từ Bộ Công an – Báo Lạng Sơn

Thực hiện chủ trương của Đảng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã quán triệt, tổ chức thực hiện với tinh thần hết sức nghiêm túc, khẩn trương, quyết liệt. Sau 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương, tổ chức bộ máy Bộ Công an đã được sắp xếp tinh gọn, đội ngũ cán bộ được...

Đặc sắc Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024

Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024 với chủ Quảng Ninh – Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực được diễn ra từ ngày 26-29/12 tại Quảng trường Sun Carniva Plaza (TP Hạ Long). Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024 do Sở Du lịch Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các sở, ban,...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ – Báo Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 1138/TTg-KTTH ngày 26/12/2024 chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Văn bản nêu: Ngày 18/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 45/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Căn cứ Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của...

Tiếp tục quán triệt phương châm “giám sát phải mở rộng, kiểm tra phải có trọng tâm trọng điểm” – Báo Lạng Sơn

- Chiều 26/12, Tỉnh ủy tổ chức tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Dự hội nghị có đồng chí Trần Văn Rón, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương và đại diện cơ quan UBKT Trung ương.  Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì...

Cao Lộc: Thông qua Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện – Báo Lạng Sơn

-  Sáng 26/12, Huyện ủy Cao Lộc tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (kỳ chuyên đề) để lấy ý kiến về Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện Cao Lộc. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị huyện Cao Lộc. Trên cơ sở thực hiện kết luận của Trung ương, Nghị...

Lộc Bình: Giao ban thực hiện Quy định số 11 của Bộ Chính trị – Báo Lạng Sơn

- Ngày 26/12, đồng chí Đoàn Thu Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lộc Bình chủ trì Hội nghị giao ban thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và công tác giải quyết đơn thư năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Trong năm 2024, công...

Hội thảo bản thảo cuốn sách Lịch sử truyền thống ngành tuyên giáo tỉnh Lạng Sơn và hội thảo bản thảo cuốn sách Bác...

- Ngày 26/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội thảo bản thảo lần 1 cuốn sách Lịch sử truyền thống ngành tuyên giáo tỉnh Lạng Sơn (1930-2025) và hội thảo bản thảo lần 1 cuốn sách Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Đồng chí Nông Lương Chấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh...

Chi tiết phương án tinh gọn, sắp xếp bộ máy ở Hà Nội – Báo Lạng Sơn

Theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Hà Nội dự kiến còn 18 sở và cơ quan tương đương. Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Dự kiến còn 18 sở và cơ quan tương đương Về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy với các sở, cơ quan tương đương và đơn vị sự nghiệp,...

UBND tỉnh họp báo thường kỳ quý IV năm 2024 – Báo Lạng Sơn

- Sáng 26/12, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý IV năm 2024. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì họp báo. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc; lãnh đạo, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương. Trong năm 2024,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất