Powered by Techcity

Tiến sĩ 9x và hành trình nghiên cứu, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số

Là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, Việt Nam được xem như “mỏ vàng” của ngành nghiên cứu ngôn ngữ trong nước và thế giới. Song kho tàng ấy đang có nguy cơ mai một khi ngày càng nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) không nói và viết được chính ngôn ngữ của dân tộc mình.

Tiến sĩ Tạ Thành Tấn (ngoài cùng, bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng cộng đồng người Arem. (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Tiến sĩ Tạ Thành Tấn (ngoài cùng, bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng cộng đồng người Arem. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Chính điều này đã khiến Tạ Thành Tấn theo đuổi ngành ngữ âm học trong quá trình tu nghiệp luận án tiến sĩ tại Đại học Ottawa (Canada), với ước mơ cháy bỏng: nghiên cứu, bảo tồn và phục hồi các ngôn ngữ DTTS trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề tháng 8 vốn dành cho nội bộ cán bộ và sinh viên Khoa ngữ văn thuộc Trường đại học Sư phạm Hà Nội bỗng trở nên đặc biệt, bởi sự góp mặt bất ngờ của nhiều tên tuổi trong ngành ngôn ngữ học và dân tộc học: Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Nghiệu; Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Minh Toán; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Lanh, Tiến sĩ Tạ Long, cùng nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu đến từ Viện Ngôn ngữ học, Viện Văn học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Đều không hẹn mà gặp, họ đến đây với chung mong muốn được lắng nghe nhà nghiên cứu trẻ Tạ Thành Tấn thuyết trình về lịch sử 4.000 năm hình thành và phát triển âm vực/thanh điệu trong các ngôn ngữ Vietic. Nhưng thứ làm họ quan tâm hơn cả là những lý thuyết, phương pháp nghiên cứu mới được nhà khoa học 9x này vận dụng trong quá trình nghiên cứu, bảo tồn và phục hồi một số thứ tiếng DTTS đang có nguy cơ mai một và tiêu vong trên đất nước ta.

Câu chuyện bảo tồn ngôn ngữ không phải vấn đề mới của ngày hôm nay khi Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản chỉ đạo và hiện thực hóa thành nhiều chương trình trọng điểm lớn xuyên suốt nhiều năm qua. Thống kê từ các công trình ngôn ngữ học uy tín cho biết Việt Nam có khoảng 90 thứ tiếng DTTS. Trong đó, có 31 dân tộc thiểu số có hệ thống chữ viết riêng biệt (1) nhưng tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ dân tộc chỉ là 15,9% (2).

Cuốn sách gối đầu giường của sinh viên ngôn ngữ học hiện nay vẫn là giáo trình Ngữ âm tiếng Việt của Giáo sư, Tiến sĩ Nhà giáo nhân dân Đoàn Thiện Thuật được tái bản liên tục kể từ năm 1977 (cuốn sách được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2010).

Với những ai có đam mê ngôn ngữ học, Ngữ âm tiếng Việt là cuốn sách kinh điển tuy không thể phủ nhận rằng nhiều tri thức trong công trình này đã lạc hậu, bị vượt qua hoặc chưa phù hợp với nghiên cứu ngôn ngữ của một số DTTS. Bản thân Tạ Thành Tấn ý thức rất rõ được điều này sau khi trải qua sáu năm học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Canada.

Tấn chia sẻ, mặc dù đã bảo vệ luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học tại Việt Nam, nhưng anh vẫn phải học lại hầu hết các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ tại Đại học Ottawa. Cũng như phần lớn các trung tâm hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu ngôn ngữ, Đại học Ottawa nhìn nhận ngôn ngữ học như một khoa học liên ngành, thay vì một khoa học xã hội như truyền thống.

Ở Đại học Ottawa, các giáo sư đầu ngành về ngôn ngữ yêu cầu nghiên cứu sinh phải có kiến thức chuyên sâu về sinh học, giải phẫu học, lập trình, tổng hợp và phân tích dữ liệu, thống kê…

Những kiến thức này không chỉ phục vụ cho công tác điền dã, sưu, khảo, lưu trữ ngôn ngữ mà còn đóng vai trò quan trọng với việc phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, sáng tạo phần mềm, điều tra tội phạm, điều trị các tật ngôn ngữ-tư vấn, đánh giá, trị liệu phục hồi chức năng ngôn ngữ-phát triển các chính sách giáo dục-văn hóa-xã hội, thậm chí là truy ngược nguồn gốc lịch sử hình thành tộc người.

Tiến sĩ 9x và hành trình nghiên cứu, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số ảnh 2

Tiến sĩ Tạ Thành Tấn và Giáo sư Ngôn ngữ học Marc Brunelle tại một buổi hội thảo của Đại học Ottawa (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Biết những kiến thức mới là vô cùng quan trọng với công việc, Tấn vẫn không ít lần nản lòng khi sự lãng mạn trong nghiên cứu dân tộc học và ngôn ngữ tộc người thuở trước được thay thế bằng các phương pháp đo đạc máy móc, chính xác nhưng khô khan. Dù vậy, những lời động viên của hai người thầy, cố Giáo sư Nguyễn Văn Lợi và Giáo sư hướng dẫn Marc Brunelle đã giúp Tấn định hình rõ nét hướng nghiên cứu của anh.

Cho đến giờ, Tấn vẫn nhớ mãi lời nhắc nhở cuối cùng mà anh được nghe từ Giáo sư Nguyễn Văn Lợi tại một hội thảo trực tuyến: “Tấn ơi! Về nhanh lên có nhiều việc để làm lắm”.

Công việc mà Giáo sư Lợi nhắc đến chính là bảo tồn và hồi phục những tiếng nói, chữ viết đang dần hư hao, mai một của các cộng đồng DTTS. Trong giai đoạn 2019-2021, Tạ Thành Tấn đã quyết định trở về Việt Nam để thực hiện những chuyến điền dã, dù anh có thể nhờ thầy cô và bạn bè gửi các dữ liệu đã được ghi hình, ghi âm trong thập niên 80, 90 của thế kỷ trước.

Bởi lẽ, chất lượng lưu trữ của chúng đã phần nào bị suy giảm theo thời gian. Đồng thời, trong giai đoạn này, các nghiên cứu, ghi chép về ngữ âm DTTS chủ yếu dựa vào đôi tai của nhà nghiên cứu để xác định thanh, điệu, âm vực của tiếng nói nên có phần cảm tính, chủ quan.

Cuối cùng, máy móc và thuật toán chỉ là phương tiện hỗ trợ con người chứ không thể làm thay con người. Những thôi thúc ấy đã giúp Tấn quyết tâm trở về Việt Nam ngay trong thời điểm Việt Nam và cả thế giới đang đối mặt với dịch Covid-19 với hàng loạt khuyến cáo hạn chế mọi người di chuyển và làm việc tại khu vực công cộng.

Bất chấp những trở ngại về đi lại do tác động của dịch Covid-19, Tấn vẫn thực hiện những khảo sát sâu rộng với cộng đồng người Arem đang sinh sống ở huyện Bố Trạch và người Rục ở huyện Minh Hóa giữa thời điểm đất nước đang đối mặt với làn sóng cao điểm của dịch bệnh, Tấn loay hoay chuẩn bị những phương tiện, cũng như thủ tục giấy tờ cần thiết trong khu cách ly. Để rồi, một mình anh rong ruổi trên chiếc xe máy cũ phi thẳng từ Hà Nội vào Quảng Bình. Ngẫm lại, Tấn cũng thấy mình liều lĩnh vì xuyên suốt hành trình hầu như vắng bóng xe cộ, các hàng quán không mở cửa, liên tục phải xuất trình giấy tờ khi đi qua các chốt kiểm tra.

May mắn cho anh là cán bộ chính quyền địa phương nơi anh đến đều hết lòng giúp đỡ chàng nghiên cứu sinh trẻ. Không những vậy, cán bộ, chiến sĩ tại Đồn Biên phòng Cà Xèng và Trạm Kiểm lâm Thượng Trạch còn hỗ trợ anh nơi ăn, chốn ở và liên hệ người bản xứ để thực hiện nghiên cứu.

Từ nghiên cứu của chính bản thân, Tấn hiểu thêm lý do các nhà khoa học đi trước lại lưu ý tới cộng đồng người Arem và người Rục. Vì dù cả hai tộc người này đều được xếp vào dân tộc Chứt nhưng có tiếng nói và nhiều phong tục, tập quán khác nhau. Trong đó, cộng đồng người Arem đang có nguy cơ biến mất với dân số chỉ còn khoảng 500 người. Đáng nói hơn, theo điều tra cá nhân của Tấn, chỉ chưa đến 10 người Arem có thể nói được ngôn ngữ của mình.

Trong lần trở về này, người thầy kính yêu mà anh hết mực tôn trọng là Giáo sư Nguyễn Văn Lợi đã qua đời để lại mất mát to lớn cho ngành ngữ âm học, đồng thời buộc người học trò trẻ tuổi phải nỗ lực hơn nữa khi thiếu vắng những lời chỉ dạy.

Những nỗ lực của Tấn rút cục cũng được đền đáp lại. Hai cộng đồng người Arem và người Rục ở Bố Trạch và Minh Hóa đã xóa dần những e ngại, ngờ vực ban đầu với người thanh niên xa lạ để giúp anh xây dựng được nguồn ngữ liệu quý.

Không chỉ vậy, bằng những phân tích thông qua các phương tiện kỹ thuật, ứng dụng nghiên cứu hiện đại, Tấn bắt có thêm nhiều bằng chứng tin cậy để khẳng định mối liên hệ giữa các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Vietic (còn gọi là ngữ chi Việt-Chứt của ngữ hệ Nam Á), khi dấu vết về mặt ngữ âm chỉ ra nhiều sự tương đồng giữa ngôn ngữ Việt cổ các với ngôn ngữ Nam Á.

Đây là những giả thuyết của các nhà khoa học uy tín như Haudricourt, David Thomas, Ferlus, Diffloth, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Ngọc San, Nguyễn Văn Lợi, Trần Trí Dõi, Chamberlain, những lý thuyết vẫn cần được chứng minh bằng những chứng cứ khoa học hệ thống và chắc chắn hơn. Điều này đã khiến Tấn vững tâm trên con đường của mình.

Từ đây, Tấn đã công bố gần 20 công trình, bài viết khoa học về ngữ âm tộc người, phương ngữ tại Việt Nam được cộng đồng học thuật trong nước và quốc tế đánh giá cao. Trong đó, Luận án tiến sĩ Register and Tone Developments in Vietic Languages được hội đồng giám khảo nhận xét là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ ở Việt Nam có chất lượng tốt nhất kể từ Luận án của Tiến sĩ John Phan Dương (hiện đang là Phó Giáo sư Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á, Đại học Columbia).

Ở Việt Nam, những người được tiếp xúc với luận án này như Giáo sư Vũ Đức Nghiệu cũng có chung nhận định này.

Tiến sĩ 9x và hành trình nghiên cứu, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số ảnh 3
Luận án tiến sĩ Register and Tone Developments in Vietic Languages của Tạ Thành Tấn được bảo vệ thành công tại Đại học Ottawa, Canada, 2023 (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Với thành quả đã đạt được, Tấn có thể chọn cho mình con đường ở lại Canada cùng công việc và mức thu nhập cao. Nhưng lời hứa với những người thầy của mình cũng như khát khao để những tiếng nói DTTS tiếp tục được vang lên trên khắp các miền lãnh thổ Việt Nam đã hối thúc anh trở về quê hương.

Hy vọng rằng, những hành trình nghiên cứu, bảo tồn và hồi phục thanh, âm của Tấn sẽ có sự chung sức của các nhà nghiên cứu trẻ. Vì họ không chỉ là đại diện của ngành ngôn ngữ học tương lai mà còn là niềm hi vọng để các ngôn ngữ DTTS được “sống” trong phong tục, tập quán và văn hóa tốt đẹp của các tộc người anh em trên dải đất Việt Nam.

Nguồn:https://nhandan.vn/tien-si-9x-va-hanh-trinh-nghien-cuu-bao-ton-ngon-ngu-dan-toc-thieu-so-post768900.html

Nguồn

Cùng chủ đề

Độc đáo nét văn hóa truyền thống trong nghệ thuật chuyên nghiệp

– Không chỉ xuất hiện trên các sân khấu tại địa phương hay trong các hoạt động văn nghệ quần chúng, nhiều năm qua, những làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, trang phục nguyên bản đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã được các nhạc sỹ, biên đạo của Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật (VHNT) tỉnh khéo léo đưa vào chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp. Tiết mục múa sư tử mèo được...

Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng năm 2024: Không gian văn hóa đặc sắc dịp đầu xuân

– Với chủ đề “Lung linh sắc đào – Toả sáng vươn xa”, Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng sẽ diễn ra từ ngày 26/1 đến ngày 9/3/2024 (từ 16 tháng Chạp năm Quý Mão đến 29 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Hiện nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được các cấp, ngành và các đơn vị liên quan phối hợp gấp rút triển khai, chuẩn bị. Ban Giám khảo cuộc thi vườn đào đẹp và...

Bắc Sơn: Phát huy vai trò của hội nông dân trong xây dựng đời sống văn hóa

Đội bóng Hội Nông dân huyện Bắc Sơn tham gia thi đấu giải bóng chuyền hơi chào mừng thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X – “Qua theo dõi cho thấy, những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH)” và đạt nhiều kết quả tích cực. Qua đó, góp...

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam

– Sáng 22/12 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam. Đây là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lạng...

Best Of 2023 trở lại, Hà Trần, Phan Mạnh Quỳnh và nhiều nghệ sĩ góp mặt

Zing MP3 – Nền tảng nhạc số hàng đầu Việt Nam – chính thức khởi động chiến dịch tổng kết và vinh danh các nghệ sĩ và ca khúc Việt thường niên mang tên Best Of 2023. Best Of 2023 – Âm nhạc của “đồng hành & cộng hưởng” Là nền tảng nghe nhạc trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam, Zing MP3 sở hữu trên 98% bản quyền nhạc Việt khi kết nối hợp tác với mạng lưới các hãng...

Cùng tác giả

Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát chuyên đề tại huyện Hữu Lũng về xây dựng nông thôn mới – Báo Lạng Sơn: Tin...

  - Sáng 20/9, Tổ đại biểu HĐND tỉnh trúng cử tại huyện Hữu Lũng giám sát chuyên đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TU ngày 8/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh trúng...

Gần 100 đại biểu tham gia Hội thảo công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin...

- Ngày 20/9, Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Dự hội thảo có gần 100 đại biểu là đại diện một số sở, ngành và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Hội thảo nhằm phổ biến các điểm mới của Luật Bảo vệ...

Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác,...

  - Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh nhiệm kỳ 2024 – 2026.         Dự đại hội có các đồng chí: Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác NCT tỉnh; Nguyễn Hoàng Tùng, Ủy viên...

Kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt từ Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

DOC đã tiến hành thủ tục rà soát cuối kỳ nhanh (expedited sunset review) diễn ra trong vòng 120 ngày do không nhận được phản hồi hoặc trả lời của các doanh nghiệp bị đơn có liên quan. Ngày 20/9, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận cuối cùng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất lệnh áp thuế chống bán phá giá...

Lạng Sơn: Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm

Lễ hội nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế về du lịch và những chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển du lịch nói chung, quảng bá tiềm năng, lợi thế du lịch huyện Hữu Lũng. Với chủ đề “Đồng Lâm - Thảo nguyên xanh,” Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024 (tỉnh Lạng Sơn) dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25-26/10/2024. Theo Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm...

Cùng chuyên mục

Bế mạc lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Văn Quan – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

- Tối 19/9, Ban Tổ chức lớp tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 tổ chức bế mạc lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan. Thực hiện Quyết định số 328 ngày 6/8/2024 của Ban Tổ chức lớp tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 về việc...

Trao tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản 2023 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Theo báo cáo của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TW, đợt xét tặng thưởng năm 2023 có 118 tác phẩm được các cơ quan, đơn vị gửi đề nghị Hội đồng xét tặng thưởng. Tối 19/9, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm...

Tổng kết, bế giảng lớp truyền dạy, phục dựng múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tại huyện Bình Gia – Báo Lạng Sơn:...

- Chiều 19/9, tại xã Hồng Phong, huyện Bình Gia, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức tổng kết, bế giảng lớp truyền dạy, phục dựng múa sư tử dân tộc Tày, Nùng trên địa bàn xã Hồng Phong. Lớp truyền dạy, phục dựng múa sư tử dân tộc Tày, Nùng trên địa bàn xã Hồng Phong, huyện Bình Gia khai giảng vào ngày 2/8/2024 với 30 học viên. Học viên là học sinh Trường...

Các cấp hội nông dân: Triển khai hiệu quả phong trào xây dựng đời sống văn hóa – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới...

- Những năm qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH)”.  Thời gian qua, phong trào “TDĐKXDĐSVH” ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Có được kết quả đó, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các cấp hội nông dân. Nhờ thực hiện tốt phong trào...

Báo chí xây dựng trận địa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Với sự bùng nổ thông tin trên mạng xã hội như hiện nay, các chuyên gia cho rằng báo chí cần phải đầu tư vào công nghệ truyền thông hiện đại để tăng sự hiện diện của dòng tin chính thống trên mạng. Xuyên suốt chiều dài gần 100 năm hình thành và phát triển, báo chí chính thống luôn nắm giữ vai trò dẫn dắt dòng chủ lưu thông tin trong đời sống, có sứ mệnh xung kích trên...

Những hoạt động thú vị vào dịp Tết Trung Thu ở Việt Nam – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy...

Bánh Trung Thu được làm từ nguyên liệu truyền thống như gạo nếp, đậu xanh, dừa, hạt sen, vừng, mứt trái cây…, trong khuôn đặc biệt để tạo nên hình dạng đẹp mắt với hai loại là bánh dẻo và bánh nướng. Tết Trung Thu ở Việt Nam là sự kết hợp giữa truyền thống, văn hóa và tinh thần cộng đồng. Từ việc làm và rước đèn lồng đến thưởng thức bánh Trung Thu và xem múa lân, mỗi...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trung thu không xa cách” ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ – Báo Lạng Sơn: Tin tức...

Phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, hướng đến ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, đặc biệt là các em nhỏ, Nhà hát Kịch Việt Nam cùng nhiều nghệ sĩ chung tay tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trung thu không xa cách” vào ngày 17/9 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Toàn bộ các tiết mục được các nghệ sĩ biểu diễn miễn phí. Số tiền bán vé, tiền...

Tết Trung thu lưu truyền giá trị nhân văn – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Từ Tết của người lớn, chuyển thành Tết của trẻ em, đó là giá trị nhân văn lớn nhất của Tết Trung thu hằng năm ở Việt Nam. Trung thu là giữa mùa thu, khi những ngày nóng bức cuối cùng của mùa hè, những cơn mưa ngâu xối xả của tháng đầu thu (tháng Bảy) vừa qua đi, trời chuyển sang khô ráo, mát mẻ với nắng vàng, gió heo may; đặc biệt là trời rất trong và xanh,...

Nguyễn Cao Kỳ Duyên giành danh hiệu Miss Universe Việt Nam 2024 – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất, chính xác, uy tín

Xuất sắc vượt qua 19 thí sinh còn lại, cựu Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên, cô gái đến từ thành phố Nam Định đã giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi Miss Universe Việt Nam 2024. Các vị trí Á hậu 1 thuộc về thí sinh Nguyễn Quỳnh Anh (Hà Nội), Á hậu 2 thuộc về Vũ Thúy Quỳnh (Điện Biên). Nguyễn Cao Kỳ Duyên sinh ngày 13/11/1996 tại Nam Định, là người mẫu và cựu...

Ngày hội kết nối “tài nguyên” di sản công viên địa chất giữa các quốc gia – Báo Lạng Sơn: Tin tức mới nhất,...

Từ ngày 12 đến 15-9, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hơn 600 đại biểu, khách quý trong nước, quốc tế đến dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) châu Á-Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng (APGN-8) cùng thắp lên tình đoàn kết, chia sẻ, hợp tác, kết nối “tài nguyên” di sản CVĐC toàn cầu giữa các quốc gia. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim...

Tin nổi bật

Tin mới nhất